Ở An Giang nổi tiếng nhất là làng nghề truyền thống. Nếu ai đã từng đến đây đều sẽ nhắc đến Tân Châu. Một vùng đất có nhiều làng nghề như làng nghề dệt chiếu Tân Châu, làng nghề dệt thổ cẩm Châu Phong và đặc biệt nổi tiếng nhất là làng nghề dệt tơ lụa Tân Châu. Người dân nơi đây vẫn thường gọi với cái tên trìu mến là ” Xứ lụa Tân Châu “.
Trong một ngôi làng nhỏ ở đây đang có một tiếng la lối thất thanh của bà Hà :
– Cái con quỷ cái !!! Tao nói mày ” lấy ” là mày phải lấy nhà người ta giàu nứt đố đổ vách mày về ở trong cái nhà đó làm Mợ Cả không cần phải lo cái ăn cái mặt sung sướng cái thân vậy mà mày nói hai chữ không ưng mà nghe được à ! Hả ?
Nguyệt đang khoanh tay quỳ dưới đất trước bàn thờ chính giữa nhà mà khóc rấm rứt trả lời :
– Dạ thưa mẹ con không muốn gả vào cái nhà đó đâu mẹ ơi người dân trong làng mình ai cũng nói nhà của ông Hội đồng Phú chỉ có một người con trai cả và một cô con gái út, nhưng con trai của ông ta 7 năm trước bị tai nạn nên đã bị bệnh liệt nửa người không thể đi đứng lại được chẳng lẽ mẹ đành lòng gả con cho một người bị bệnh tật suốt đời không thể ngồi dậy nổi hay sao ?
Bà Hà không quan tâm tới những lời nói của con gái mình mà quát :
– Chèn ơi ! Sao mà ngu quá vậy con, cái thằng đó nó chỉ nằm được một chỗ thì mới dễ mà hầu hạ nó chứ, suốt đời của con sẽ được làm Mợ Cả của nhà ông Hội đồng giàu nứt tiếng ở đây tận hưởng giàu sang phú quý đã vậy còn lo được cho cha mẹ mà không cần phải làm lụng vất vả để kiếm tiền như vậy có phải là vẹn cả đôi đường hay không chứ !
Bà Hà thấy làm dữ không được nên đành dùng chiêu lạc mềm buộc chặt thế mà mặt của con gái bà vẫn không biến sắc không có vẻ gì là thay đổi. Bà Hà không biết phải làm thế nào để cho con gái bà đồng ý gả đi, Bà không muốn bị hàng xóm dị nghị vì ép buộc con gái mình phải đi lấy một người bệnh tật, bỗng bà Hà nhìn lên bàn thờ của ông Bách chồng của bà. Đầu bà nảy ra một ý có thể thuyết phục được con gái của bà chịu lấy chồng. Bà Hà ngồi xuống đất chà tay sát vào tròng mắt làm cho đôi con ngươi đỏ lên chảy ra hai dòng lệ rồi bà gào lên :
– Trời ơi ! Ông ơi là ông ông thấy chưa ông mất hồi nó mới 10 tuổi giờ tôi nuôi nó được 20 tuổi rồi mà tôi bảo nó đi lấy chồng nó không chịu nghe lời tôi kìa. Ông thấy chưa ? Ông sống khôn thác thiêng về đây mà chứng kiến đi nè !
Bà vừa khóc vừa liếc mắt nhìn Nguyệt thấy mặt cô biến sắc nước mắt rơi lả chả, biết âm mưu của mình sắp thành công bà Hà lại gào lớn hơn :
– Ông ơi là ông hay là ông về đưa tôi đi theo ông luôn cho rồi cho con Nguyệt nó vừa lòng…Trời ơi là trời con cái bất hiếu nuôi nó lớn tới tầm tuổi này mà nó chả biết mang ơn…
Lúc này Nguyệt đang quỳ xuống đất nghe mẹ gào khóc kêu cha, cô không chịu nổi nữa liền nói :
– Được rồi, được rồi ! Mẹ đừng có khóc than kêu gào nữa con chịu gả đi là được chứ gì.
Bà Hà nghe vậy liền nín bặt không gào khóc nữa, bà bước nhanh xuống giường đi đến chỗ Nguyệt đang quỳ rồi đưa tay đỡ cô đứng dậy mà nói :
– Phải chi con chịu gả sớm đi thì tốt biết mấy. Đứng dậy con gái cưng của mẹ để chiều nay mẹ kêu thằng Nhật nó đi bắt vài con cá phi lên Mẹ chiên cho con ăn nghen. Giờ con ngồi đây nghỉ ngơi đi mẹ đi qua nhà bà Hồng kêu bã qua nói chuyện với đàn trai là con chịu gả để người ta chuẩn bị…
Nói xong bà Hà liền đi xuống nhà sau lấy cái nón lá đội lên đầu, sau đó chạy tọt đi mất. Nguyệt ngồi trên giường khóc lên nức nở mà không biết phải chia sẻ cùng ai.
Nguyệt là một cô gái giỏi giang, dịu dàng đôi khi cũng có chút tinh nghịch bởi vì câu chuyện mới 20 tuổi. Cái tuổi còn quá trẻ để nghiêm túc và trưởng thành. Ông Bách cha của cô vì mang bệnh lao phổi mà cũng đã chết đi vào 10 năm trước. Mẹ ruột của Nguyệt không phải là bà Hà vì thế sau khi ông Bách mất ,Nguyệt sống rất khổ cực với mụ dì ghẻ miệng thì niệm phật nhưng bụng lại chứa một bồ dao găm này. Nói ra thì cũng tội nghiệp, mẹ ruột của Nguyệt là bà Lụa vợ đầu của ông Bách bà chết vì sanh khó nên Nguyệt vừa ra đời cũng là lúc bà Lụa chết đi. Ông Bách lúc đó cũng rất đau khổ vì chuyện vợ chết con côi. Ông là đàn ông nên cũng không biết phải trông coi và nuôi dạy một đứa trẻ sơ sinh như thế nào, gia đình ông lúc này thật sự rất rối ren.
Ông Bách thời còn trẻ gương mặt và ngoại hình cũng rất tuấn tú dáng vóc cường tráng, biết bao nhiêu cô gái trong làng để ý tới trong đó có cả bà Hà vợ sau của ông. Nghe tin Bà Lụa mất, ông Bách phải một thân gà trống nuôi con. Bà Hà liền tức tốc chạy đến đòi phụ ông trông con và làm việc nhà, ông Bách cũng nhiều lần từ chối kêu bà Hà quay về nhưng bà nhất quyết không chịu đi. Dần già về sau mưa dầm thấm đất, ông Bách cũng chấp nhận bà và làm một cái đám nho nhỏ coi như là tuyên bố với cả làng này bà Hà đã là vợ của ông.
Hai người sống chung được 6 năm thì bà Hà có thai và sinh ra thằng Nhật, ông Bách thấy trong nhà đã có đủ nếp đủ tẻ ông rất vui mừng. Và thế là ông càng thương bà Hà và thằng Nhật nhiều hơn Nguyệt. Nguyệt lớn lên gương mặt càng ngày càng giống bà Lụa, chỉ mới 10 tuổi mà đã 8 9 phần giống y chang Mẹ mình mỗi lần nhìn thấy Nguyệt ông Bách lại thấy nhớ người vợ đã mất của mình. Ông thấy bản thân thật có lỗi với con gái vì đã một thời gian dài bỏ mặc cô không quan tâm thế là ông Bách bắt đầu yêu thương con gái mình hơn mẹ con bà nhật. Thấy thế trong lòng của bà Hà liền nổi lên một sự ganh ghét con gái của ông.