Cánh Bướm Của Màn Đêm

Chương 23: Lên văn phòng



Chúng tôi chỉ mất năm phút là đến trường rồi, mới bước xuống xe tôi định mua cái gì uống nhưng không ngờ là cô giáo chủ nhiệm lại mời tôi lên văn phòng.

Chưa uống một giọt nước nào mà phải lên văn phòng thì tôi dự cảm có chuyện chẳng lành xảy ra rồi.

Nhưng cũng may có Ngôn Tình đi mua dùm tôi rồi, còn Miêu Tuệ Ngữ thì dìu tôi đi lên văn phòng.

Chúng tôi mới đi đến cửa của văn phòng thôi thì đã nghe tiếng cãi nhau của các thầy cô trong ấy rồi, nội dung cuộc thảo luận thì không ngoại dự đoán của tôi là mấy, chắc đang định đuổi cổ tôi ra khỏi trường đây mà.

Nhưng tôi sợ sao đuổi thì bà đi trường khác học. Hít một hơi thật dài tôi hiên ngang đẩy cửa bước vào trong.

– Em đến rồi à, mời em ngồi. Xin giới thiệu với em luôn tôi là hiệu trưởng của trường phổ thông Trần Huy, Lý Đức Hải.

– Hôm nay hợp mặt còn có phó hiệu trưởng của trường là Đinh Thị Thu Quyên cùng các thầy cô khác của trường chúng ta, tất cả là mười lăm người.

Tôi với Miêu Tuệ Ngữ chưa kịp ngồi vào ghế nữa mà thằng cha Hiệu trưởng này đã thao thao bất tuyệt rồi, ông ta không chờ tôi ngồi xuống rồi nói không được à.

Thôi không so đo với ông ta, tôi ngồi im nghe thầy ấy mở lời về việc của tôi thì tính tiếp.

– Về việc làm của em tôi đã tính hết rồi, tuy là việc em làm trong nhà vệ sinh nhưng lại ảnh hưởng đến danh tiếng của trường học nên tôi quyết định là hạ hạnh kiểm của em xuống em thấy thế nào?

Ồ, chưa có lời giải thích từ tôi mà mấy thầy mấy cô đã quyết định như thế rồi cà, suy nghĩ một chút tôi định nói lên quan điểm của mình thì bỗng dưng có một giọng nói the thé của một cô giáo bộ môn lại lên tiếng.

– Tôi đề nghị nên đuổi em Hứa Nguyệt này ra khỏi trường học, việc của em ấy đã lan rộng ra đến cả trường khác rồi. Nếu chúng ta giữ em ấy lại thì có khả năng các học sinh khác sẽ có phản đối.

Người vừa lên tiếng là một cô giáo tên Thơ, tên đầy đủ là Nguyễn Anh Thơ là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn ở lớp 11b2.

Tôi không rõ cô ấy vì chính nghĩa hay vì ghét tôi nữa, sao lại đưa ra đề nghị kinh người như thế.

– Dạ, thưa thầy hiểu trưởng và các thầy cô khác. Em xin nói một vài lời đây ạ. Cái vụ việc của em chỉ một cái hiểu lầm thôi chứ không có gì bàn hay hợp mặt mà xử em cả.

– Ơ, em định chối đấy à? Bàn chứng là tấm ảnh em được người ta ôm trong nhà vệ sinh rành rành thế kia mà em vẫn ngụy biện được sao? Đúng là một học sinh tệ hại mà. – Cô Thơ lại lên tiếng chỉ trích tôi, các thầy cô khác cũng từ từ nghị luận ồn ào.

– Em ấy là học sinh của thầy à. – Một cô giáo nào đó hỏi người bên cạnh.

– Nó mà là học sinh cũ tôi thì tôi đã đuổi thẳng cổ nó ra ngoài mà không cần xin phép rồi. – Người trả lời là một ông thầy đã lớn tuổi vì tôi nghe tiếng ông ấy hơi khàn.

Còn có rất nhìu tiếng nghị luận in ỏi nữa, nhưng đa số thì nó đều nhắm vào tôi cả. Nếu mà không có thầy hiệu trưởng ở đây chắc họ đã lấy thước rượt đuổi tôi ra ngoài đường rồi.

– Im lặng! Để em ấy nói, trường học chúng ta phải công bằng chứ không thể quyết định từ một phía được. – Thầy hiệu trưởng đập bàn cái khiến cho tiếng nghị luận phải lắng xuống.

– Em không thể nhìn thấy cái hình đó nhưng mà em nói này, nếu mà nó chỉ là nói em với người yêu em ôm nhau trong nhà vệ sinh nam thôi thì sao? Các thầy các cô có thấy em đã làm bậy bạ gì trong đó bao giờ chưa? Và em đã học cái trường này đã chín năm rồi có lời đồn em dụ dỗ ai đó vào cái trường này để làm bậy chưa?

Tiếng nói của tôi vang vọng khắp văn phòng này khiến cho mọi người phải á khẩu không nói được gì, nhưng một lúc lâu cũng có người lên tiếng phản bác.

– Thế thì về bài viết và những lời nói của các học sinh trong trường thì sao? Tất cả các bạn ấy đều nói dối sao? – Một thầy giáo bộ môn nào đó lên tiếng hỏi.

– Bài viết? Người ta ghét em thì viết cái gì chả được nhưng điều em thất vọng chính là ban giám thị của trường này, không đều tra cho rõ ràng mà bất học sinh lên đây để nhận phạt thì quá vô lý rồi đó.

Tôi cũng không biết là hôm nay ăn gì mà tôi có thể lý luận chặt chẽ như thế nữa, chắc là do sức của chịu đựng của tôi có giới hạn nên bây giờ đứng lên khởi nghĩa nhỉ.

– Em dám nói…

– Thôi được rồi chúng tôi sẽ làm rõ chuyện này nhưng mà trước tiên em phải viết một bản kiểm điểm mới được.

Thầy hiệu trưởng lên tiếng cắt ngang tiếng nói của một bà cô giáo dạy bộ môn nào đó mà tôi không biết.

– Hình như chuyện này nhà trường chưa làm rõ nên chưa biết bạn em sai ở đâu, bạn em cũng không thể viết kiểm điểm được vì nếu viết sẽ đồng nghĩa là chúng em sai. – Miêu Tuệ Ngữ cũng tham chiến đứng về phía tôi đây mà.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.