Mụ dì ghẻ quét mắt qua tấm thân nhỏ bé của Yến Thư một lúc nhanh rồi cất giọng lanh lảnh: “Gì mà gầy đét như con cá phơi khô vậy. Nhiều khi cây chổi sợ còn sợ cầm không được chứ ở đó mà đòi phụ việc ở cái nhà này.”
Không kịp để Trương Thịnh lên tiếng, Thư đã nhanh miệng đáp lời. Cô bé tuy còn nhỏ nhưng nhận thức rất rõ việc bản thân đang mang ơn anh, có thể nào cô bé phải là người chủ động trước: “Dạ con thưa dì! Dì yên tâm. Con chắc chắn sẽ hoàn thành công việc nhà đầy đủ. Con ăn cơm cũng rất ít, chỉ hai bữa thôi là đủ rồi. Xin dì hãy cho còn vào nhà phụ việc. Con hứa sẽ ngoan.”
“Con nít vẫn dễ sai bảo hơn mà. Chứ dì xem xung quanh đây đâu có ai cho dì thuê giúp việc. Tôi còn phải đi làm nữa.”
Thấy con bé có vẻ khúm núm, lại thêm sợ Trương Thịnh trễ giờ làm ảnh hưởng đến đồng tiền của mình, bà dì ghẻ miễn cưỡng gật đầu.
“Muốn vào làm thì nhanh cái chân lên, một đống việc đang chờ mày kìa.”
Anh nhìn sang Yến Thư rồi gật đầu, khẽ đẩy nhẹ vai cô bé về phía trước, nói vọng theo: “Bà ta có đánh hay đập cũng kệ, chỉ cần ngoan ngoãn thôi thì bả sẽ khá hào phóng đó. Làm cho tốt, tối nay tôi đến đón về.”
Bé Thư có chút lưu luyến không muốn buông tay anh, nhưng sợ anh bị mắng nên dứt khoát chạy ù vào trong nhà, bắt đầu chuỗi ngày làm việc vất vả.
Sau đó Trương Thịnh cũng quay lưng rời đi, tiếp tục một ngày gánh hàng lên trên tỉnh. Dù vẫn chưa thể nguôi ngoai sau cái chết của em gái nhưng một góc sâu nào đó trong thâm tâm, anh vẫn hi vọng bà dì ghẻ sẽ không làm gì quá đáng.
Cuộc sống cứ thế tiếp tục vận hành theo bánh răn thời gian. Yến Thư chăm chỉ phụ việc nhà kiếm tiền, còn Trương Thịnh chịu khó ngày ngày đi làm tích góp từng đồng bạc. Bảo anh ngoài người bố vô tâm ra thì không còn người thân nào nữa thì vẫn chưa đúng lắm.
Thật ra bố anh còn có một người em gái ruột, Thịnh hay gọi là cô Út Phượng. Dù mang tiếng là hai anh em ruột, song vì ông bà nội xưa nay trọng nam khinh nữ nên chỉ mình bố anh được ăn học đàng hoàng, sau này lại được chia phần lớn của cải nên thành ra cô Út cũng chẳng dư dả là bao. Mẹ của anh lại là trẻ mồ côi không cha không mẹ nên có lẽ Út Phượng chính là phao cứu sinh cuối cùng của anh.
Số tiền Trương Thịnh tích góp được để chuộc Ngọc Thương cũng có một phần cô Út góp vốn, nên sau khi đưa Yến Thư về, anh cũng đã báo cho cô Út biết về tình hình hiện tại. Thương cháu Thịnh lại thương luôn cả đứa trẻ vô danh mà thằng bé chuộc về, dì Út tạm nén lại cú sốc về đứa cháu Ngọc Thương, vẫn chăm chỉ đi làm để đỡ đần cho Thịnh được khoản nào hay khoản đó. Từ lâu cô Út đã chẳng còn chút niềm tin vào ông anh trai thối nát gia trưởng kia nữa, ngẫm nghĩ lại chỉ thương thay cho phần của chị dâu và hai đứa con của chị. Nhưng vì bản thân vốn là phận nữ sanh ngoại tộc thấp cổ bé họng, lại chẳng được học hành đến nơi đến chốn không thể trực tiếp đối mặt với bà vợ chảnh chọe nhiều tiền kia được. Thành ra cô Út Phượng chỉ có thể làm lụng vất vả để giúp đỡ cháu Thịnh, hi vọng chút công sức này sẽ an ủi người chị dâu dưới suối vàng.
Tình hình trước mắt tạm thời yên ổn. Yến Thư dù đúng là bị bà dì ghẻ ngược đãi vô cớ, nhưng ít nhất cô bé vẫn được ăn uống đủ bữa, vẫn được có cơ may “nhận lương”, thêm cả sự chăm chỉ của Thịnh cùng phần trợ cấp đều đều của cô Út nên dần dần mọi thứ đang trở lại quỹ đạo như ban đầu.
…
Thấm thoát gần một năm trôi qua, Yến Thư ngót nghét tuổi chín mười. Cô bé đã sớm làm quen với công việc, lại may mắn được cô Út thương yêu như con ruột. Thư lấy làm hạnh phúc lắm. Trương Thịnh dù vẫn lạnh lùng như những ngày đầy tiên, nhưng thông qua hành động anh chịu khó thu xếp công việc để đón cô bé về xóm trọ sớm hơn, lại thỉnh thoảng mua ít bánh kẹo làm quà, chỉ nhiêu đó thôi là Thư đã rất mãn nguyện rồi. Bé Thư sẽ vẫn hằng đêm cầu nguyện cho cuộc sống vốn chẳng mấy dư dả như bây giờ đây hãy trôi qua thật êm đềm…
Cho đến khi…
“Anh không thể làm như thế được! Anh có còn là con người không?”
Một buổi chiều được về sớm khá đẹp trời, Trương Thịnh đang ôm trong tay vài ống bánh cốm nóng hổi, định bụng khi rước Yến Thư về sẽ chia cho cô bé một thanh, nào ngờ tiếng thét quen thuộc vang lên từ vườn nhà khiến anh giật bắn mình.
“Tiếng hét này… là của cô Út!”
Sợ cô Út gặp chuyện không lành, Thịnh hớt hải đánh rơi cả bọc bánh, phóng thẳng vào trong căn nhà bề thế của bà dì ghẻ, cổng sân vườn đã mở toang hoang từ lúc nào.
“Con mất dạy. Ai đời em gái mà dám cãi lời anh trai chem chẻm như thế hả!”
Một người đàn ông trong độ tuổi tứ tuần, thẳng tay vung một cú tát trời giáng vào mặt cô Út khiến cô ngã khụy xuống.
“Ý tao đã quyết, tiền sính lễ tao cũng đã nhận đầy đủ. Lo mà sắp sếp trong ba ngày tới chuẩn bị cho tươm tất, họ sẽ kéo cả một đoàn khách quý tới rước dâu đấy.”
“Cô Út ơi!”
Trương Thịnh vừa chạy tới, khi này Thư cũng vừa bước ra từ vườn cây kiểng, cả hai thấy cô Út đang ngồi khụy xuống nền đất thì hoảng hốt chạy vụt tới.
“Cô Út ơi! Cô có sao không? Để… để con đỡ cô.”
“Ông làm cái gì vậy? Có gì bình tĩnh nói. Sao lại động tay động chân với cô Út?”
“Con nít con nôi, đi ra chỗ khác cho người lớn nói chuyện.”
Người đàn ông giữ nguyên nét mặt hung dữ, đằng đằng sát khí nhìn Thịnh.
“Ba mày nói đúng rồi đó. Chuyện người lớn thì đám con nít chúng mày đừng xỏ mũi vào.”
Mụ dì ghẻ đứng nấp đằng sau từ nãy đến giờ liền lên tiếng, đoạn hướng mắt về phía cô Út, cất giọng chanh chua: “Còn cô Út nữa, chị thấy anh ấy nói đúng đó chứ. Em coi, nhà lão Huy giàu như thế đấy, bao nhiêu thiếu nữ trẻ đẹp, phú bà giàu có lại không ham, chỉ say mê mỗi mình cô Út. Út phải biết cảm ơn ông trời khi ông ta nằng nặc đồi lấy em về làm vợ chứ.”
“Chị im đi. Hạnh phúc của tôi phải do tôi chọn. Muốn cưới, muốn lấy ai tôi mới là người quyết định.”
“Hỗn láo! Ai cho mày dám nói chuyện với chị dâu như thế!”
Ông ta lại vung thêm một cú tát nữa vào cô Út, nhưng may mắn Thịnh đã nhanh tay cản lại. Lúc này anh đã hiểu được đại khái sự tình.
“Ông thôi đi! Cưới hỏi cái gì ở đây. Cô út chưa đủ khổ hay sao mà bây giờ còn bắt dì ấy đi lấy ông Huy. Cả cái làng này ai chả biết lão già đó tính đến nay đã có tận năm bà vợ. Gả dì ấy về đấy khác nào ném mồi ngon cho cá sấu!”
“Thằng nghịch tử trời đánh này, tao có dạy mày cãi tao như thế không? Đúng là giống hệt con mẹ mày, cả con Út nữa, chẳng biết thế nào là phép tắc cả!”
Yến Thư co ro ôm chặt cô Út, chưa bao giờ cô bé thấy ông chủ và anh tức giận đến mức độ này.
Mọi chuyện xoay chuyển nhanh đến chóng mặt, dù tức giận và cực kỳ phẫn uất, nhưng cả cô Út, Trương Thịnh và Thư chẳng thể làm gì khác.
Chớp mắt đã đến ngày rước dâu, Yến Thư đứng núp sau lưng Thịnh, hai anh em nhìn người cô thân thương đang mặc một bộ váy cưới đỏ chói mà lòng nhộn nhạo không thôi.
Cô Phượng rưng rưng nhìn hai đứa trẻ đáng thương. Lấy chồng xa rồi thì ai sẽ đỡ đần cho hai đứa nhóc này. Phượng thầm oán trách, khốn nạn cái số con rệp của bản thân, chị dâu và hai đứa con của chỉ. Lực bất tòng tâm, cô Út gói vào tay Thịnh một hộp gỗ nhỏ tối màu: “Út đã để lại hết tất cả những gì bản thân có thể, hai đứa hãy ráng dành dụm thêm ít lâu nữa rồi tím cách trốn khỏi cái chốn tù đày này.”
Cô Út cố rặng ra một nụ cười ảo não, đặt tay lên vai Trương Thịnh: “Út tin mẹ và em gái trên trời sẽ phù hộ cho con. Cô biết con rất mạnh mẽ, dù gì thì con cũng phải chăm sóc lo cho bé Thư ăn học thành người nhé.”
Lại đưa mắt nhìn qua Yến Thư đã trực trào nước mắt từ bao giờ: “HUHU Cô Út ơi! Út ở lại với Thư, Thư rất thích sống cùng Út mà!”
“Thư ngoan. Đừng bao giờ làm anh Thịnh của con phải buồn lòng nhé. Cô hứa nhất định sẽ quay lại tìm gặp hai đứa.”
Hòa với hàng nước mắt của ba dì cháu, tiếng nhạc đám cưới vẫn vang lên linh đình khắp cả ngày hôm đó. Út Phượng dần khuất dạng theo đoàn đưa dâu của lão Huy, bỏ mặc hai anh em Thịnh và Thư đang dõi theo phía sau. Giờ đây họ chỉ đành dựa vào nhau mà sống. Quyết tâm thoát thân khỏi ngôi nhà chết tiệt này lớn hơn bao giờ hết.