Cô đang nghĩ, “Thiên Ân! Đây không phải là bệnh viện mà kiếp trước mình xin vào làm điều dưỡng sao? Mình cũng nghe nói đến vị chủ tịch này, nhưng chưa gặp bao giờ. Nghe nói ông ta cũng rất thân thiện. Không ngờ kiếp này lại được gặp ông ta, càng không ngờ là ông ta lại là bạn của mẹ. Nhưng mà… bạn theo kiểu gì thì mình chưa biết? Còn Ngọc Hải, kiếp trước hình như đâu phải là đi theo Chương Dương làm trợ lý và tổng giám đốc đâu? Anh ta cũng chỉ là một trưởng phòng kinh doanh của một công ty thời trang nhỏ thôi. Nếu anh ta là tổng giám đốc thì hai vợ chồng đâu cần ở nhà thuê chứ? Hình như kiếp này mọi chuyện đều thay đổi cả…”
Bổng cô thở dài một tiếng.
– Haiiiii….
Cả bốn người đều quay sang nhìn cô. Bảo Trâm cười cười nói.
– Không… không có gì. Chỉ là hơi…hơi mệt một chút thôi.
Trí Bảo bèn nói.
– Chắc là hồi tối em uống hơi nhiều rượu, nên cảm thấy trong người mệt mỏi phải không?
Ông Ân ngạc nhiên hỏi Bảo Trâm.
– Cháu uống rượu à?
Ngọc Hải vội nói.
– Dạ không! Tại hôm qua là sinh nhật 18 của Bảo Trâm. Bọn cháu đã tổ chức tại nhà để chúc mừng cô ấy, cho nên có uống một chút rượu cho vui thôi ạ!
Ông Ân lại càng kinh ngạc.
– Hôm qua là sinh nhật cháu sao? Mẹ cháu cũng không nói cho bác biết. Cho nên bác không có chuẩn bị quà, để một lát bác đem sang tặng cháu nhé!
Bảo Trâm vội quơ tay nói.
– Không cần đâu ạ! Bác đừng làm vậy! Cháu sẽ không nhận đâu. Với lại đối với cháu ngày sinh nhật chẳng là cái gì cả. Thà không nhớ nó còn hơn. Tại ba người họ nhiều chuyện thôi, chứ cháu không thích nó tý nào? Cả mẹ cháu cũng vậy?
Mọi người đều ngạc nhiên nhìn cô, ông Ân hỏi.
– Vì sao thế cháu? Sinh nhật là ngày vui, là ngày cháu cất tiếng khóc chào đời. Sao cháu lại có thể không muốn nhớ nó chứ? Có thể chia sẽ cùng Bác không?
Ba người cũng đều gật đầu.
– Đúng đó Bảo Trâm! Bọn anh cũng muốn biết!
Cô nhìn về xa xâm nói.
– Ngày đó của 10 năm về trước là ngày mà ba cháu dẫn người đàn bà khác về, còn ôm theo một đứa bé trai trên tay. Cũng trong ngày đó ông ta đã tống cổ mẹ con cháu ra khỏi nhà, trong lúc trời mưa tầm tã. Mẹ đã ôm cháu đến nhà người quen ở nhờ, nhưng đến đêm cháu lại bị cảm. Mẹ cũng đã thức trắng cả đêm để lo cho cháu. Qua vài ngày sau, cháu hết bệnh thì mẹ mới đưa đơn ra tòa xin ly hôn. Dưới sức ép của pháp luật, ông ta mới phải chia cho mẹ con cháu một số tiền. Mẹ mới mua một căn nhà nhỏ trong hẻm sâu cho hai mẹ con sinh sống. Từ đó về sau, hai mẹ con cháu cũng không còn gặp ông ta nữa. Nhưng ngày mẹ con cháu bị ông ta đuổi khỏi nhà thì cháu sẽ không bao giờ quên. Đó cũng là ngày sinh nhật của cháu.
Ông Ân lại hỏi.
– Vậy ba cháu có gửi tiền trợ cấp cho cháu không? Theo luật thì ông ta phải trợ cấp cho đến lúc cháu đủ 18 tuổi.
Cô cười khẩy nói.
– Ha… tiền của ông ta còn không đủ cung phụng cho con trai lấy đâu mà trợ cấp cho con gái chứ? Mà ông ta cũng đâu có con gái. Hầu như ông ta đã quên luôn sự tồn tại của đứa con này rồi. Thế cũng tốt! Sau này trên đường đời có gặp nhau cũng xem như người xa lạ. Ông ta không có con gái, cháu cũng không có cha.
Ông Ân đau xót nói.
– Chắc cháu hận ba cháu lắm?
Cô lắc đầu.
– Không đâu ạ! Đã là người xa lạ thì lấy gì mà hận mà oán, mà thương mà yêu nữa chứ? Lúc trước đúng là cháu rất hận ông. Nhưng càng về sau nghĩ lại, người đàn ông như vậy không đáng để cháu hận, còn hận tức là còn thương. Nên cháu quyết định sẽ không hận nữa. Cũng không thương!
Thấy trong mắt ông Ân ánh lên vẽ đau xót, Trí Bảo bèn nói.
– Trâm à! Anh nói là nếu thôi nhé! Nếu như ông ta không phải là cha ruột của em. Mà cha ruột của em lại là một người khác, vì lý do bất đắc dĩ nào đó mà không thể nhận lại hai mẹ con em. Thì em sẽ đối xử như thế nào khi gặp lại người cha ruột ấy?
Ông Ân và Bảo Trâm đều kinh ngạc nhìn hắn. Trí Bảo sờ sờ mũi nói.
– Anh chỉ nói là nếu thôi. Chứ đâu phải là thật! Tại nghe em kể người cha ấy vô tình quá. Nên anh mới đưa ra giả thuyết thế thôi. Chứ ba mẹ anh cũng ly dị nhưng họ cũng đâu như ông ta vậy? Dù ít quan tâm nhưng không hề cho anh thiếu bất cứ thứ gì. Dù họ cũng có gia đình riêng cũng có con, nhưng họ vẫn nhớ tới đứa con này đấy thôi.
Cô thẳng thắng đáp.
– Nếu là có chuyện như vậy thì tôi chắc chắn sẽ băm ông cha ruột ấy thật nhuyễn rồi xay sinh tố cho cá ăn. Người đàn ông hèn hạ, dám làm mà không dám chịu.
Cả bốn người đều đổ mồ hôi hột đầy đầu. Trí Bảo, Chương Dương và Ngọc Hải thì đều đồng tình nói trong lòng. “Tội nghiệp cha vợ!” Còn ông Ân thì khóc thầm, “Thế này sao ba dám nhận lại con đây?”
Nhưng rồi cô lại thở dài nói.
– Nhưng mà nếu có chuyện đó cũng tốt. Tôi và ông ta cũng hoàn toàn trở thành kẻ lạ người xa. Tôi cũng sẽ không còn nghĩ lại là trong người mình còn chảy dòng máu của ông ta nữa!
Ông Ân bèn nói.
– Trâm à! Được làm cha con cũng là do duyên nợ nhiều đời nhiều kiếp mà thành. Có đôi khi bản thân mình không muốn cũng không thể thay đổi được. Nếu như ông ta không phải là cha ruột cháu nhưng biết đâu lại là họ hàng thân thích thì sao? Cũng không thể quá tuyệt tình. ” Bởi Ông ấy vẫn là chú của con mà!”
Nhưng cô lại lạnh lùng nói.
– Dù ông ta có là gì thì đối với cháu đã không còn quan trọng. Quan trọng là mẹ cháu thôi. Cháu chỉ hi vọng mẹ sẽ vui vẽ hạnh phúc. Bác biết không? Mẹ cháu vì ông ta mà đã không còn tin vào bất cứ người đàn ông nào trên đời này rồi. Mẹ thường đem gương ông ta ra mà nhắc nhở cháu. Dù ban đầu người đàn ông có bất chấp tất cả theo đuổi mình, nhưng khi càng về già nhan sắc tàn phai. Hoặc giả như mẹ cháu không sinh con trai thì họ cũng sẽ vứt bỏ mình như vứt bỏ một món đồ cũ kỹ vậy.
Vừa nói cô vừa ý vị thâm trường nhìn ba người bọn Trí Bảo, Chương Dương và Ngọc Hải. Khiến cả ba người đều âm thầm kêu khổ không thôi. Nhưng ông Ân lại nói.
– Cũng không phải trên đời tất cả đàn ông đều như thế đâu cháu à. Vẫn còn tồn tại những người đàn ông rất chung thủy đấy. Dù vợ họ có như thế nào đi nữa họ cũng sẽ mãi mãi yêu thương như thuở ban đầu.
Cả ba người lại thầm dựng ngón tay cái lên cho ông. “Cha vợ nói rất đúng!”. Thế nhưng Bảo Trâm lại dội một chậu nước lạnh vào mặt họ.
– Cháu cũng đã từng có suy nghĩ giống bác đấy ạ! Nhưng rồi kết quả cháu nhận được thì lại không khác chi mẹ cháu, vô cùng chua chát và ê chề. À… mà sao hôm nay cháu lại nói nhiều thế không biết. Thật khiến bác phải chê cười rồi.
Ông Ân hiền từ nhìn cô nói.
– Bác sẽ không bao giờ cười cháu, ngược lại bác càng hy vọng cháu tâm sự nhiều cho bác nghe. Được là người cháu đặt trọn niềm tin chia sẽ mọi tâm sự, bác cảm thấy chính là thành công nhất trong đời của bác đấy!
Nhìn ánh mắt ông, cô cảm giác có một sự thân thuộc lạ thường. Giống như cô và ông ta đã biết từ lâu vậy. Nhưng mà cô vẫn khách sáo nói.
– Dạ! Cháu cảm ơn bác rất nhiều ạ!
Ngồi một lúc, ông Ân từ tốn nói.
– Nếu cháu đã không có gì đáng ngại thì bác phải về đây! Đây là danh thiếp của bác, có gì cháu cứ gọi điện nhé!
Nói rồi ông đặt tấm danh thiếp vào tay cô, sau đó đứng dậy chào ba người Trí Bảo, Chương Dương cùng Ngọc Hải.
– Thôi! Bác cũng xin phép về nhé! Ba cháu ở lại chơi. Hôm nào rảnh bác cháu ta cùng ra ngoài ăn tối.
Rồi vỗ vai của ba người bước đi ra. Cả bốn người đều tiễn ông ra xe. Ông phất tay tươi cười rồi cho xe chạy. Bảo Trâm nhìn theo ông ta mà có một cảm giác vô cùng lạ lẫm dâng lên trong lòng. Muốn nắm bắt nhưng lại không được.
Ông Ân đã lớn tuổi, sự đời đã trải qua quá nhiều, làm sao không nhìn ra cả ba chàng trai đều thích Bảo Trâm chứ. Nhưng ông cũng nhận ra là Bảo Trâm vô cùng bài xích họ, cũng như ánh mắt ban đầu của cô khi ông nói ông là bạn của mẹ cô. Ông không khỏi lắc đầu. “Hai mẹ con đều y như nhau cả. Đều không có lòng tin vào tình yêu chân thành. Hai… tất cả là lỗi tại mình. Nếu năm đó không nhường Lệ lại cho em trai chắc hai mẹ con đã không phải như vậy! Đều là lỗi tại mình!”
Còn về phần Bảo Trâm, lại luôn suy nghĩ liệu người hay gửi tiền cho mẹ con cô và cả người cha dấu mặt năm nào cũng đóng tiền học cho cô, có phải là ông ta không? Nếu thật sự là ông ta thì cô sẽ xem xét lại, có nên đốc thúc mẹ tiến tới với ông ta không? Không bởi vì điều gì cả. Bởi vì cô cảm thấy ông ta rất chân thành, một người già như vậy chắc sẽ không dối gạt mẹ làm gì. Với lại kiếp trước được biết danh tiếng của chủ tịch Ân rất là tốt. Ông cũng không có vợ con gì luôn. Như vậy, Bảo Trâm cũng yên tâm nói với mẹ đồng ý quen với ông ta.
Trong lúc Bảo Trâm mãi mê suy nghĩ, thì cả ba người Trí Bảo, Chương Dương cùng Ngọc Hải đã vào bếp trổ tài nấu bửa cơm chiều rồi. Sau khi xong, họ lại kéo Bảo Trâm vào nếm thử tay nghề của bọn họ. Bảo Trâm dở khóc dở cười nhìn họ. Tin nổi không đây? Một chủ tịch tập đoàn, một tổng giám đốc cùng một đại thiếu gia. Lại đi vào một căn bếp nhỏ bé nhà cô mà nấu ăn. Ai chà chà… cô có phải là đang nằm mơ không vậy?