Ở cái làng nhỏ nghèo nàn bên ngoại thành Đại La, ở một cái xóm nghèo có một túp lều tranh rách nát , trong túp lều tranh tồi tàn bé nhỏ ấy có ba con người đang thưởng thức món cháo gà thơm ngon. Người đàn ông lặng nhìn mẹ goá con côi thưởng thức bữa ăn ngon mà lâu rồi bọn họ mới được thưởng thức. Cái niềm vui sung sướng của mẹ con họ sau khi đã vượt qua một kiếp nạn sinh tử chia ly, để tiếp tục được đồng hành với nhau trên cõi đời này. Căn nhà tuy rách nát, trong nhà của cải không có gì, nhưng niềm vui hạnh phúc hiện rõ trên khuôn mặt của hai mẹ con họ. Bọn họ ăn xong miếng thịt gà cuối cùng, phần xương còn cắn mút cả tủy vì cảm thấy tiếc . Con người là vậy, khi người ta nghèo túng, người ta sẽ tự biết tiết kiệm đến từng thứ nhỏ bé nhất. Hai mẹ con ấy ăn xong rồi, khuôn mặt thỏa mãn sung sướng. Bàn tay dính đầy mỡ trong lúc cầm gà ăn uống, những lần cắn xé miếng thịt gà còn văng mỡ lên bộ quần áo tồi tàn của họ. Bạch y nhân nhìn thấy mẹ con họ như vậy thì trong lòng hắn rất vui, lúc này thấy bọn họ mặc quần áo rất là tồi tàn rách nát, cảm thấy thật thảm hại. Bộ quần áo ấy đã vá chằng chịt nên trông không giống như là một cái áo nữa, mà giống như một cái giẻ lau rồi. Hắn muốn cho hai mẹ con này có một cuộc sống tốt hơn, liền thọc vào túi lấy ra một cái gì đó. Hắn nắm thứ ấy trong tay , đưa về phía người mẹ mà nói .
– “này , ta cho bà cái này, mau nhận lấy.”
Người mẹ đang sung sướng thỏa mãn sau khi thưởng thức một bữa ăn no, nghe nói được cho gì đó thì theo thói quen cũng đưa hai tay ngửa ra hứng lấy , dù không biết là cái gì. Khi bàn tay vừa ngửa ra, thì bạch y nhân đã thả vào tay bà những đồng tiền, số tiền ấy rơi vào tay bà nghe loảng xoảng. Người đàn bà giật mình , thấy tiền rớt trên tay mình vội vàng hỏi .
– “Thưa ân công, cái này là nghĩa làm sao?”
Bạch y nhân tới đây cứu mạng đứa con bà, còn mua gạo cho bà, mà bà còn chưa đưa được cho người ta bất cứ lợi ích gì. Có ơn chưa báo đáp mà lại còn nhận thêm ơn, bây giờ người này còn cho bà tiền nữa, khiến bà rơi vào tình cảnh thật sự rất khó xử. Bạch y nhân nhìn bà với một nụ cười dịu hiền như hắn vẫn thế, hắn phẩy nhẹ tay mà bảo.
– “Ta thấy mẹ con bà quần áo rách nát lắm rồi đấy. Cái thứ mẹ con bà mặc trên người không còn được gọi là quần áo nữa , mà gọi là vải rách thì đúng hơn. Ta cho mẹ con bà ít tiền, hãy dẫn nhau ra chợ mua vài bộ quần áo mới mà mặc đi.”
Thì ra tiền này là để cho bà mua quần áo mới ư ? Nếu như bảo đưa tiền để cho bà đi mua gì về cho vị ân công này thì bà làm được, chứ cho bà tiền thế này khiến bà cảm thấy rất ngại , bà ngập ngừng nói.
– “ân công tới đây chữa bệnh cho con trai của tiểu nhân, mà tiểu nhân còn chưa trả được cho ân công một đồng tiền công nào. Bây giờ lại còn nhận ân huệ của ân công nhiều thế này, tiểu nhân biết phải báo đáp làm sao?”
Quả thật là có gì đó rất là kỳ lạ, khiến cho một người phụ nữ đã quen khổ cực cảm thấy có gì đó không bình thường. Mẹ con bà không có bất cứ thứ gì để người đàn ông kia có thể lợi dụng được, vậy mà vẫn cho bà quá nhiều ân điển như vậy, khiến cho lòng biết ơn của bà trào dâng. Bạch y nhân vẫn cứ khuôn mặt ung dung, hắn phẩy tay cười nhạt.
– ” Bà ngại ngùng cái gì mà không dám lấy chứ ? Ta cứu con bà và vì ta thích thế. Ta cho bà tiền cũng là vì ta thích thế . Có gì phải ngại đâu ? Để ta nói cho bà biết, ta giàu nứt đổ vách. Vài ba đồng tiền lẻ này với ta không là cái gì cả , bà cứ cầm lấy mà mua quần áo đi.”
Người phụ nữ tròn mắt nhìn vào tiền trên bàn tay mình , toàn là tiền đồng . Bà ta biết rằng người trước mặt bà không phải là dạng tầm thường gì , nên cũng hiểu được phần nào vấn đề. Tiền đồng đối với những người giàu có thì chỉ là tiền lẻ, nhưng đối với những người nghèo như bà thì tiền đồng là tiền chẵn , chỉ có tiền xu hoặc tiền hào mới gọi là tiền lẻ thôi. Dẫu biết rằng những đồng tiền này với những bậc phú quý thì không là cái gì cả. Chỉ là chút thịt dính vào kẽ răng mà thôi. Nhưng bà vẫn có cảm giác gì đó không dám, khuôn mặt ngại ngùng. Bạch y nhân thấy vậy thì bật cười một tiếng, biết rằng người phụ nữ này thích lắm nhưng vẫn còn đang ngại, cho nên hắn nhìn bà mà hối thúc.
– “Được rồi, cầm tiền rồi thì đi mua quần áo đi . Ta nói cho bà biết, ta cho bà là vì ta thích cho , chứ nếu bà ngửa tay xin ta thì ta tuyệt đối không cho đâu . Đây là cơ duyên của bà, nên bà cứ nhận lấy và mau đi đi, đừng có ngồi đó nữa.”
Người phụ nữ nghe vậy thì vững dạ hơn nhiều. Bà lại quay sang nhìn đứa con của mình. Đứa trẻ trong bộ đồ rách nát đang hướng ánh mắt nhìn bà với sự mong đợi lớn. Bà cũng như bao nhiêu người mẹ khác, muốn mua cho con mình những bộ đồ đẹp , muốn cho con mình cuộc sống đầy đủ như người khác. Bà cũng muốn dẫn con mình ra chợ mua sắm lắm chứ, nhưng hoàn cảnh của bà thế này thì mua sắm cái gì, là lực bất tòng tâm mà thôi. Bây giờ người này cho bà tiền để đi mua sắm, thì không phải là một điều rất tốt đẹp đó sao ? Bà vội bật dậy , nghiêm túc hướng ân nhân cúi đầu nói .
– ” vậy thì chúng tiểu nhân xin đa tạ ân công . Mẹ con tiểu nhân sẽ làm theo lời ân công căn dặn, đa tạ ân công đã ban ơn.”
Người mẹ ấy đã nhận tiền và không còn ngại ngùng nữa, điều này khiến Vạn Vân Phong cảm thấy vui vẻ . Hắn gật đầu một cái , vẫy nhẹ tay.
– “Tốt lắm, vậy hãy làm việc cần làm đi.”
Hai mẹ con mừng quýnh, họ vội dọn dẹp tất cả những thứ trên bàn, lại rót một bình trà ra cho Bạch y nhân kia, sau đó mới dắt díu nhau đi ra ngoài đường. Bạch y Nhân nhìn hai mẹ con, thấy họ mừng rỡ dắt tay nhau đi thì trong lòng hắn cũng vui vẻ lắm. Người ta có câu “khi cho đi, thì đó cũng là lúc ta đang nhận về”. Lại có câu “sống là phải cho đi , đâu chỉ nhận cho riêng mình?” . Cho đi cũng có niềm vui hạnh phúc của cho đi, bởi lúc cho mẹ con kia nhiều ân huệ , hắn nhận lại rất nhiều niềm vui trong tâm hồn của mình. Những niềm vui ấy đã chữa lành vết thương trong lòng, chữa lành nỗi đau mà hắn vừa mới đây bị phải. Hắn nhẹ nhàng nhắm mắt , nhẹ nhàng cảm nhận niềm vui an lạc, toạ thiền chờ đợi mẹ con kia trở về , tự hỏi không biết họ sẽ mua quần áo gì đây?
Hai mẹ con họ dắt tay nhau ra đường, vừa đi vừa cười nói vui vẻ. Người mẹ ngửa tay ra bắt đầu đếm tiền, không biết mình được cho bao nhiêu đây? Một đồng, hai đồng , ba đồng… 30 đồng. Người mẹ sung sướng thấy mình được cho những 30 đồng , đối với người nghèo khó thì số tiền này quả thật không hề nhỏ. Người mẹ nghèo khổ lấy túi vải ra, nhẹ nhàng cho tiền vào trong túi tiền vải ấy một cách cẩn thận, sung sướng cất vào trong người. Với số tiền này thì mua cho con vài bộ quần áo là chuyện nhỏ, và thậm chí có thể sắm cho nó một vài đôi giày mới. Đứa trẻ vui mừng siết chặt bàn tay mẹ , nó rất háo hức về một bộ đồ mới , nó nhìn mẹ nó mà hỏi.
– “mẹ ơi, ân nhân cho mình nhiều tiền không? Số tiền ấy liệu có thể mua cho con được hai bộ hay không?”
Nó vừa nói vừa đưa hai ngón tay về phía mẹ mình, hàm ý như muốn nói mình muốn nhiều hơn một bộ. Người mẹ rất vui vẻ , với một nụ cười hạnh phúc trên môi bà nhìn đứa con mà gật đầu.
– ” Không chỉ có thể mua hai bộ, mà có thể mua được tới ba bộ, và sắm cho con thêm đôi giày nữa.”
” Ôi thích quá” , đứa trẻ reo lên sung sướng, bước chân cũng nhanh hơn như mong mau chóng bước vào tới chợ để mua đồ. Hai mẹ con cứ thế bước đi, rồi dần dần cái khu chợ cá kia cũng dần xuất hiện trước tầm mắt. Họ đi ra chợ cá không phải là để mua cá, mà để mua sắm những vật dụng cần thiết. Chợ cá ven sông là một khu chợ nghèo , chủ yếu là bán những thủy sản từ dưới sông bắt được đem lên bán. Nhưng đã là chợ thì đương nhiên phải có những mặt hàng thiết yếu như quần áo giày dép. Chợ cá không phải chỉ có bán mỗi cá tôm, mà các vật dụng cần thiết khác đều có. Chợ cá bán những món hàng rẻ tiền, đương nhiên là ở phân khúc thị trường cho người nghèo, bởi khu chợ này là khu chợ của người nghèo. Nếu muốn mua những món đồ vải lụa cao cấp đắt giá , những thứ có giá trị hàng nén bạc, thậm chí cả nén vàng, thì phải vào Đại La Thành và tới khu chợ sang trọng nhất. Ở trong chỗ ấy có bán tất cả những thứ cao cấp nhất mà Giao Chỉ có thể có, và khu chợ ấy những người nghèo có lẽ sẽ không bao giờ nghĩ rằng mình có thể mua được những món đồ như vậy. Tất nhiên rằng phân khúc thị trường thì có rất nhiều đoạn , mỗi đoạn loại khác nhau . Khu chợ cá này là phân khúc dành cho người nghèo, thì quần áo ở đây chỉ tầm năm hào đến vài đồng một bộ , chứ không bán những thứ xa xỉ. Hãy thử tưởng tượng những người giàu có sẽ không bao giờ đến khu chợ tồi tàn này mua sắm đồ xa xỉ. Vậy thì mang đồ xa xỉ ra đây bán cho ai? Hai mẹ con này cầm 30 đồng đi mua sắm, họ sẽ không mua sắm hết từng này, bởi nhu cầu của mẹ con họ có lẽ chỉ tầm dưới 10 đồng là đã dư thừa rồi. Hai mẹ con dắt tay nhau hướng về khu chợ đã hiện ra trước mắt, trong đầu đã nhẩm tính đến những thứ cần mua. Người mẹ ngoài mua cho con ba bộ quần áo, vài đôi giày mới , thì còn muốn mua một ít trái cây về để thắp hương cho người chồng quá cố của mình.