Một tháng Hoàng Ái Quốc cũng dần thích ứng với cuộc sống mới, ngoài nỗi khó chịu vì ban đêm không có thứ giải trí nào ra hồn, tập ngủ sớm khi đồng hồ mới điểm canh 1(khoảng 19h). Qua nhiều lần thăm hỏi thì Hoàng Ái Quốc dần biết chính xác đây là những năm 1599, nhà Trịnh thế cực lớn, nhưng chưa trực tiếp tiếm quyền. Một ý định táo bạo được nảy sinh, vội vẽ vài đường nét trên mảnh giấy nhỏ. Đọc đi đọc lại nghiêm túc, cảm thấy không sai sót, Hoàng Ái Quốc nhìn Hoàng Tài, cười:
“ Đi thôi.”
Cả hai nhanh chóng tìm được chợ mua bán. Có lẽ thời nay điều này là phạm pháp, nhưng ở chế độ phong kiến nó lại được quan phủ bảo kê, ngầm chấp nhận. Lý do đơn giản vô cùng, chiến tranh loạn lạc, mùa màng thất bát, gạo trở nên khan hiếm, so với chết đói thì việc bán mình cho người khác để sống tiếp, hy vọng cơ hội là tốt nhất. Nhiều gia đình, không nuôi nổi, đã lựa chọn bán con cho nhà người khác, để con vừa có thể sống tiếp, vừa có tiền trang trải cho gia đình. Nếu ai từng đọc tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đều hiểu cái cảnh Chị Dậu đi bán con. Hoàng Ái Quốc hít một hơi bước vào, hàng loạt tiếng mời trào vang lên. Dù sớm chuẩn bị tâm lý, nhưng Hoàng Ái Quốc vẫn bị choáng ngợp, căm phẫn. Hoàng Ái Quốc đảo mắt rồi bước vào một quán tướng đối lớn, Trần Hà – người chủ quản, niềm nở:
“ Công tử, công tử xem đi. Đều là người nhà lành, mua về có thể dọn dẹp, còn làm ấm giường.”
Hoàng Ái Quốc nhìn qua, toàn bộ đều là những cô gái còn chưa tới 15 tuổi, người nhỏ con, mặc bộ áo thùng thình, hỏi:
“ Ta muốn mua một người. Giá cả thế nào? Giấy tờ đủ chứ?”
Trần Hà đáp:
“ Thưa công tử, mỗi người giá chỉ 20 lượng bạc. Giấy tờ bán thân có đủ, công tử chỉ cần giao tiền, chúng ta sẽ đưa. Giấy tờ hợp lệ, có dấu của quan phủ.”
Hoàng Ái Quốc líu lưỡi, bởi con số 20 lượng bạc là con số lớn. Hắn ước lượng cũng khoảng 120 triệu so với hiện tại, lắc đầu:
“ Quá mắc, ta thấy bên kia giao bán có 10 lượng.”
Trần Hà nói:
“ Tiền nào của nấy thôi ạ. Hàng của tôi đều là tỷ mỉ tuyển chọn. Chưa từng có người nào trả hàng.”
Hoàng Ái Quốc hiểu đạo lý đó. Chậm rãi nhìn một vòng, cuối cùng ánh mắt chú ý tới một người đứng cuối, thân hình nhỏ, trên mặt còn có 1 vết bớp. Thời nay, gia nô cũng là bài mặt của gia chủ, có lẽ nhìn thấy, rất nhiều người lập tức bỏ qua, nhưng trước khi xuyên, hắn lăn lộn làm bán thời gian cực lâu trong ngành buôn bán giải trí, ánh mắt nhìn người cực chuẩn. Đây có lẽ là một mỹ nhân bại hoại, quay sang Trần Hà:
“ Ta chọn người này đi?”
Trần Hà cũng ngạc nhiên, bởi đây là hàng tồn kho cực lâu, hỏi lại:
“ Công tử, người xác nhận chọn?”
Hoàng Ái Quốc đáp:
“ Ừm. Ta mua là để làm việc, xấu sẽ tự ti mà cố gắng. Với chí của ta là đọc sách, thi đậu bảng vàng, cầm một cây dao như nhắc nhở bản thân.”
Trần Hà là thương nhân, tiếp xúc đủ loại người, cảm thấy lời nói Hoàng Ái Quốc đầy ý vị, biết đây là ấu long, nói:
“ Nếu Công tử đã muốn thì ta không ép. Giá gốc là 20 lượng bạc, nhưng hôm nay gặp công tử cảm thấy giống một cố nhân, ta lấy công tử chỉ 10 lượng, coi như mở hàng để buôn may bán đắt.”
Hoàng Ái Quốc biết đây là muốn tạo quan hệ. Không muốn dính nhân quả, Hoàng Ái Quốc định từ chối, nhưng nghĩ đến có thể tiết kiệm 10 lượng bạc, đành nhịn, đáp:
“ Bà chủ có ý, ta đành nhận. Hôm nay nhã hứng, mạn phép viết giúp bà chủ đôi câu đối, chúc mọi việc thông thuận.”
Phía sau, Hoàng Tài hiểu ý mài mực. Hoàng Ái Quốc cầm bút lông, chậm rãi viết:
“ Thiên vị tài bồi dương ngã Trần/ Thế truyền tác nghiệp tự Nguyên Hương.”
Đây là lần đầu Hoàng Ái Quốc viết lên mặt gỗ, khi hạ bút đều cảm thấy hài lòng, nhưng quat lại thấy Trần Hàn đứng im, ngượng ngùng, hỏi:
“ Nếu không thích tôi xoá đi. Đã bêu xấu.”
Trần Hà lúc này, mới hoảng hồn, đáp:
“ Rất hay, cảm ơn. Câu đối này với tôi là quý. Coi như tôi đổi người hầu này để lấy.”
Vừa nói, vừa trả lại bạc. Hoàng Ái Quốc định từ chối, Trần Hà cắt ngang:
“ Câu đối này, tôi đã kiếm bộn. Công tử không thu, tôi không còn mặt mũi để ngẩng đầu.”
Hoàng Ái Quốc nhanh nhìn thấy phía sau, dần càng lúc càng đông, có lẽ câu đối đã thu hút nhiều người, vội chắp tay:’
“ Vậy tôi đi trước. Có dịp sẽ trở lại.”
Ba người chen đám đông đi xa. Mua được người, Hoàng Ái Quốc cảm thấy thư thái, trở về. Trong khi Hoàng Tài đi chuẩn bị bữa trưa, Hoàng Ái Quốc dẫn bé gái đi tới phía sau, cười:
“ Ngồi xuống đi.”
Cô bé vẫn cúi đầu, hai tay nắm chặt áo, Hoàng Ái Quốc hơi suy nghĩ, đổi giọng, quát:
“ Ngươi đây là không coi lời ta ra gì ư. Biết ai là chủ nhân của ngươi không.”
Cô bé sợ hãi, ngồi xuống, nhưng mông chỉ hơi nép trên nghế. Hoàng Ái Quốc tiếp tục dùng giọng bá đạo, tiếp:
“ Ngẩng mặt lên, nói chuyện với ta.”
Cô bé ngẩng đầu, hai đôi mắt to tròn ngập nước. Hoàng Ái Quốc cảm thấy lòng mình nhũn ra, nhưng đã làm làm cho chót, bắt đầu doạ nát. Cô bé run run kể lại câu chuyện:
“ Thưa Công tử, tôi vốn con một vị quan dưới triều Mạc, quê ở vùng Kinh Bắc. Nhưng khi quân Lê – Trịnh đánh đuổi quân Mạc, cha tôi bị bắt, cả gia đình bị hành quyết. Khi đó, tôi may mắn đi ra ngoài chơi, nên thoát một mạng. Sau đó dùng trí nhớ, mang nha hoàn và hộ vệ chạy tới Kinh thành, mong cầu người bác. Nhưng trên đường, cướp phỉ quá đông, chúng thấy tôi nên đã cướp phá, toàn bộ bị chết. Tôi vô tình ngã xuống mương nước, nên thoát. Từ đó biết bản thân sắc đẹp là tai hoạ, tôi đã tự dùng bút vẽ xấu lên mặt, theo đội ăn mày đi. Nhưng tới Kinh thành thì bị chặn, trong khi đói chết, thì Trần Hà đứng ra bảo lãnh, giúp chúng tôi có thể vào thành, cho ăn. Dù biết đây là để bán giá tốt hơn, nhưng tôi đành chịu.”
Hoàng Ái Quốc gật đầu:
“ Người Bác của ngươi là ai, ta cho ngươi đi tìm.”
Cô gái vội quỳ xuống:
“ Người Bác của tôi là Hoàng Thừa, là một thương nhân. Nếu Công tử tìm được, tôi xin hậu tạ. Đời đời nhớ ơn Công tử.”
Hoàng Ái Quốc đáp:
“ Tốt, để ta phác hoạ. Mai thông cáo.”
Dứt lời, cao giọng:
“ Hoàng Tài, mang bút lại cho ta.”
Hoàng Tài nhanh chóng có mặt, nhưng khi thấy cô gái, giật mình, lắp bắp:
“ Có phải, có phải tiểu thư Thanh Hà, con quan Thanh Kim không?”
Hoàng Ái Quốc cùng cô gái giật mình quay sang, Thanh Hà nghi hoặc:
“ Ngươi…ngươi là ai? Ngươi biết ta sao?”
Hoàng Tài hồ hởi:
“ Tất nhiên. Lão gia tôi là Hoàng Thừa – bạn tốt của quan Thanh Kim. Khi biết tin cha tiểu thư bị thì lão gia tôi cho tìm, nhưng không ngờ nhà cũng bị hại, vu hãm là theo Mạc. May là Công tử cùng tôi chạy thoát.”
Sau đó bắt đầu kể toàn bộ cuộc hành trình. Càng nghe Thanh Hà nước mắt như mưa, bởi nàng nghĩ có lẽ chính vì tìm mình mà gia đình Hoàng Ái Quốc mới gặp nạn, lại nghe thấy hành trình Hoàng Ái Quốc mới chật vật vào thành và bỏ trốn, ánh mắt sáng ngời. Nhưng nhớ tới hôn ước từ nhỏ, khuôn mặt đỏ hồng. Bên này, Hoàng Ái Quốc đâu thèm để ý, vốn tìm người giúp đỡ, lại đi tìm một bà cố nội. Chất vấn Hoàng Tài, khi xác nhận không nói điêu, cùng trí nhớ mơ hồ. Hoàng Ái Quốc quay sang:
“ Thanh Hà cô nương..”
Thanh Hà giật mình, đáp:
“ Không rõ Công tử có việc gì ạ?”
Hoàng Ái Quốc hơi hắng giọng:
“ Hoàn cảnh chúng ta cũng biết. Phủ chỉ có ba người, không có đầu vào và đầu ra. Sau này, cô nương phụ Hoàng Tài lo cơm nước. Còn ta sẽ tìm cách kiếm tiền. Việc báo thù không phải lúc này, trước sống tốt mới dám nghĩ.”
Thanh Kim đáp:
“ Nguyễn công tử không phải lo, việc này tôi hiểu ạ. Sau này, mọi việc tôi sẽ nghe công tử làm chủ.”
Nói xong, khuôn mặt càng lúc càng đỏ hơn. Hoàng Ái Quốc thì thở phào. Sau đó cả ba dùng bữa. Một đêm trôi qua yên bình.