Âm Phong Hải Truy Nhân

Chương 1-2: Mặt Giếng



Đâu đó trên vùng biển phía nam, nước Đại Việt. Có một hòn đảo nhỏ vẫn cứ le lối hy vọng sống nhỏ nhoi trước áp bức của chiến tranh, loạn lạc, giặc trong, giặc ngoài, giặc tâm… làm gì có ai mà trong sạch hoàn toàn. Tiết trời se lạnh của những tháng cuối đông làm cho lòng người của dân làng này càng thêm kinh tởm bốc mùi. Trời giữa trưa nhưng chẳng có tí nắng nào tưởng như buổi chiều, ảm đạm đến ngột thở…

– “Phong Hi!” tiếng réo lớn từ gian bếp sau nhà vọng lên đủ làm tôi giật mình vội cầm chén đũa trong tay đặt xuống cái chiếu được trải dưới nền đất. Đó là mẹ tôi một người đàn bà đáng thương “Nhã Tịnh” thường được mọi người kêu bằng từ “Nhã” vì từ “Tịnh” là tên nhưng khó gọi hơn.

Tôi lại ngớ người nữa rồi, chuyện này cũng chẳng phải lần một, lần hai mà nó như gắn liền với cuộc sống của tôi rồi ấy chứ… vừa nãy tôi cứ đứng ở sau cửa mà nhìn thẩn thờ căn nhà to đối diện, có cây hoa hồng dại từ bao giờ đã leo lên tường rào đầy rêu mà nở ra những đóa hồng nhỏ tiếc thay khi nó không mang lại cảm giác đỏ thẩm, rực rỡ mà chỉ le lối tỏa chút hương, sắc. Trong tôi là nỗi dây dứt sao? Không đâu! chỉ có chút đồng cảm… ánh mắt cứ nhìn mãi theo với nỗi trống rỗng sâu thẳm.

– “Cứ ngơ ngơ ra! Mày ngóng ai ở đó! Có ngày ổng về bóp cổ mày.”

Gần nữa tháng trước có một ông quan triều đình về cái nơi khỉ ho cò gáy này, theo lệnh lũ bán nước ra đây làm tay sai thì phải. Nhưng vừa mới đến ông ta đã phát điên chửi bới dám phản bọn Pháp thà chết chứ không “theo Tây” làm tay sai. Bọn đấy hung lắm! Đánh ông ta giữa đường ra vẻ răng đe cả làng biết yên phận. Mà cái làng này vốn đã theo Tây nhiều không xuể. dù có yêu nước đi chăng nữa thì bọn nó đông đường nào mà sống chỉ còn cách khép mình mà sống. Cũng chỉ có ít người gốc Việt, đa số là dân tản cư từ nhiều nước lân cận tìm sống nhưng sớm đã mất gốc từ khi nào chỉ biết sống trên đất Việt là người Việt mà thôi chính tôi cũng thế. Còn ông quan kia bị đánh đến thừa sống thiếu chết, bị lôi đến ngôi nhà lớn trước nhà tôi. Lũ đấy còn lương tâm không moi súng ra mà bắn chết như ông Tư, lúc trước thường cách một khoảng thời thì mới thấy mặt ông ta nhưng hơn nữa năm nay chẳng thấy đâu, người ta hay đồn là chết như thế… Bà Tư như phát điên thành con người cay nghiệt chẳng ai thèm đoái hoài đến. Vài hôm liền chẳng thấy ông quan bù nhìn ra cổng thì có hai thằng Tây phá cửa vào trong kiểm tra thì thấy hắn treo cổ tự tử ở giữa nhà như trêu ngươi lũ giặc, lén nhìn qua khe cửa tôi có chút hoảng khi thấy hai đôi chân đung đưa giữa không trung. Tôi giật mình núp vào góc nhà rồi nghe tiếng “bịch” một cái rất to còn kèm theo những tiếng như đấm, đá vào da, vào thịt. Ngồi ịch xuống nền đất những âm thanh như vồ vập lấy tôi, yên ắng một chút, tò mò tôi lấy bình tỉnh nhìn ra thì thấy người đã trong bao, vác trên vai đi ra hướng giữ làng, máu cứ nhiễu ra dọc từng bước chân, kinh tởm đến gai óc. Hình như là đốt xác ở ngay giữa làng luôn vì sau hôm đó tôi đã lén mẹ đi theo vết máu thì thấy có một vệt đen, tàn lửa rất lớn ở đấy, còn bị một bà già nhà gần đấy nhòm ngó rồi ho vài tiếng mãi rồi mới tặc cái lưỡi khinh người ra mà nói:” ông ta chết thảm lắm đấy! Má, con tụi mày có muốn như thế không?” Đáng ghét thiệt nhưng tôi biết bả cũng sắp xuống mồ rồi không cần so đo với một bà già sắp chết không muốn tích đức.

Một lúc thì tôi cười đáp lại mẹ:

ads

– “Ông ta chắc sẽ không bóp cổ con đâu! Ổng sẽ đi bóp cổ mấy thằng Tây trước!”.

– “Bá mày mà nghe được là ổng bóp chết tao với mày luôn!”

Bá tôi á! Nằm mơ hả ông không xứng được gọi bằng cha nhưng làm gì tôi dám nói đây, bà ấy “cố chấp” đến vậy mà.

Con người tôi thương ai sẽ thích đi châm chọc vào sai lầm của họ chỉ muốn người ấy nhận ra là họ đang đau mà thôi.

Giọng trầm đi tôi hỏi má:

– “Bá đi nhậu rồi hở má?”.

Má tôi lúng túng trả lời:

– ” Có đâu! Bá chỉ đi đánh vài con cá rồi về à.”

Giọng cũng trầm hẳn đi, tôi đoán má cũng có chút thất vọng nhỉ?

Có lần tôi và mẹ chạy vào rừng để trốn khỏi cái đánh, cái tát, mắng nhiếc của “bá người cha của tôi

“, tôi đã nói với má rằng:”con có thể chết đầu đường xó chợ nhưng con không muốn con cùng má chết ở cái nhà này, thà chết như thế mà được một chút cảm giác được giải thoát, được tự do còn hơn phải tồn tại như một cái xác vô hồn làm mọi thứ theo ý người khác chỉ vì được “sống”. Má có thấy đau không? Nỗi đau nó kêu má hãy rời đi đó, má có thể vun vén, bảo vệ tình yêu của má nhưng khi má đã quá đau rồi thì nó có đáng không, vốn tình yêu đến từ hai người mà thì phải chính hai người cùng bảo vệ, cùng vun vén mới có thể bền vững sau năm tháng được chứ. Đây chỉ một mình má cố gắng thì làm sao có thể giữ được là do má cố chấp tự mình che mắt mình”.

Thế là tôi bị ăn tát sau đó là một cuộc tranh cải vô ích nhưng khi nhìn vào đôi mắt ấy tôi cảm thấy rõ nỗi uất hờn, đau khổ, bất lực của bà. Bỏ chốn sao? tiếp theo nữa là gì? đi đâu, làm thế nào để sống tiếp? Ở cái xã hội tù tội này thì làm gì có tự do, làm gì có chỗ dung thân cho người phụ nữ “tam tòng, tứ đực” chứ. Có phải đã không có đường nào cho má con tôi sống tiếp không…

Bữa ăn cứ trầm mặc mà kết thúc không ai nói thêm từ gì. Bà cũng lấy đồ đi cậy hàu để có thứ mà ăn trước khi “chồng bà” về tôi không được theo vì thế cũng tự giác dọn dẹp đem chén đũa dơ ra trước nhà. Có cái giếng khá to nhìn xuống chẳng biết đâu là đáy đen kịt một màu.

Tay nắm chặt kéo dây lên nặng trĩu, trời thổi gió buốt người, bụng như co lại từng cơn.

Kéo lên một màu nước vàng nhạt sở dĩ nơi đây là biển đảo đào được giếng là đã tốt lắm rồi không cần đi xa tìm sông, tìm suối.

Kì cọ chén đũa trán nước rồi lại úp lên trên giá phơi. Chuyện nhà làm đã gần hết sáng giờ tôi mới dám thở phào, rũ mắt xuống khi chẳng ai nhìn thấy. Nỗi bực nhọc, buồn tủi, mệt mỏi với việc sống trong tôi dường như muốn thoát ra nhưng lại nghẹn lại ở cổ họng. Tay cáu chặt bụng đến nỗi như muốn toé máu ra… những cơn đau thường sẽ giúp tôi bình tĩnh hơn nhưng lần này thì “không” có phải tôi đã quá lợi dụng nó rồi chăng, bụng cũng đã đầy rẫy vết bầm, vết cáu… Chân vô thức tiến tới cái giếng đó.

Nhìn thăm thẳm xuống cái hố đen kịt ấy tôi tự hỏi chính mình:” Nếu rơi xuống có chết không?…. Không được! Tôi muốn sống.. rất muốn sống nhưng không muốn phải sống như thế này nữa. Phải làm sao đây.. làm sao đây…Chết rồi thì có còn phải sống như thế này nữa không? Đau.. đau quá má ơi!… Chết rồi sẽ không đau nữa phải không hở má?

Con không muốn, không muốn sống nữa…. Cứu..cứu con với… Má đi cùng con có được không! Con không muốn bỏ má ở lại cái thế giới này. Đi cùng con có được không, con không muốn phải đi một mình……hức…hức..” nước mắt ấm nóng chảy ra nhiều đến nỗi đầu cũng đau nhói nhưng răng vẫn cắn chặt không phát ra một tiếng lớn nào.

Làm sao tôi nỡ nhảy xuống chứ. Thử nghỉ mà xem khi tôi nhìn thấy cái ánh mắt sáng lên của bà ấy khi hi vọng về cuộc sống tương lai của tôi mà chẳng phải của bà.. thì làm sao tôi nỡ bỏ đi để người đàn bà ấy đơn côi một mình được chứ… tôi cùng bà đã cô đơn nhiêu đây đã quá đủ rồi.

Sinh ra vào những ngày sang Đông đã có nhiều ngọn gió vô định, lã lướt trên hiên nhà thổi lộng cả không trung đặc quánh. Tôi tên là “Phong Hi” hi vọng của một cơn gió thoảng qua giữa biển trời rộng lớn. Đã 11 năm trôi qua tôi không biết được thứ tôi hy vọng là gì nữa. Tự do, sự sống và má…

Khóc run đến khuỵu xuống đầu liên tục đập vào thành giếng, âm thanh cứ đều đều dần cũng thưa ra. Một lúc sau lấy bình tĩnh tôi cố quay người dựa lưng vào thành giếng tay lau đi nước mắt còn động lại trên mi, ngơ ra mà nhìn bầu trời xanh nhạt nhìn những cánh én bay trong không trung mà trỗi lòng ghen tị nực cười… cứ ngồi mãi thật lâu quên cả thời gian trôi dần. Nhưng cơn của tôi tựa như vòng lặp không thể nào thoát ra chỉ chờ ngày chết để được một chút cảm giác nhẹ nhõm trong tâm vốn chẳng có thuốc tiên nào mà cứu được tôi cả. Chỉ mình hiểu mình vậy thôi.

Lát lâu vẫn như thối quen che dấu tất cả mà rục rỗng đứng dậy mà tiếp tục tồn tại vô hồn.

Cái lạnh cứ ve vãn trong tim như hình với bóng chẳng thể nào lãng quên nổi cái đau thương trong lòng. Cô bé “Phong Hi” ngày ấy đã phải “sống” như thế nào đây.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.