Khoảng thời gian này với tôi trải qua vô cùng khó khăn và tồi tệ. Người bạn từng rất thân, đồng hành cùng nhau trong hầu hết mọi chuyện bỗng một ngày lại chẳng thể nói chuyện, ngồi cạnh nhau nhưng lại phải xem như không khí mà lờ đi, làm sao có thể không khó chịu?
Bình thường, trong giờ học, cứ dăm bảy phút tôi lại quay sang Ngọc nói nhăng nói cuội, giờ lại giống như một chiếc chai bị bịt kín miệng, nghẹn ở trong lòng. Có hôm, trong tiết Toán, tôi theo thói quen định quay sang than vãn với nó về mấy bài tập khó nhằn, tiện thể nói xấu thầy Nam một chút lại chợt nhớ ra bọn tôi vẫn còn đang giận nhau nên đành thôi.
Bạn bè xung quanh nhanh chóng phát hiện điều khác lạ ở hai đứa bọn tôi, nhiều lần hỏi thăm, khuyên giải nhưng cuối cùng cũng đành chịu thua trước sự cứng đầu của tôi và Ngọc.
Tôi bắt đầu đi cùng và nói chuyện nhiều hơn với hội của Vi, chăm sóc Vi hệt như cái cách tôi đối với Ngọc lúc trước, đặc biệt là khi có Ngọc ở gần. Ngọc cũng chẳng thua kém, thường đi cùng mấy người bạn mới, có cả trai lẫn gái, nói cười rất vui vẻ. Cứ giờ ra chơi đến, bọn họ lại sang lớp rủ rê nó, xong lại cùng nhau đi đâu mất, đến tận khi vào học mới thấy mặt.
Trong lúc tôi đang nhìn theo Ngọc theo đám bạn mới rời khỏi lớp, Gia Bảo ở phía sau chép miệng, nói vu vơ:
“Mày xem bọn nó như thế này… có giống một cặp tình nhân đang chiến tranh lạnh không? Cố gắng làm tổn thương đối phương nhưng lại để ý đến người ta hơn bất cứ ai.”
Hoàng Dung – cô bạn ngồi cạnh Bảo nhanh chóng hùa theo:
“Mày nói tao mới để ý, giống thiệt nha!”
Lớp trưởng Ngọc Anh cũng góp vui:
“Ừ, đúng là giống thật.”
Tôi quay lại, lớn tiếng “dằn mặt”:
“Tao nghe thấy đó nha!”
Tôi có như vậy sao? Rõ ràng tôi chỉ muốn cho mọi người thấy không có “người đó”, tôi vẫn sống rất tốt, mỗi ngày đều vui vẻ thôi mà.
*****
Tính từ ngày họp hôm tôi cáo bệnh, lễ thành lập trường chỉ còn cách bọn tôi nửa tháng.
Buổi họp hôm trước gói gọn trong mấy tin sau:
Thứ nhất, vì là kỉ niệm 30 năm thành lập trường và là năm đầu tiên nhậm chức của thầy Hiệu trưởng mới nên năm nay ngoại trừ phần “Lễ” được tổ chức long trọng vào buổi sáng, còn có thêm phần “Hội” với các gian hàng ăn uống, vui chơi, hát nhảy được tổ chức ngay sau đó do mấy thầy cô giáo trẻ quản lý;
Thứ hai, mỗi lớp chỉ cần có đủ 20 người tham dự, không cần phải đi hết.
Thứ ba, thầy chủ nhiệm của bọn tôi và Tường Vi được chọn làm MC cho phần “Lễ” vào buổi sáng;
Thứ tư, mỗi lớp 9 chọn một bạn nữ đứng ở cổng chào, đeo huy hiệu kỉ niệm cho khách;
Nói tóm lại, những việc này chẳng có mấy liên quan với tôi. Việc chọn người đứng ở cổng chào đương nhiên sẽ ưu tiên những bạn nữ xinh đẹp, cao ráo vì dù sao đó cũng là gương mặt đại diện cho học sinh của trường. Tôi tuy không xấu lắm, nhìn cũng thuận mắt nhưng lại thấp bé, không đủ tiêu chuẩn nên chắc chắn sẽ không bị chọn. Bọn lớp tôi sau khi nghe thấy có phần “Hội” có vẻ hứng thú lắm, thế nào cũng tự nguyện đăng kí, cũng chẳng đến lượt tôi phải đi. Ngẫm đi ngẫm lại, chẳng có việc liên quan đến tôi cả. Vậy nên, tôi cứ bình thản mà sống, mặc cho mọi người làm gì thì làm, tôi vẫn chỉ chuyên tâm vào việc học hành của mình, dù sao tuần sau vẫn còn mấy bài kiểm tra đang đợi tôi.
***
Cuộc đời quả thật là những chuỗi ngày không thể lường trước. Một cô gái chỉ cao vỏn vẹn 1m38, lọt thỏm giữa những cô bạn xinh đẹp, cao ráo của lớp như tôi lại được chọn đi đứng ở cổng chào.
Lúc này, tôi nên cảm thấy vinh hạnh mới đúng nhỉ, sao lại muốn khóc vậy chứ?
Quả nhiên, đám con gái được chọn đi từ các lớp đều là những cô bạn có chiều cao và vóc dáng khá ấn tượng.
“Đội hình này…”
Cô giáo phụ trách khoanh tay trước ngực, nhướn mày nhìn bọn tôi, bỏ lửng câu nói.
“Có hơi kì cục.”
Thầy Hưng, người cũng được giao nhiệm vụ đảm đương công tác chuẩn bị cho buổi lễ ở bên hoàn thành nốt câu nói còn dang dở của người đồng nghiệp.
Đội hình của bọn tôi lúc này quả thật có hơi kì cục và điểm kì cục đó chính là tôi. Nắm bắt cơ hội này, tôi rụt rè đưa tay xin nói:
“Hay là mình đổi người đi ạ.”
Thầy Hưng và cô giáo ấy cũng gật đầu tán thành. Tôi “mở cờ trong bụng”, chuẩn bị rời khỏi hàng, thay thầy chủ nhiệm của bọn tôi chọn ra một cái tên giữa “rừng” người đẹp của lớp mình.
Thầy Hưng chỉ về phía cô bạn đứng đối diện tôi gọi:
“Ngọc Thảo, em về lớp kêu Nhật Khanh xuống đây đi.”
Cô bạn đáp “vâng” một tiếng rồi chạy đi mất. Tôi thật sự cảm thấy có lỗi với cô gái kia, chỉ vì tôi “phá” đội hình mà cô ấy lại mất đi cơ hội.
Chẳng mấy chốc, cô gái khác có dáng người thấp ngang tôi xuất hiện, thế chỗ cho cô bạn khi nãy.
Dường như đối với các cô gái ở đây, việc được đứng ở cổng chào đón mọi người là một điều rất vinh hạnh. Nhìn khắp xung quanh, trông ai cũng tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết, chỉ có mình tôi cảm thấy việc bị chọn lần này thật xui xẻo. Thái độ đối làm việc của cô bạn Nhật Khanh kia cực tốt, ngay cả một người chỉ muốn được về lớp như tôi cũng bị cô ấy ảnh hưởng, tâm trạng đã tốt hơn trước một chút.
Mang theo tâm trạng ai oán và khao khát sớm được về lớp, mặc cho những cô bạn kia nói chuyện rôm rả như nào, tôi cũng chỉ ngồi một mình, thưởng thức niềm vui của một kẻ hướng nội nhút nhát. Rào cản ngăn cách bọn tôi không phải là sự xấu tính của mấy cô bạn ấy mà là sự tự ti chết tiệt của tôi. Tôi gần như không cách nào hòa nhập với hội ấy, còn chẳng dám bước chân vào cuộc trò chuyện của đám bọn họ.
Nhật Khanh lại khác, cô ấy sẵn sàng bắt chuyện với tất cả mọi người, cả người tỏa ra một luồng năng lượng tích cực – thứ mà tôi cố gắng bắt chước nhưng lại chẳng thể làm được.
Tôi mặc kệ đám người đang cười nói vui vẻ, gạt đi sự ghen tị ở trong lòng, chìm đắm vào thế giới riêng của mình.
Chợt, một giọng nữ dễ thương vang lên bên tai:
“Cậu đang làm gì vậy?”
Mãi chăm chú phá phách mấy chú kiến nhỏ ở dưới đất, tôi thuận miệng đáp luôn, còn không nhìn xem là ai hỏi:
“Nghịch kiến.”
Nói xong, nghĩ lại, tôi lập tức dừng ngay hành động ngớ ngẩn của mình. Ngẩng đầu lên nhìn Nhật Khanh, tôi cười ngại ngùng, sửa lời:
“À… không có làm gì hết.”
Cô bạn chẳng câu nệ gì cả, cứ thế ngồi bệt xuống khoảng đất cạnh tôi, thoải mái bắt chuyện:
“Cậu tên là gì?”
Tôi ngượng nghịu đáp:
“Mình tên Vân Anh.”
Nói chuyện với người không quen biết, lúc nào cũng khiến tôi lo lắng và thấp thỏm, biểu cảm không được tự nhiên. Dù sao tôi đã được sống trong vùng an toàn quá lâu, vây quanh bởi những người thân quen, ít khi làm quen người bạn mới nào mà không dựa trên mối quan hệ có sẵn cho nên sợ hãi, ngại ngùng cũng là điều hiển nhiên.
“Tớ tên Nhật Khanh.”
Tôi chỉ khẽ “ừm” một tiếng rồi lại chẳng biết nói gì khiến cho cuộc trò chuyện chưa bắt đầu đã có nguy cơ kết thúc sớm.
Cô bạn kia vẫn kiên trì tiếp tục “cuộc thi vấn đáp” với tôi.
Nhật Khanh: “Cậu học lớp mấy?”
Tôi: “9A8.”
Nhật Khanh: “Mình học 9A9, kế bên lớp cậu đó. Chủ nhiệm lớp cậu là thầy Hải Nam dạy Toán phải không?”
Tôi: “Ừm.”
Nhật Khanh: “Chủ nhiệm lớp tớ thì là thầy… Mà cậu biết là ai không?”
Tôi lơ đãng đáp: “Mình không biết.”
Nhật Khanh: “Là thầy Hưng dạy thể dục.”
Tôi lại thuận miệng đáp: “Không biết.”
Thầy Hưng dạy thể dục lớp tôi là chủ nhiệm lớp kế bên, cứ lo suy nghĩ vẩn vơ nên tôi buột miệng đáp bừa.
Nhật Khanh nhiệt tình giới thiệu cho tôi:
“Thầy Hưng dạy thể dục lớp mấy cậu là giáo viên chủ nhiệm của lớp bọn tớ đấy.”
Tôi: “Ừm.”
Cuộc trò chuyện lại rơi vào trầm lặng.
Cô bạn kia sau mấy giây không nói gì lại dùng thái độ chắc nịch nhận xét:
“Cậu lạnh lùng thật!”
Lạnh lùng? Tôi sao? Đây là lần đầu tiên tôi được người khác dùng hai từ “lạnh lùng” để bình phẩm đấy.
Nhật Khanh lại tiếp tục nói:
“Học sinh lớp thầy Nam nên tính cách cũng lạnh lùng như thầy ấy vậy.”
Sau khi nghe xong lời này của cô ấy, tôi không nhịn được mà phì cười.
Cô gái này gan thật, vậy mà lại dám nói xấu thầy chủ nhiệm của tôi ở trước mặt tôi, không sợ tôi là “con cưng” của thầy ấy sao?
Tôi lên tiếng biện minh cho mình:
“Thầy ấy lạnh lùng thật, nhưng mình không có như vậy đâu!”
Tôi lớn tiếng phản bác thu hút sự chú ý của các cô gái ngồi ở gần đó sang hướng bọn tôi. Nhân cơ hội này, Nhật Khanh kéo tôi vào “hội bà tám” của mấy cô gái.
Có cô bạn bắt chuyện với tôi:
“Cậu ít nói ghê. Từ lúc xuống đây đến giờ, mình chưa thấy cậu nói được mấy câu.”
Cô bạn khác tiếp lời:
“Cậu học 9A8 của thầy Nam phải không? Lạnh lùng y thầy ấy luôn.”
Tôi xấu hổ, nhỏ giọng giải thích:
“Mình… chỉ là mình cảm thấy hơi ngại nên… nên mới…”
Hai cô bạn ấy “à” một tiếng. Tôi sợ người ta không tin nên nói tiếp:
“Thật ra thì… mình bị ép phải xuống đây, nên với công việc này… mình chẳng mặn mà cho lắm. Hơn nữa, tự nhiên lạc giữa dàn mĩ nữ như các cậu nên mình cảm thấy hơi… hơi ngại.”
Khi nghe tôi nói xong, Nhật Khanh ra chiều ngạc nhiên, hỏi lại:
“Không phải việc đứng ở cổng chào này là tự nguyện đăng kí hả? Từ danh sách đăng kí, thầy Hưng của bọn tớ mới chọn ra một người đi tham gia. Lớp cậu không vậy hả?”
“Lớp tớ còn vì chuyện này mà tranh đến sức đầu mẻ trán ấy.”
Một cô bạn trong nhóm cũng lên tiếng. Mọi người trong vòng tròn ai cũng gật gù tỏ ý đồng tình.
Tôi ủ rũ đáp bằng bộ dạng thiếu sức sống:
“Lớp mình là điểm mặt gọi tên. Mình còn chẳng nghĩ mình được chọn, vậy mà… tự nhiên giờ mình lại đứng ở đây này.”
Nhật Khanh gật gù, cảm thán:
“Quả nhiên cách làm việc của thầy Nam thật sự… rất độc đáo.”
“Công nhận.”
Tôi cũng gật gù theo cô ấy, giơ cả ngón cái để phụ họa.
Và như thế, tôi đã có thêm mấy cô bạn vừa xinh đẹp, vừa đáng yêu nhờ vào việc “nói xấu” thầy chủ nhiệm của mình.
Cũng chỉ vì sự tự ti của mình, tôi đã bỏ lỡ rất nhiều thứ. Tôi rất ghét nó nhưng lại chẳng thể khắc phục. Lần này, nếu không có Nhật Khanh, có lẽ cho đến tận khi buổi lễ kết thúc, tôi cũng chẳng nói được mấy câu với bọn họ, chỉ có thể đứng bên ngoài xem người khác cười nói vui vẻ với nhau.
Trong quá trình trưởng thành, tôi vẫn luôn thay đổi từng ngày, cố gắng bỏ đi những thứ tiêu cực, trở thành một phiên bản tốt nhất của mình. Nhưng, cuộc hành trình này quá đỗi khó khăn, có nhiều thứ mãi đến sau này, tôi vẫn không thể bỏ được, chỉ có thể cố gắng giảm đi vài phần.
***
Ba ngày đầu, chúng tôi được gọi đi ngay cả khi tiết học vẫn đang diễn ra. Tuy các thầy cô thông cảm cho đi nhưng đương nhiên vẫn sẽ ngầm có ác cảm với việc này. Có lần, tôi bị gọi đi vào tiết của thầy Nam, trước khi tôi rời khỏi lớp, thầy ấy còn ném cho tôi một ánh nhìn không mấy vui vẻ.
Những ngày sau đó, mọi thứ đều được dời vào giờ ra chơi hoặc giờ ra về. Sau sáu ngày tập huấn, chúng tôi không còn bị làm phiền sau giờ học nữa.
Công việc của đám con gái đứng ở cổng chào bọn tôi vốn cũng chẳng có gì khó nhưng quan trọng là sẽ được ghi hình, đăng lên kênh Y và trang F của trường. Cho nên, với một người sợ đám đông và cả máy ảnh như tôi, công việc này chính là một cực hình.
Nhiệm vụ của chúng tôi là làm mấy chuyện vặt vãnh như sau:
– Đứng ở cổng, chào mừng khách mời;
– Gài huy hiệu kỉ niệm cho khách và các thầy cô;
– Mang hoa và quà lên sân khấu để ban Giám hiệu trao cho các thầy cô, cán bộ của trường.
Không giống như mấy năm trước, năm nay, trường tôi không còn dùng mấy tờ giấy in hình dán băng keo hai mặt ở phía sau mà chuyển hẳn sang dùng huy hiệu gài áo bằng kim loại được thiết kế tỉ mỉ và đẹp mắt để làm quà lưu niệm cho khách đến tham dự. Vậy nên, bọn tôi phải luyện tập để hôm lễ thao tác thật mượt mà. Có thể thấy, năm nay, trường tôi đầu tư nhiều thứ như vậy, có lẽ trường đã “bắt” được nhà tài trợ lớn nào rồi.
*****
Đếm ngược bảy ngày trước lễ Thành lập trường.
Một ngày cuối thu man mát, những tia nắng dịu dàng xuyên qua các khung cửa sổ của lớp học, rọi vào từng ngóc ngách của căn phòng nhỏ nơi lầu cao. Cạnh cửa, gió nhẹ thổi, tấm rèm xanh biên biếc bạc màu khẽ khàng lay động, khung cảnh vô cùng nên thơ. Trên bục giảng, tiếng giáo viên đều đều vang lên đưa tôi vào cơn mơ ngủ khó có thể cưỡng lại.
Cuối cùng, tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi cũng xuất hiện, kéo tôi trở về hiện thực. Cô giáo dạy Văn vài giây trước còn đang hăng say giảng bài, mặc cho đám nhóc bọn tôi cứ thay nhau gà gật nhưng khi tiếng trống vừa vang lên, đã nhanh chóng gấp sách, đi một mạch ra khỏi lớp, không một lời từ biệt. Tôi biết, cô Văn rất chán lớp tôi, vì bọn nó thật sự rất lười, học dốt, lại còn quậy.
Lớp bọn tôi sớm đã bị cho vào “danh sách đen” của thầy cô từ năm đầu tiên vào trường vì những trò quậy phá có tiếng của mình. Những năm trước, lớp tôi toàn “đội sổ”, ở cả mảng học tập lẫn kỉ luật. Có tuần, chúng tôi còn bị âm đến gần 100 điểm. Lớp người ta bị trừ điểm, đa phần vì đi học trễ hoặc nghỉ học, riêng lớp tôi phần lớn số điểm bị trừ đều là do mấy “chuyện ruồi bu” như: “vô tình” đạp tà áo dài của cô giáo khiến cô bị ngã cầu thang, chét mắt mèo vào ghế giáo viên bị bắt quả tang, tháo ốc ở ghế giáo viên, giấu giày của cô giáo, nghịch “bom thối” trong giờ chào cờ và rất nhiều việc làm chẳng giống ai.
So với lúc trước, năm nay, lớp tôi ở mảng kỉ luật và học tập đã khá hơn rất nhiều, ít nhất đã không còn “đội sổ”. Tất cả đều nhờ vào sự quản lý nghiêm khắc của thầy Nam.
Chuyện một lớp có quá nhiều thành phần bất hảo như lớp tôi “một sớm một chiều” có thể quay về “con đường chính đạo” thật bất khả thi. Tuy ngoài mặt bọn nó tỏ ra ngoan ngoãn, nghe lời nhưng sau lưng thầy chủ nhiệm, đám học sinh nghịch ngợm của lớp tôi vẫn luôn tìm cách lưu lại “ấn tượng sâu sắc” với giáo viên và nhà trường bằng những việc làm “trời đánh” của mình.
Giáo viên trường tôi tuy ghét thì ghét vậy nhưng mỗi khi vào lớp vẫn giảng bài rất đàng hoàng, chỉ kém các lớp khác một chút. Với mấy thành phần bất hảo, thầy cô có thể lơ thì sẽ lơ, mắng được, đánh được thì cứ thế mà mắng, mà đánh hoặc báo cho thầy chủ nhiệm bọn tôi xử lý.
***
Giờ ra chơi đến, ai cũng ung dung xuống sân ăn uống, tụ họp, còn tôi lại phải làm việc cho thầy Nam. Ngồi yên ở chỗ ngồi của mình, tôi lười biếng lớn giọng nhắc nhở:
“Nộp bài tập Toán lại rồi mới ra ngoài nha.”
Từng người, từng người một nhanh chân đến chỗ của tôi, để lại giấy bài tập rồi đi mất. Xong xuôi, tôi cẩn thận đếm đi đếm lại, ghi tên những ai không nộp và cả lý do rồi nhanh chóng đóng cửa, xuống sân. Đi xuống ba tầng lầu, bước trên hằng hà sa số bậc thang, băng qua mấy dãy hành lang lớp học, lướt qua những con người xa lạ, cuối cùng tôi cũng đã đi qua phòng giám thị, qua khỏi cổng trường, nằm ở đầu dãy bên kia chính là phòng giáo viên. Tôi ung dung đi trên con đường bằng phẳng không có bất cứ vật cản trở nào. Chỉ còn cách nơi cần đến một đoạn ngắn, đột nhiên phía sau lại truyền đến một tiếng gọi lớn của ai đó:
“Đứng lại! Anh mà bắt được mày thì đừng có trách.”
Anh hai, cậu nói vậy thì người điên mới đứng lại đó.
Tôi vừa nghĩ thầm, vừa khẽ cười trộm.
Bất chợt có thứ gì đó từ phía sau tông thẳng vào người khiến tôi theo đà ấy mà ngã xuống đất, xấp giấy trên tay cũng vì vậy mà bay lên không trung rồi rơi lả tả xuống đất. Người và vật nằm ngổn ngang trên đất.
Khi tôi chưa kịp nhận ra chuyện gì vừa xảy ra, vẫn còn choáng sau cú ngã thì người va phải tôi đã đứng dậy chạy mất từ lúc nào, chỉ để lại một câu xin lỗi còn chẳng nghe rõ. Ngay sau đó lại có một cậu trai nhỏ con hơn chạy qua, để lại một câu ngắn cũn rồi cũng đuổi theo người kia:
“Xin lỗi bạn nha.”
“Không thèm đỡ dậy luôn? Con người bây giờ làm sao ấy nhờ?”
Ngồi ì ở trên đất, tôi mở to mắt nhìn theo hai người ấy, lẩm bẩm trách vài câu, mắng thêm dăm ba “lời vàng ý ngọc”.
Nếu không ai đỡ thế đành tự mình đứng dậy. Tôi chống tay xuống đất, chậm chạp bò dậy, phủi đống bụi bẩn còn bám trên người và trên tay, lon ton chạy đi nhặt lại mấy tờ giấy bị bay mất, cẩn thận lau đi mấy vết bẩn bị dính trên đấy.
Một mình tôi loay hoay mãi ở chỗ ấy, cố tìm, cố nhặt nhưng cuối cùng khi đếm lại lại thiếu mất một bài, còn là bài của tôi. Mang theo tâm trạng hoảng loạn, tôi cố tìm một lần nữa, xem kĩ mọi ngóc ngách, đến khe hở ở giữa hai chậu cây, ống cống bị hở cũng đều xem qua nhưng vẫn chẳng tìm thấy.
Tôi bỏ cuộc, quyết định nói thật với thầy Nam, nếu thầy ấy không tin thì đành chịu. Khi tôi đang định đứng dậy, phía sau lưng lại có tiếng của ai đó:
“Cái này là của cậu hả?”
Tôi theo tiếng nói ấy quay lại phía sau. Trước mắt tôi, một cậu con trai dáng người cao ráo, ngũ quan xinh đẹp đứng ngược nắng, trên tay cầm một tờ giấy chi chít toàn số và chữ đưa đến trước mặt tôi. Tôi nhìn đến thứ trên tay của bạn nam, trên góc có một dòng chữ được viết nắn nót: “Nguyễn Ngọc Vân Anh”, đúng thật là bài tập của tôi. Tôi đứng dậy, đưa tay nhận lấy, khách sáo mỉm cười, gật đầu nói:
“Là của mình, cảm ơn.”
Đưa cho tôi tờ giấy xong, cậu bạn không rời đi mà vẫn đứng yên ở đấy, ngập ngừng muốn nói gì đó nhưng lại thôi. Qua một lúc, khi tôi chuẩn bị rời đi, cậu ấy mới mở lời:
“Cậu… cậu có thể chỉ đường cho tôi đến phòng giáo viên được không? Tôi là học sinh mới chuyển đến nên… không biết đường.”
“Mình cũng đến đó, cậu cứ theo mình.”
Nói xong, tôi giơ tay nhìn đồng hồ. Sự cố này đã làm mất khá nhiều thời gian của tôi, tôi còn không mau xuất hiện trước mặt thầy Nam để nộp bài tập thì thầy ấy sẽ lại mặt nặng mày nhẹ với tôi mất.
Đi cùng một cậu bạn đẹp trai nhưng tôi lại chẳng có tâm trạng để tận hưởng, chỉ chuyên tâm đi thật nhanh để sớm đến gặp thầy chủ nhiệm. Chúng tôi chẳng nói với nhau được câu nào, một trước một sau đi đến nơi cần đến.
“Chỗ này là phòng giáo viên. Mình có việc gấp phải đi trước. Tạm biệt nhé.”
Tôi vội vội vàng vàng chào hỏi qua loa với cậu bạn đẹp trai.
“Tay cậu… chảy máu rồi kìa.”
Cậu trai giơ cánh tay , chỉ vào một chỗ ở trên đó rồi nói.
Tôi nhìn thử, quả thật có một vết trầy vẫn còn đang rướm máu, có lẽ là do cú ngã ban nãy.
“Không sao. Mình đi trước đây, cảm ơn cậu.”
Tôi gượng cười, đáp qua loa rồi nhanh chóng đi vào trong.
(☛’∀`*)☛ ♥ Hết chương 6 ♥ ☚(*’∀`☚)
Khoảng thời gian này với tôi trải qua vô cùng khó khăn và tồi tệ. Người bạn từng rất thân, đồng hành cùng nhau trong hầu hết mọi chuyện bỗng một ngày lại chẳng thể nói chuyện, ngồi cạnh nhau nhưng lại phải xem như không khí mà lờ đi, làm sao có thể không khó chịu?
Bình thường, trong giờ học, cứ dăm bảy phút tôi lại quay sang Ngọc nói nhăng nói cuội, giờ lại giống như một chiếc chai bị bịt kín miệng, nghẹn ở trong lòng. Có hôm, trong tiết Toán, tôi theo thói quen định quay sang than vãn với nó về mấy bài tập khó nhằn, tiện thể nói xấu thầy Nam một chút lại chợt nhớ ra bọn tôi vẫn còn đang giận nhau nên đành thôi.
Bạn bè xung quanh nhanh chóng phát hiện điều khác lạ ở hai đứa bọn tôi, nhiều lần hỏi thăm, khuyên giải nhưng cuối cùng cũng đành chịu thua trước sự cứng đầu của tôi và Ngọc.
Tôi bắt đầu đi cùng và nói chuyện nhiều hơn với hội của Vi, chăm sóc Vi hệt như cái cách tôi đối với Ngọc lúc trước, đặc biệt là khi có Ngọc ở gần. Ngọc cũng chẳng thua kém, thường đi cùng mấy người bạn mới, có cả trai lẫn gái, nói cười rất vui vẻ. Cứ giờ ra chơi đến, bọn họ lại sang lớp rủ rê nó, xong lại cùng nhau đi đâu mất, đến tận khi vào học mới thấy mặt.
Trong lúc tôi đang nhìn theo Ngọc theo đám bạn mới rời khỏi lớp, Gia Bảo ở phía sau chép miệng, nói vu vơ:
“Mày xem bọn nó như thế này… có giống một cặp tình nhân đang chiến tranh lạnh không? Cố gắng làm tổn thương đối phương nhưng lại để ý đến người ta hơn bất cứ ai.”
Hoàng Dung – cô bạn ngồi cạnh Bảo nhanh chóng hùa theo:
“Mày nói tao mới để ý, giống thiệt nha!”
Lớp trưởng Ngọc Anh cũng góp vui:
“Ừ, đúng là giống thật.”
Tôi quay lại, lớn tiếng “dằn mặt”:
“Tao nghe thấy đó nha!”
Tôi có như vậy sao? Rõ ràng tôi chỉ muốn cho mọi người thấy không có “người đó”, tôi vẫn sống rất tốt, mỗi ngày đều vui vẻ thôi mà.
*****
Tính từ ngày họp hôm tôi cáo bệnh, lễ thành lập trường chỉ còn cách bọn tôi nửa tháng.
Buổi họp hôm trước gói gọn trong mấy tin sau:
Thứ nhất, vì là kỉ niệm 30 năm thành lập trường và là năm đầu tiên nhậm chức của thầy Hiệu trưởng mới nên năm nay ngoại trừ phần “Lễ” được tổ chức long trọng vào buổi sáng, còn có thêm phần “Hội” với các gian hàng ăn uống, vui chơi, hát nhảy được tổ chức ngay sau đó do mấy thầy cô giáo trẻ quản lý;
Thứ hai, mỗi lớp chỉ cần có đủ 20 người tham dự, không cần phải đi hết.
Thứ ba, thầy chủ nhiệm của bọn tôi và Tường Vi được chọn làm MC cho phần “Lễ” vào buổi sáng;
Thứ tư, mỗi lớp 9 chọn một bạn nữ đứng ở cổng chào, đeo huy hiệu kỉ niệm cho khách;
Nói tóm lại, những việc này chẳng có mấy liên quan với tôi. Việc chọn người đứng ở cổng chào đương nhiên sẽ ưu tiên những bạn nữ xinh đẹp, cao ráo vì dù sao đó cũng là gương mặt đại diện cho học sinh của trường. Tôi tuy không xấu lắm, nhìn cũng thuận mắt nhưng lại thấp bé, không đủ tiêu chuẩn nên chắc chắn sẽ không bị chọn. Bọn lớp tôi sau khi nghe thấy có phần “Hội” có vẻ hứng thú lắm, thế nào cũng tự nguyện đăng kí, cũng chẳng đến lượt tôi phải đi. Ngẫm đi ngẫm lại, chẳng có việc liên quan đến tôi cả. Vậy nên, tôi cứ bình thản mà sống, mặc cho mọi người làm gì thì làm, tôi vẫn chỉ chuyên tâm vào việc học hành của mình, dù sao tuần sau vẫn còn mấy bài kiểm tra đang đợi tôi.
***
Cuộc đời quả thật là những chuỗi ngày không thể lường trước. Một cô gái chỉ cao vỏn vẹn 1m38, lọt thỏm giữa những cô bạn xinh đẹp, cao ráo của lớp như tôi lại được chọn đi đứng ở cổng chào.
Lúc này, tôi nên cảm thấy vinh hạnh mới đúng nhỉ, sao lại muốn khóc vậy chứ?
Quả nhiên, đám con gái được chọn đi từ các lớp đều là những cô bạn có chiều cao và vóc dáng khá ấn tượng.
“Đội hình này…”
Cô giáo phụ trách khoanh tay trước ngực, nhướn mày nhìn bọn tôi, bỏ lửng câu nói.
“Có hơi kì cục.”
Thầy Hưng, người cũng được giao nhiệm vụ đảm đương công tác chuẩn bị cho buổi lễ ở bên hoàn thành nốt câu nói còn dang dở của người đồng nghiệp.
Đội hình của bọn tôi lúc này quả thật có hơi kì cục và điểm kì cục đó chính là tôi. Nắm bắt cơ hội này, tôi rụt rè đưa tay xin nói:
“Hay là mình đổi người đi ạ.”
Thầy Hưng và cô giáo ấy cũng gật đầu tán thành. Tôi “mở cờ trong bụng”, chuẩn bị rời khỏi hàng, thay thầy chủ nhiệm của bọn tôi chọn ra một cái tên giữa “rừng” người đẹp của lớp mình.
Thầy Hưng chỉ về phía cô bạn đứng đối diện tôi gọi:
“Ngọc Thảo, em về lớp kêu Nhật Khanh xuống đây đi.”
Cô bạn đáp “vâng” một tiếng rồi chạy đi mất. Tôi thật sự cảm thấy có lỗi với cô gái kia, chỉ vì tôi “phá” đội hình mà cô ấy lại mất đi cơ hội.
Chẳng mấy chốc, cô gái khác có dáng người thấp ngang tôi xuất hiện, thế chỗ cho cô bạn khi nãy.
Dường như đối với các cô gái ở đây, việc được đứng ở cổng chào đón mọi người là một điều rất vinh hạnh. Nhìn khắp xung quanh, trông ai cũng tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết, chỉ có mình tôi cảm thấy việc bị chọn lần này thật xui xẻo. Thái độ đối làm việc của cô bạn Nhật Khanh kia cực tốt, ngay cả một người chỉ muốn được về lớp như tôi cũng bị cô ấy ảnh hưởng, tâm trạng đã tốt hơn trước một chút.
Mang theo tâm trạng ai oán và khao khát sớm được về lớp, mặc cho những cô bạn kia nói chuyện rôm rả như nào, tôi cũng chỉ ngồi một mình, thưởng thức niềm vui của một kẻ hướng nội nhút nhát. Rào cản ngăn cách bọn tôi không phải là sự xấu tính của mấy cô bạn ấy mà là sự tự ti chết tiệt của tôi. Tôi gần như không cách nào hòa nhập với hội ấy, còn chẳng dám bước chân vào cuộc trò chuyện của đám bọn họ.
Nhật Khanh lại khác, cô ấy sẵn sàng bắt chuyện với tất cả mọi người, cả người tỏa ra một luồng năng lượng tích cực – thứ mà tôi cố gắng bắt chước nhưng lại chẳng thể làm được.
Tôi mặc kệ đám người đang cười nói vui vẻ, gạt đi sự ghen tị ở trong lòng, chìm đắm vào thế giới riêng của mình.
Chợt, một giọng nữ dễ thương vang lên bên tai:
“Cậu đang làm gì vậy?”
Mãi chăm chú phá phách mấy chú kiến nhỏ ở dưới đất, tôi thuận miệng đáp luôn, còn không nhìn xem là ai hỏi:
“Nghịch kiến.”
Nói xong, nghĩ lại, tôi lập tức dừng ngay hành động ngớ ngẩn của mình. Ngẩng đầu lên nhìn Nhật Khanh, tôi cười ngại ngùng, sửa lời:
“À… không có làm gì hết.”
Cô bạn chẳng câu nệ gì cả, cứ thế ngồi bệt xuống khoảng đất cạnh tôi, thoải mái bắt chuyện:
“Cậu tên là gì?”
Tôi ngượng nghịu đáp:
“Mình tên Vân Anh.”
Nói chuyện với người không quen biết, lúc nào cũng khiến tôi lo lắng và thấp thỏm, biểu cảm không được tự nhiên. Dù sao tôi đã được sống trong vùng an toàn quá lâu, vây quanh bởi những người thân quen, ít khi làm quen người bạn mới nào mà không dựa trên mối quan hệ có sẵn cho nên sợ hãi, ngại ngùng cũng là điều hiển nhiên.
“Tớ tên Nhật Khanh.”
Tôi chỉ khẽ “ừm” một tiếng rồi lại chẳng biết nói gì khiến cho cuộc trò chuyện chưa bắt đầu đã có nguy cơ kết thúc sớm.
Cô bạn kia vẫn kiên trì tiếp tục “cuộc thi vấn đáp” với tôi.
Nhật Khanh: “Cậu học lớp mấy?”
Tôi: “9A8.”
Nhật Khanh: “Mình học 9A9, kế bên lớp cậu đó. Chủ nhiệm lớp cậu là thầy Hải Nam dạy Toán phải không?”
Tôi: “Ừm.”
Nhật Khanh: “Chủ nhiệm lớp tớ thì là thầy… Mà cậu biết là ai không?”
Tôi lơ đãng đáp: “Mình không biết.”
Nhật Khanh: “Là thầy Hưng dạy thể dục.”
Tôi lại thuận miệng đáp: “Không biết.”
Thầy Hưng dạy thể dục lớp tôi là chủ nhiệm lớp kế bên, cứ lo suy nghĩ vẩn vơ nên tôi buột miệng đáp bừa.
Nhật Khanh nhiệt tình giới thiệu cho tôi:
“Thầy Hưng dạy thể dục lớp mấy cậu là giáo viên chủ nhiệm của lớp bọn tớ đấy.”
Tôi: “Ừm.”
Cuộc trò chuyện lại rơi vào trầm lặng.
Cô bạn kia sau mấy giây không nói gì lại dùng thái độ chắc nịch nhận xét:
“Cậu lạnh lùng thật!”
Lạnh lùng? Tôi sao? Đây là lần đầu tiên tôi được người khác dùng hai từ “lạnh lùng” để bình phẩm đấy.
Nhật Khanh lại tiếp tục nói:
“Học sinh lớp thầy Nam nên tính cách cũng lạnh lùng như thầy ấy vậy.”
Sau khi nghe xong lời này của cô ấy, tôi không nhịn được mà phì cười.
Cô gái này gan thật, vậy mà lại dám nói xấu thầy chủ nhiệm của tôi ở trước mặt tôi, không sợ tôi là “con cưng” của thầy ấy sao?
Tôi lên tiếng biện minh cho mình:
“Thầy ấy lạnh lùng thật, nhưng mình không có như vậy đâu!”
Tôi lớn tiếng phản bác thu hút sự chú ý của các cô gái ngồi ở gần đó sang hướng bọn tôi. Nhân cơ hội này, Nhật Khanh kéo tôi vào “hội bà tám” của mấy cô gái.
Có cô bạn bắt chuyện với tôi:
“Cậu ít nói ghê. Từ lúc xuống đây đến giờ, mình chưa thấy cậu nói được mấy câu.”
Cô bạn khác tiếp lời:
“Cậu học 9A8 của thầy Nam phải không? Lạnh lùng y thầy ấy luôn.”
Tôi xấu hổ, nhỏ giọng giải thích:
“Mình… chỉ là mình cảm thấy hơi ngại nên… nên mới…”
Hai cô bạn ấy “à” một tiếng. Tôi sợ người ta không tin nên nói tiếp:
“Thật ra thì… mình bị ép phải xuống đây, nên với công việc này… mình chẳng mặn mà cho lắm. Hơn nữa, tự nhiên lạc giữa dàn mĩ nữ như các cậu nên mình cảm thấy hơi… hơi ngại.”
Khi nghe tôi nói xong, Nhật Khanh ra chiều ngạc nhiên, hỏi lại:
“Không phải việc đứng ở cổng chào này là tự nguyện đăng kí hả? Từ danh sách đăng kí, thầy Hưng của bọn tớ mới chọn ra một người đi tham gia. Lớp cậu không vậy hả?”
“Lớp tớ còn vì chuyện này mà tranh đến sức đầu mẻ trán ấy.”
Một cô bạn trong nhóm cũng lên tiếng. Mọi người trong vòng tròn ai cũng gật gù tỏ ý đồng tình.
Tôi ủ rũ đáp bằng bộ dạng thiếu sức sống:
“Lớp mình là điểm mặt gọi tên. Mình còn chẳng nghĩ mình được chọn, vậy mà… tự nhiên giờ mình lại đứng ở đây này.”
Nhật Khanh gật gù, cảm thán:
“Quả nhiên cách làm việc của thầy Nam thật sự… rất độc đáo.”
“Công nhận.”
Tôi cũng gật gù theo cô ấy, giơ cả ngón cái để phụ họa.
Và như thế, tôi đã có thêm mấy cô bạn vừa xinh đẹp, vừa đáng yêu nhờ vào việc “nói xấu” thầy chủ nhiệm của mình.
Cũng chỉ vì sự tự ti của mình, tôi đã bỏ lỡ rất nhiều thứ. Tôi rất ghét nó nhưng lại chẳng thể khắc phục. Lần này, nếu không có Nhật Khanh, có lẽ cho đến tận khi buổi lễ kết thúc, tôi cũng chẳng nói được mấy câu với bọn họ, chỉ có thể đứng bên ngoài xem người khác cười nói vui vẻ với nhau.
Trong quá trình trưởng thành, tôi vẫn luôn thay đổi từng ngày, cố gắng bỏ đi những thứ tiêu cực, trở thành một phiên bản tốt nhất của mình. Nhưng, cuộc hành trình này quá đỗi khó khăn, có nhiều thứ mãi đến sau này, tôi vẫn không thể bỏ được, chỉ có thể cố gắng giảm đi vài phần.
***
Ba ngày đầu, chúng tôi được gọi đi ngay cả khi tiết học vẫn đang diễn ra. Tuy các thầy cô thông cảm cho đi nhưng đương nhiên vẫn sẽ ngầm có ác cảm với việc này. Có lần, tôi bị gọi đi vào tiết của thầy Nam, trước khi tôi rời khỏi lớp, thầy ấy còn ném cho tôi một ánh nhìn không mấy vui vẻ.
Những ngày sau đó, mọi thứ đều được dời vào giờ ra chơi hoặc giờ ra về. Sau sáu ngày tập huấn, chúng tôi không còn bị làm phiền sau giờ học nữa.
Công việc của đám con gái đứng ở cổng chào bọn tôi vốn cũng chẳng có gì khó nhưng quan trọng là sẽ được ghi hình, đăng lên kênh Y và trang F của trường. Cho nên, với một người sợ đám đông và cả máy ảnh như tôi, công việc này chính là một cực hình.
Nhiệm vụ của chúng tôi là làm mấy chuyện vặt vãnh như sau:
– Đứng ở cổng, chào mừng khách mời;
– Gài huy hiệu kỉ niệm cho khách và các thầy cô;
– Mang hoa và quà lên sân khấu để ban Giám hiệu trao cho các thầy cô, cán bộ của trường.
Không giống như mấy năm trước, năm nay, trường tôi không còn dùng mấy tờ giấy in hình dán băng keo hai mặt ở phía sau mà chuyển hẳn sang dùng huy hiệu gài áo bằng kim loại được thiết kế tỉ mỉ và đẹp mắt để làm quà lưu niệm cho khách đến tham dự. Vậy nên, bọn tôi phải luyện tập để hôm lễ thao tác thật mượt mà. Có thể thấy, năm nay, trường tôi đầu tư nhiều thứ như vậy, có lẽ trường đã “bắt” được nhà tài trợ lớn nào rồi.
*****
Đếm ngược bảy ngày trước lễ Thành lập trường.
Một ngày cuối thu man mát, những tia nắng dịu dàng xuyên qua các khung cửa sổ của lớp học, rọi vào từng ngóc ngách của căn phòng nhỏ nơi lầu cao. Cạnh cửa, gió nhẹ thổi, tấm rèm xanh biên biếc bạc màu khẽ khàng lay động, khung cảnh vô cùng nên thơ. Trên bục giảng, tiếng giáo viên đều đều vang lên đưa tôi vào cơn mơ ngủ khó có thể cưỡng lại.
Cuối cùng, tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi cũng xuất hiện, kéo tôi trở về hiện thực. Cô giáo dạy Văn vài giây trước còn đang hăng say giảng bài, mặc cho đám nhóc bọn tôi cứ thay nhau gà gật nhưng khi tiếng trống vừa vang lên, đã nhanh chóng gấp sách, đi một mạch ra khỏi lớp, không một lời từ biệt. Tôi biết, cô Văn rất chán lớp tôi, vì bọn nó thật sự rất lười, học dốt, lại còn quậy.
Lớp bọn tôi sớm đã bị cho vào “danh sách đen” của thầy cô từ năm đầu tiên vào trường vì những trò quậy phá có tiếng của mình. Những năm trước, lớp tôi toàn “đội sổ”, ở cả mảng học tập lẫn kỉ luật. Có tuần, chúng tôi còn bị âm đến gần 100 điểm. Lớp người ta bị trừ điểm, đa phần vì đi học trễ hoặc nghỉ học, riêng lớp tôi phần lớn số điểm bị trừ đều là do mấy “chuyện ruồi bu” như: “vô tình” đạp tà áo dài của cô giáo khiến cô bị ngã cầu thang, chét mắt mèo vào ghế giáo viên bị bắt quả tang, tháo ốc ở ghế giáo viên, giấu giày của cô giáo, nghịch “bom thối” trong giờ chào cờ và rất nhiều việc làm chẳng giống ai.
So với lúc trước, năm nay, lớp tôi ở mảng kỉ luật và học tập đã khá hơn rất nhiều, ít nhất đã không còn “đội sổ”. Tất cả đều nhờ vào sự quản lý nghiêm khắc của thầy Nam.
Chuyện một lớp có quá nhiều thành phần bất hảo như lớp tôi “một sớm một chiều” có thể quay về “con đường chính đạo” thật bất khả thi. Tuy ngoài mặt bọn nó tỏ ra ngoan ngoãn, nghe lời nhưng sau lưng thầy chủ nhiệm, đám học sinh nghịch ngợm của lớp tôi vẫn luôn tìm cách lưu lại “ấn tượng sâu sắc” với giáo viên và nhà trường bằng những việc làm “trời đánh” của mình.
Giáo viên trường tôi tuy ghét thì ghét vậy nhưng mỗi khi vào lớp vẫn giảng bài rất đàng hoàng, chỉ kém các lớp khác một chút. Với mấy thành phần bất hảo, thầy cô có thể lơ thì sẽ lơ, mắng được, đánh được thì cứ thế mà mắng, mà đánh hoặc báo cho thầy chủ nhiệm bọn tôi xử lý.
***
Giờ ra chơi đến, ai cũng ung dung xuống sân ăn uống, tụ họp, còn tôi lại phải làm việc cho thầy Nam. Ngồi yên ở chỗ ngồi của mình, tôi lười biếng lớn giọng nhắc nhở:
“Nộp bài tập Toán lại rồi mới ra ngoài nha.”
Từng người, từng người một nhanh chân đến chỗ của tôi, để lại giấy bài tập rồi đi mất. Xong xuôi, tôi cẩn thận đếm đi đếm lại, ghi tên những ai không nộp và cả lý do rồi nhanh chóng đóng cửa, xuống sân. Đi xuống ba tầng lầu, bước trên hằng hà sa số bậc thang, băng qua mấy dãy hành lang lớp học, lướt qua những con người xa lạ, cuối cùng tôi cũng đã đi qua phòng giám thị, qua khỏi cổng trường, nằm ở đầu dãy bên kia chính là phòng giáo viên. Tôi ung dung đi trên con đường bằng phẳng không có bất cứ vật cản trở nào. Chỉ còn cách nơi cần đến một đoạn ngắn, đột nhiên phía sau lại truyền đến một tiếng gọi lớn của ai đó:
“Đứng lại! Anh mà bắt được mày thì đừng có trách.”
Anh hai, cậu nói vậy thì người điên mới đứng lại đó.
Tôi vừa nghĩ thầm, vừa khẽ cười trộm.
Bất chợt có thứ gì đó từ phía sau tông thẳng vào người khiến tôi theo đà ấy mà ngã xuống đất, xấp giấy trên tay cũng vì vậy mà bay lên không trung rồi rơi lả tả xuống đất. Người và vật nằm ngổn ngang trên đất.
Khi tôi chưa kịp nhận ra chuyện gì vừa xảy ra, vẫn còn choáng sau cú ngã thì người va phải tôi đã đứng dậy chạy mất từ lúc nào, chỉ để lại một câu xin lỗi còn chẳng nghe rõ. Ngay sau đó lại có một cậu trai nhỏ con hơn chạy qua, để lại một câu ngắn cũn rồi cũng đuổi theo người kia:
“Xin lỗi bạn nha.”
“Không thèm đỡ dậy luôn? Con người bây giờ làm sao ấy nhờ?”
Ngồi ì ở trên đất, tôi mở to mắt nhìn theo hai người ấy, lẩm bẩm trách vài câu, mắng thêm dăm ba “lời vàng ý ngọc”.
Nếu không ai đỡ thế đành tự mình đứng dậy. Tôi chống tay xuống đất, chậm chạp bò dậy, phủi đống bụi bẩn còn bám trên người và trên tay, lon ton chạy đi nhặt lại mấy tờ giấy bị bay mất, cẩn thận lau đi mấy vết bẩn bị dính trên đấy.
Một mình tôi loay hoay mãi ở chỗ ấy, cố tìm, cố nhặt nhưng cuối cùng khi đếm lại lại thiếu mất một bài, còn là bài của tôi. Mang theo tâm trạng hoảng loạn, tôi cố tìm một lần nữa, xem kĩ mọi ngóc ngách, đến khe hở ở giữa hai chậu cây, ống cống bị hở cũng đều xem qua nhưng vẫn chẳng tìm thấy.
Tôi bỏ cuộc, quyết định nói thật với thầy Nam, nếu thầy ấy không tin thì đành chịu. Khi tôi đang định đứng dậy, phía sau lưng lại có tiếng của ai đó:
“Cái này là của cậu hả?”
Tôi theo tiếng nói ấy quay lại phía sau. Trước mắt tôi, một cậu con trai dáng người cao ráo, ngũ quan xinh đẹp đứng ngược nắng, trên tay cầm một tờ giấy chi chít toàn số và chữ đưa đến trước mặt tôi. Tôi nhìn đến thứ trên tay của bạn nam, trên góc có một dòng chữ được viết nắn nót: “Nguyễn Ngọc Vân Anh”, đúng thật là bài tập của tôi. Tôi đứng dậy, đưa tay nhận lấy, khách sáo mỉm cười, gật đầu nói:
“Là của mình, cảm ơn.”
Đưa cho tôi tờ giấy xong, cậu bạn không rời đi mà vẫn đứng yên ở đấy, ngập ngừng muốn nói gì đó nhưng lại thôi. Qua một lúc, khi tôi chuẩn bị rời đi, cậu ấy mới mở lời:
“Cậu… cậu có thể chỉ đường cho tôi đến phòng giáo viên được không? Tôi là học sinh mới chuyển đến nên… không biết đường.”
“Mình cũng đến đó, cậu cứ theo mình.”
Nói xong, tôi giơ tay nhìn đồng hồ. Sự cố này đã làm mất khá nhiều thời gian của tôi, tôi còn không mau xuất hiện trước mặt thầy Nam để nộp bài tập thì thầy ấy sẽ lại mặt nặng mày nhẹ với tôi mất.
Đi cùng một cậu bạn đẹp trai nhưng tôi lại chẳng có tâm trạng để tận hưởng, chỉ chuyên tâm đi thật nhanh để sớm đến gặp thầy chủ nhiệm. Chúng tôi chẳng nói với nhau được câu nào, một trước một sau đi đến nơi cần đến.
“Chỗ này là phòng giáo viên. Mình có việc gấp phải đi trước. Tạm biệt nhé.”
Tôi vội vội vàng vàng chào hỏi qua loa với cậu bạn đẹp trai.
“Tay cậu… chảy máu rồi kìa.”
Cậu trai giơ cánh tay , chỉ vào một chỗ ở trên đó rồi nói.
Tôi nhìn thử, quả thật có một vết trầy vẫn còn đang rướm máu, có lẽ là do cú ngã ban nãy.
“Không sao. Mình đi trước đây, cảm ơn cậu.”
Tôi gượng cười, đáp qua loa rồi nhanh chóng đi vào trong.
(☛’∀`*)☛ ♥ Hết chương 6 ♥ ☚(*’∀`☚)