Thời phong kiến, tầng lớp nông dân, người lao động luôn bị coi thường, khinh rẻ. Họ là cái đáy của xã hội, quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, không được học hành đến nơi đến chốn. Những người nông dân hiền lành chất phác chăm chỉ làm việc, tạo ra những bữa ăn ngon lành cho tất cả mọi người.
Đôi tay chai sần nứt nẻ đem lại cho mọi người những hạt gạo trắng ngần, những thức uống tươi mát. Vậy mà đổi lại họ được cái gì? Đổi lại chỉ là cái nhìn khinh bỉ của xã hội, coi họ chỉ như những cọng rơm ngoài đồng. Cho rằng sự lao động cần mẫn của họ chỉ là nhiệm vụ mà những người nông dân phải làm mà không hề nghĩ đến rằng người nông dân đáng thương kia đã phải đánh đổi cả đời để hi sinh. Xã hội coi thường họ, chà đạp họ, áp bức, bóc lột nặng nề mà không hề biết trân quý sức lao động mà những người nông dân đã bỏ ra.
Nhưng con người chỉ có giới hạn nhất định, người nông dân không thể nào chịu đựng bị áp bức, khinh rẻ như vậy. Họ có lòng tự tôn của riêng mình. Họ nhún nhường, không có nghĩa là họ hứng chịu. Chỉ cần có cơ hội, họ sẽ vùng lên, đòi lại quyền bình đẳng cho bản thân, cho gia đình.
Bình luận