Tiếng trống trường vang lên, giáo viên cho phép cả lớp ra về. Vĩnh Hiên thu dọn sách vở vào cặp chuẩn bị ra về thì nhìn thấy chiếc điện thoại bỏ quên đặt trên bàn. Là một chiếc điện thoại Nokia đời cũ.
“Điện thoại của ai bỏ quên này.”
Lúc này, Hoài Bảo mới chú ý đến chiếc di động.
“Điện thoại của Duy, để tớ mang đi trả cho cậu ấy.”
“Thông thường sau khi tan học thì cậu ấy thường đi đâu vậy? Để tớ mang đi trả cho.”
“Hình như là ở thư viện trường.”
Okela, tớ đi đây. Bái bai!!!”
Không để Hoài Bảo kịp thời phản ứng, cô chộp lấy chiếc điện thoại nhét vào túi áo khoác đồng phục, trở ra bên ngoài.
Khu phòng học dãy A nằm ở giữa, hai bên là hai dãy phòng học cao ba tầng. Dãy phòng học nằm ở phía bên tay phải khi bước vào trường học là văn phòng thầy cô, văn phòng ban giám hiệu nhà trường, nơi họp hành, tổ chức hội nghị, phòng đoàn,…Còn ở phía bên tay trái lần lượt là phòng thí nghiệm, phòng học tin, phòng học công nghệ,… Nếu muốn đi tới thư viện thì phải đi vòng ra phía sau, nằm biệt lập với ngôi trường. Thật ra, hiếm khi học sinh nào sử dụng thư viện trong trường, bởi lẽ sách trong thư viện đều là sách cổ xưa, hoặc báo tuổi trẻ, báo nhi đồng. Điều đặc biệt níu giữ học sinh sử dụng thư viện có lẽ là chiếc ghế sofa dài cho học sinh nằm nghỉ ngơi.
Vĩnh Hiên đoán thế.
Đương nhiên muốn vào và sử dụng sách trong thư viện thì phải sử dụng thẻ thư viện.
“Em vào đi.”
“Vâng ạ.”
Sách trong thư viện được bảo quản cực kỳ kỹ nên học sinh chỉ được phép sử dụng tại chỗ, ngoài ra nếu làm sách bị bẩn hay xoắn góc thì sẽ bị phạt nhẹ, còn làm mất sách thì phạt tiền. Cô thường không gặp người quen trong thư viện, đây là lần đầu tiên bắt gặp người quen. Hay nói đúng hơn là cô chủ động tìm gặp cậu cơ mà.
Cảnh Duy ngồi ở bàn dài gồm tám chỗ ngồi, cậu đang cắm cúi ghi chép gì gì đó vào sổ, không chú ý nhiều đến bên này. Nhìn thấy không có ai ngồi chung với cậu, cô mới tiến lại gần, hỏi nhỏ.
“Tớ có thể ngồi cạnh cậu được không?”
“Có thể.”
Hiên cười hì hì, đặt cặp xuống ghế bên cạnh. Cô lướt mắt thấy cậu đang giải toán. Cô soạn sách vở ra bàn, rút điện thoại trong túi áo đẩy điện thoại sát lại chỗ Duy.
“Cậu bỏ quên điện thoại nè.”
Thời gian dần trôi, cậu chăm chú giải bài tập, còn cô thì “chăm chú” giải bài, thỉnh thoảng vờ mượn cục tẩy để ngắm cậu ở khoảng cách gần.
Sao mũi cao thế nhỉ, lại còn thẳng hơn cả giới tính của mình nữa!!!
Lông mi dài phết, cong cong thật. Nhìn ghen tị ghê!!!
Vĩnh Hiên ôm mặt thầm nghĩ.
“Cậu ăn kẹo không?” Vĩnh Hiên chìa lòng bàn tay, ở trên đặt ba viên kẹo Dynamite.
“Tôi không ăn, gần đến giờ ăn trưa rồi.”
“Tớ đi chung với cậu nha, vì tớ cũng chưa ăn cơm trưa tại trường bao giờ, không biết món nào ngon nhất ý.”
Vĩnh Hiên cảm thấy Duy do dự một lúc, sau đó cậu ừm một tiếng.
Thư viện trường đóng cửa vào mười hai giờ trưa và mở lại vào lúc một giờ chiều. Do đó, bọn họ tranh thủ dọn sách vở vào cặp ra về lúc mười một giờ năm mươi phút. Khu vực căng – tin của trường vào ban trưa khá đông đúc. Hiên vào khu vực lấy khay nhôm đi tới trước gian hàng bán đồ ăn gọi một phần đồ ăn giống như phần đồ ăn của Duy.
“Ăn ở đâu vậy, Duy?”
“Chỗ này.”
“Oke.”
Phần cơm trưa ngày hôm nay gồm đậu phụ sốt cà chua, trứng chiên, rau muống xào tỏi, thịt luộc và nước chấm. Vĩnh Hiên tháo bọc đũa, ăn rau trước mới ăn thịt và cuối cùng là ăn cơm. Dạ dày của cô khá nhỏ nên chỉ ăn một nửa phần cơm đã cảm thấy no, nhìn khay cơm sạch bóng của người đối diện thì nuốt nước bọt.
Ăn khỏe vậy nhỉ?
“Tôi gọi thêm một phần nữa nhé?” Cậu thấy cô nhìn vào khay cơm của mình thì nghĩ là cô muốn ăn thêm nên mới chủ động nói.
“Hả?” Hiên xua tay phân bua giải thích.
“Không…không cần đâu. Tớ ăn một phần thôi đã cảm thấy no căng bụng rồi.”
“Ừ.”
Đương lúc cô nghĩ ngợi sẽ nói về chủ đề gì để kéo dài thời gian ở cùng cậu thì cô nghe thấy tiếng la lên, cùng dòng nước sốt đặc màu đỏ xuống. Cánh tay nhanh chóng rụt lại theo phản xạ tự nhiên. Cảnh Duy rút mấy tờ khăn giấy ướt trong hộp đưa cho cô. Lúc này cô mới chú ý cổ tay áo đã nhuộm màu đỏ, lại đảo mắt nhìn về thủ phạm.
“Tớ…tớ xin lỗi! Cậu có làm sao không?” Cô bạn cuống quýt xin lỗi.
“Tớ không sao.”
Vĩnh Hiên rũ mắt lấy giấy lau khô vết bẩn. Nhưng khổ nỗi, cô đã dùng đến tờ giấy thứ ba, nhưng vết bẩn trên áo vẫn còn nguyên xi. Cặp mày không khỏi chau lại, tạo thành một dấu vết nhỏ trên trán.
“Cậu ở đây đợi tớ một lát nhé! Tớ lên lớp lấy áo khoác cho cậu khoác tạm.”
Lời nói của cô gái chưa kịp thoát ra khỏi cuống họng, áo khoác đồng phục xanh đen đã được đưa đến trước mặt. Đây cũng là lần thứ hai, cậu chủ động đưa áo khoác cho cô mượn cùng với một lý do là trang phục cô đang mặc bám vết bẩn. Cô nhận lấy chiếc áo khoác đồng phục thơm mùi nước xả vải, nhoẻn miệng cảm ơn cậu.
“Ừm, tớ không sao. Lần sau, cậu chú ý hơn nhé.”
Trước khi rời đi, cô gái có để lại một số điện thoại và thông tin cá nhân hẹn khi nào đó sẽ mời cô đi uống trà sữa xem như tạ tội. Thật ra đó chỉ là về mặt hình thức, cô cũng sẽ không vì chuyện cỏn con này mà bắt người ta khao trà sữa Phúc Long.
“Tay cậu như nào rồi?”
“Không sao, cổ áo chỉ dính sốt cà ri thôi. Tớ không có bị thương.”
“Giờ này, cô y tế lên trường rồi. Bây giờ lên phòng y tế với tôi.”
Đáy mắt của cô ánh lên tia vui vẻ, Hiên xắn ống tay áo đến ngang khuỷu tay, cố ý cho cậu xem cổ tay, giọng điệu vui vẻ.
“Đó, cậu thấy không? Tay tớ không bị thương.”
(…)
Ngoại ô thành phố có một con sông nhỏ chảy bắt ngang qua cầu. Khoảng mười năm về trước con sông trong vắt nhưng kể từ khi các nhà máy xí nghiệp nổi lên, con sông nhuộm đen màu hóa chất, thi thoảng cá chết nổi lềnh đềnh trên mặt sông. Khi đi ngang qua cây cầu cũng có thể ngửi thấy mùi hôi thối làm con người ta cảm thấy buồn nôn. Tuy vậy, đối với một số người dân sống bên kia con cầu đã thấy làm quen nên không cảm thấy quá khó chịu.
Bên kia con cầu là một khu dân cư khoảng gần hai trăm hộ gia đình sống san sát nhau.
Ở cuối con đường dẫn vào khu dân cư có một con ngõ nhỏ chỉ đủ đi xe máy vào bên trong, con ngõ ấy dẫn đến ngôi nhà hình hộp. Bên ngoài quét lớp vôi trắng, không có cổng.
Người phụ nữ độ chừng ngoài bốn mươi tuổi ngồi trên ghế nhỏ màu đỏ, tay phải múc gáo nước trong chum đổ xuống thau, hai tay dùng sức giặt chiếc áo thun phai màu. Bà ta nghe thấy tiếng bước chân vào nhà, ngẩng đầu ngước mắt nhìn.
“Thưa mẹ con đi học về.”
“Ừ.”
Duy xỏ dép màu vàng vào nhà.
Phòng khách chỉ đặt một bộ bàn ghế cũ bốn người ngồi đã phai màu, có lẽ nó được làm từ loại gỗ rẻ tiền. Tiếp đến là gian bếp nhỏ, trên tường đã loang những vết ố vàng, có cả những vết màu đen do khói bếp tỏa ra. Hai phòng ngủ, phòng ngủ theo đúng nghĩa đen tức là chỉ đặt đủ một chiếc giường là chỉ chừa một lối nhỏ rộng bằng hai tấm gạch sàn đi vào trong. Tủ quần áo được để ở bên ngoài.
Tàn thuốc lá rơi vãi trên sàn, những lon bia được bóp méo ném lung tung. Chiếc vớ màu đen treo ngổn ngang trên ghế, bốc ra mùi quỷ dị. Cảnh Duy đoán rằng có lẽ, ông ấy vừa rời đi không lâu, lúc mẹ cậu đang giặt quần áo.
Cảnh Duy lấy chổi quét dọn nhà cửa, sau đó đem vớ bỏ vào thau nhựa lát nữa giặt. Cậu rửa tay sạch sẽ, tìm một ít rau củ còn sót lại lúc trưa. Một quả cà tím, hai quả trứng gà. Vừa đủ để nấu một bữa tối. Cà tím được bắt lên nồi xào, kế tiếp cậu luộc hai quả trứng gà. Nếu ăn như vậy thì không có canh để uống nên cho vài thìa muối và một ít đường vào nồi, nấu một nồi canh không rau, không thịt.
“Dạo này học hành thế nào rồi?” Bà Nhài gắp trứng chiên vào bát cơm, ân cần hỏi han.
“Dạ vẫn ổn.”
Nhài gật đầu như đã hiểu, bà ấy không hỏi han gì thêm. Từ trước đến nay chuyện học tập của con trai mình luôn luôn tốt. Năm nào cũng nằm trong danh sách nhận được học bổng của trường, điều này làm bà phồng mũi mỗi khi mấy bà trong khu chợ cũ hỏi đến.
Mấy tuần gần đây, bàn tay bà thường hay run rẩy đến nỗi cầm không vững bát cơm. Bát cơm rung lắc, cơm bắn tung tóe ra chiếu hoa. Trong lúc bà định đặt bát cơm xuống định bụng lượm những hạt cơm rơi vãi trên chiếu thì Cảnh Duy ngăn cản bà.
“Mẹ cứ để đó, để con dọn cho ạ.”
“Mẹ hậu đậu quá nhỉ? Có bát cơm cũng giữ không chắc nữa.”
“Không sao đâu ạ.”