Thúy Văn ngồi bên cạnh giường bà nội, lâu rồi cô không ghé thăm bà. Cô rất ngại khi qua đây lại gặp chú Út. Ông và ba cô tuy là anh em nhưng lại thù nghịch một trời một vực, cái ghét đó lây sang cả cô. Thúy Văn biết điều đó nên khi nào nhớ bà lắm cô mới xâm mình đến đây.
Bây giờ trong phòng chỉ có hai bà cháu. Thúy Văn cảm thấy được ở thế giới riêng dễ chịu hẳn và cô trở lại tâm trạng vui vẻ như mỗi khi được ở gần bà. Cả bà cũng vui khi có cô qua thăm:
– Sáng nay con không đi làm sao mà qua nội vậy?
Thúy Văn lắc đầu:
– Con nghỉ làm lâu rồi, bây giờ con chỉ ở nhà thôi.
– Mấy lúc sau này chồng con có tốt với con hơn không?
Thúy Văn thừ người ra, buồn hẳn đi:
– Càng lúc càng tệ hại thêm nội ạ. Bây giờ con phát hiện anh ta thương người khác, con không biét phải làm sao nữa
– Thằng đó đổ đốn đến mức vậy à? Con có nói với ba không?
– Không nội ạ. Nội biết rồi đó, ba sẽ không quan tâm đến chuyện của con đâu
Bà cụ thở dài:
– Nội thật là buồn, có đứa cháu cũng không bênh vực được, càn gngày ba con càng tệ thêm. Không biết khi nội chết còn ai khuyên nó được nữa.
Thúy Văn buồn buồn:
– Con không hiểu sao lúc nào ba cũng ghét bỏ con, trong khi ba rất thương chị Lan. Chẳng lẽ con không phải là con của ba sao nội?
– Ðừng nói bậy con.
– Có lần con nói với ba như vậy, tư nhiên ba hỏi lại “Con của ba à?” và ba nhìn con kỳ cục lắm. Lúc đó tự nhiên con thoáng nghĩ hay là con không phải con của ba.
– Sao con nghĩ dại dột vậy?
– Thật đấy nội ạ, càng lớn con càng nhận rõ thái độ của ba đối với con. Con mơ hồ cảm thấy mọi chuyện rất không bình thường. Nội có thấy như thế không?
Thấy bà im lạng, cô chớp mắt như muốn khóc:
– Ba ép con lấy chồng, rồi bây giờ đời con thế này. Vậy mà con cũng không thể nhờ ba bảo vệ. Con muốn li dị với anh ta nhưng không dám, nội bảo con phải làm sao đây?
Cô im lặng, khót thút thích thật lâu. Bà cụ cũng ngồi yên trầm ngâm. Cuối cùng bà quyết định nói cái điều mà lâu nay bà vẫn giữ kín.:
– Bây giờ con lớn rồi, nội không được phép giấu nguồn gốc của con nữa. Cứ để con biết con là ai, rồi con tự quyết định. Thật ra con chẳng phải là con ruột. Mẹ con tự tình với người tài xế của ba con, mà người đó cũng có gia đình rồi.
Trưóc cái nhin chết lặng của Thúy Văn, bà mỉm cười dịu dàng:
– Ðừng mặc cảm con, dù ba con có cư xử thế nào, nội vân~ coi con là cháu nội của nội.
Thúy Văn thì thào:
– Trời ơi!
– Nội chua bao giờ trách móc mẹ con. Tha^.m chí còn thông cảm với nó. Ba con là một đứa hung bạo, chỉ biết dùng thủ đoạn để làm giàu. Trong khi mẹ con giàu tình cảm, trái hẳn với ba con. Sống bên cạnh một người như vậy nó sa ngã cúng đúng thôi.
Thúy Văn kinh ngạc:
– Nội rộgn lượng đến thế sao?
– Có lẽ nội không được như vậy, nếu nội không trải qua cuộc sống của mẹ con.
– Mẹ đã như vậy sao ba còn chịu nuôi con?
– Thật ra ba con rất thương vợ, có điều là thương kiểu độc đoán của nó. Lúc đó mẹ con muốn li dị nhưng nó dùng bạo lực bắt phải trở về. bất chấp cái thai trong bụng là của người khác. Nó chấp nhận con vì không muốn mất vợ, chứ không phải rộng lượng.
Không đủ can đảm nghe nữa, Thúy Văn bịt chặt tai lại, vừa nói vừa lắc đầu:
– Con sợ lắm, con không dám nghe nữa đâu. Bây giờ con biết mình là ai rồi để con không còn thắc mắc nữa.
Bà cụ ôm cô vào lòng:
– Nội nói để con hiểu rằng con có quyền làm theo ý con. Nhưng nội cũng không muốn con trở mặt coi ba con là kẻ thù, dù sao đó cũng là người nuôi con lớn, con không được vô ơn nghe Văn.
Thúy Văn khóc sụt sịt:
– Con không dám làm vậy đâu nội
– Và con cũng phải nghĩ lúc nào cũng có nội bên cạnh, lo lắng cho con dù trên thực tế nội không giúp được gì.
– Vâng con biết. Trên đời này con chỉ có nội là thương con thật sự. Trong cái bấthạnh của mình, con chỉ duy nhất có sự may mắn đó thôi.
Bà cụ mỉm cười:
– Nội không ngờ con phản ứng nhẹ nhàng như vậy. Con ngoan lắm Văn. Con Lan là cháu ruột nhưng không gần nội như con đâu.
Thúy Văn không trả lời, chỉ khóc. Cô khóc vói bà nội thật lâu và trút hết những sự cay đáng mà cô gánh chịu.
Cô nhớ thời gian gần đây mình có quá nhiều chuyện để khóc. Hôm nay cô thấy mình dịu đi rất nhièu, bên cạnh người thân duy nhất của mình.
Thúy Văn ở chơi đến tối mới về. Cô ngồi lại phòng khách nói chuyện khá lâu với bé Hân, rồi mới lên phòng mình. Và theo thói quen cô đi thẳng vào góc riêng của mình, loay hoay với những công việc vặt vãnh của mình/
Chợt có tiếng chuông reo, rồi tiếng Hiệu Nghiêm vọng vào:
– Ðiện thoại của cô.
Thúy Văn chạy ra lấy máy, rồi đi về phía cửa sổ nói chuyện. Ðó là bà nội gọi xem cô về chưa, cô nói một lát rồi đem máy đến phía bàn trả cho Hiệu Nghiêm. Anht a đang làm gì đó trước máy vi tính, và chợt ngẩng lên:
– Suốt ngày cô đi đâu vậy?
– Ði chuyện riêng – Thúy Văn trả lời một cách ngạc nhiên
– Nhưng là đi đâu?
– Tôi qua nhà nội tôi, nhưng có gì không?
– Tôi chỉ hỏi để biết cô đã làm gì. Mai mốt đi đâu cô nên nói với ở nhà một tiếng.
– Tôi có nói với chú Ba, vì lúc đó không có ai ở nhà/.
Hiệu Nghiêm lặng thinh một lát rồi lên tiếng:
– Nội khoẻ không?
– Khỏe, cám ơn anh.
Thúy Văn trả lời một cách khách sáo, ro6`i về góc phòng kéo màn laị. Cô nằm cuộn tròn giữa đống gối, áp mặt vào nệm, lặng lẽ suy nghĩ về câu chuyện lúc nãy.
Một câu hỏi thôi thúc trong cô. Ba thật sự của cô bây giờ ra sao? Làm thế nào để gặp ba? Cô mơ màng tưởng tượng đó là một cuộc gặp thiêng liêng và xúc động nhất đời mình. Và cô chìm đắm trong sự tưởng tượng hạnh phúc đó.
Chợt có tiếng chuông reo ở ngoài, Thúy Văn vừa chạy ra thì Hiệu Nghiêm đã nhấc máy rồi đua cho cô:
– Của Hữu Tri
Thúy Văn cầm máy đi về phía cửa sổ như lúc nãy. Cô cố nói thật nhỏ vì sợ Hiệu Nghiêm nghe:
– Alô, anh đã tìm dùm tôi chỗ nào chưa?
– Rồi, và tôi gọi đến báo với chị đâu. Này, lúc nãy là Hiệu Nghiêm nghe điện à? Anh ấy có mặt ở nhà vào giờ này sao?
– Tôi không để ý, anh nói nhanh nhanh đi.
– Có hai chỗ để chị chọn, hoặc làm kế toán tổng hợp cho công ty thưuơng mại nhưng phải ra ngoài Vũng Tàu, con` chỗ kia là làm thông dịch viên, làm việc tại thành phố. Nhưng chị có rành tiếng Nhật không?
– Tôi có bằng C, được chứ? Và có cả bằng C tiếng Pháp nữa.
Giọng Hữu Tri kinh ngạc:
– Chị tuyệt thật, có cả bằng C tiếng Nhật. Không phải ai cũng học nổi tới đó đâu, chị làm cách nào mà học nhiều thứ vây??
– Tôi cũng không biết nữa, nhưng làm thông dịch có khó lắm không? Nếu nói sai có hậu quả gì không?
Hữu Tri bật cười:
– Làm gì tới nỗi sai, chắc không ghê gớm như chị nghĩ đâu. Chị suy nghĩ đi, rồi mai gọi cho tôi.
Anh nói như gợi ý:
– Nhưng theo tôi thi chị nên làm thông dịch, cái đó có vẻ thoải mái hơn, lại giao tiếp nhiều. Nó làm cuộc sống không tẻ nhạt như ngồi một chỗ ở công ty/
Thúy Văn mỉm cưòi:
– Ðể tôi nghĩ xem, thôi nhé. Mai tôi gọi cho anh.
Cô tắt máy, rồi đứng yên suy nghĩ. Khi cô quay lại thì thấy Hiệu Nghiêm đang nhìn cô chăm chăm, rồi anh ta tắt máy, nghiên người tới rút điện. Anh quay hẳn về phi’a cô:
– Chuyện gì vậy?
Thúy Văn thoáng một chút bực mình. Hình như nãy giờ anh ta tò mò chuyện của cô hơi nhiều. Cô nói một cách miễn cưỡng:
– Anh Tri gọi điện cho tôi
Hiệu Nghiêm gật đầu:
– Tôi biết
– Biết rồi thì anh hỏi làm chi?
– Vì là anh ấy nên tôi mới hỏi
– Chẳng có gì cả, ảnh báo là xin được chỗ làm dùm tôi rồi.
Hiệu Nghiêm nhíu mày:
– Cô muốn đi làm à, làm việc gì?
– Chưa biết, tôi còn đang suy nghĩ.
Hiệu Nghiêm cau mặt:
– Có nhất thiết phải làm khó tôi không?
– Tại sao anh nghĩ vậy?
– Cô muốn đi làm để bôi nhọ tôi phải không? Cô thùa biết là mọi người đàm tiếu về điều đó mà.
Thúy Văn nghiêm mặt:
– Anh ích kỷ thật, chỉ biết có mình mà thôi. Trong khi tôi thì đã quá chán cảnh thất nghiệp.
– Cái đó không phải là thất nghiệp
– Ðó cũng là hình thức tra tấn tinh thần người khác, anh hiểu không? Nếu không cho tôi ra ngoài làm thì anh cho tôi đến công ty anh đi.
Hiệu Nghiêm nói dứt khoát:
– Không bao giờ.
– Thế thì tại sao?
– Vì tôi chưa bao giờ tin được cô. Tôi không muốn có người ngoài phá hoại sự nghiệp của tôi.
“Người ngoài à? “ Thúy Văn nghĩ thầm. Mặc dù biết thực tế là như vậy. Nhưng khi nghe anh ta nói ra, cô vẫn thấy tức ghê gớm. Giống như anh ta cố tình sỉ nhục. Ðã vậy thì cô sẽ làm theo ý mình. Cô hơi hất mặt lên như sãn sàng đối đầu với anh ta:
– Bất kể anh có lý do chính đáng hay không,tôi vẫn không để anh cản trở tôi, tôi sẽ làm theo ý tôi mà thôi.
Hiệu Nghiêm lạnh lùng:
– Nếu vậy cô hãy ở hẳn nơi cô làm, đừng bước chân về nhà này nữa.
Thúy Văn đứng lặng, choáng váng. Mãi đến mấy phút sau cô mới bình tĩnh lại, và cô trả lời Hiệu Nghiêm bằng hành động của mình. Cô bước đêén bàn anh ta, cầm máy lên, bấm số của Hữu Tri, rồi đứng tựa cạnh bàn chờ.
Hơi lâu anh mới cầm máy lên:
– Alô
Thúy Văn nói ngay:
– Anh Tri này, tôi đã quyết định rồi, tôi đồng ý ra làm ở Vũng Tàu.
– Sao chị quyết định gấp vậy?
– Tại tôi thích thế, tôi thích đi xa.
– Khoan đã, như vậy bất tiện lắm. Ðể mai tôi gọi cho chị rồi sẽ bàn cụ thể hơn.
Thúy Văn bướng bỉnh:
– Khỏi bàn gì cả, tôi thích đi càng xa càng tốt. Ngày mai tôi sẽ đến đó nộp hồ sơ. vậy nhé, chào anh.
Nói rồi cô tắt máy, đặt xuống bàn. Cô nhìn thẳng vào mặt Hiệu Nghiêm:
– Từ đó tới giờ tôi chưa bao giờ làm trái ý anh, lần này cũng vậy. (Yess!! You go girl!!!)
Và không cần biết phản ứng của anh ra sao, cô bỏ đi vào góc phòng với cảm giác đầy phẫn nộ. Ðây là lần thứ hai anh ta đuổi cô thẳng thừng. Thật là nhục nhã. Vậy thì cô không nhu nhược nữa, vì nhịn như thế chẳng khác nào hèn nhát.