Chúng tôi ngồi xuống bàn ăn hướng ra ban công, hai lon bia cụng cụng nhau, tôi và anh nhìn ra xa. Nhìn từng ngọn đèn tắt đèn, tiếng xe thưa thớt dần, Hà Nội chìm vào bóng đêm tĩnh mịch, tiếng còi của những chiếc xe contener lớn xa xa đì vào thành phố. Khu xung quanh nhà chúng tôi im lặng, chỉ đủ để nghe tiếng gió đông thổi rít. Hai đứa chúng tôi, ngồi hàn huyên chuyện nghề, chuyện đời, cả chuyến hành trình của mình nữa. Nhờ đó, tôi mới biết người như anh đang theo đuổi một lúc 2 giấc mơ, một thứ là làm hài lòng người nhà, một thứ là vì sự yêu thích của tuổi trẻ. Anh nói tôi, đừng lo nghĩ chuyện gia đình nhiều quá, mọi thứ rồi cũng sẽ đâu vào đấy thôi, còn được ở đây ngày nào thì hãy cứ cố gắng làm thứ mình mong muốn của mình. Nói vậy tôi ngớ ra tình cảnh của mình, thứ duy nhất mình cần chỉ là sự tự do, an yên. Tôi gục xuống bàn.
Sáng sớm mở mắt ra, ánh mặt sáng mờ của mặt trời đánh thức tôi dậy. Tôi thấy mình đang nằm trên ghế sofa, nhà cửa sau bữa nhậu đã được dọn dẹp sạch sẽ. Trên bàn có tờ giấy nhắn để lại “Cảm ơn vì bữa cơm tối hôm qua, tôi giữ lời hứa với cô rồi nhé! Nhà cô tôi dọn rồi ấy. Ăn sáng đi rồi làm việc.”. Bỗng rung tôi muốn gọi điện nói lời gì đó với anh nhưng mà lại không có số. Trong lúc còn đang mơ màng, nửa tỉnh nửa mê, chưa kịp thoát khỏi giấc ngủ dài, tiếng chuông điện thoại của chị Hà gọi tới đã kéo tôi về thực tại:
– Alo! Lam Linh xin nghe ạ!
– Giờ này mấy giờ rồi mà chưa có mặt ở đây, còn 15′ nữa là đến set quay rồi. Em làm biên kịch kiểu gì đây, kịch bản thì nhẻm về mất. Em định cho cả đài quay bằng niềm tin chiến thắng à.
– Không chị em tới ngay đây!
Tôi tức tốc thay quần áo, áo cắm thùng mới cắm một nửa, rửa mặt qua loa, rồi quẹt tí son cho đỏ mỏ rồi hớt hải đi đôi bata chạy ra ngoài. Thang máy tới tần nhà thì tôi mới ngớ ra là quên mang lap. Lại phải lật đật chạy vào lấy nhờ cô lao công giữa thang hộ.
Đến trường quay, tôi thấy anh đang ngồi trong trường quay đọc câu hỏi. Tôi đứng một góc, nhìn ra đến ngơ người, chẳng rõ mình nhìn vì điều gì. Thoáng chốc tôi lại ngủ gật, tựa đầu vào tường.
Hết set một tôi, kiếm được cái ghế tựa ngồi xuống để duyệt kịch bản cho set hai, tôi nhấn nút gửi đi lúc nào không hai. Hình như vì đêm qua ngủ muộn quá, chắc là cũng do cơ thể tôi quá mệt nên mới gục xuống. Lúc tôi tỉnh dậy, cũng đã 12h trưa, không thấy ai, trong hậu kì. Tôi lớ ngớ, đi quanh trong studio, thế nào lại vấp phải cái dây, treo bạt của tổ đạo cụ, cả cây bạt bắt sáng đập vào người tôi. Một đòn giáng mạnh vào lưng, không chống đỡ kịp đầu tôi đập mạnh xuống đất, đau điếng. Đầu óc quay như chong chóng, ong ỏng, chỉ nghe thấy tiếng mọi người gọi tôi bên tai.
Mở mắt ra, tự dung cảm thấy có phần hoảng loạn nhưng nhìn thấy bầu trời ngoài của sổ đã là hoàng hôn, mưa lất phất lại cảm thấy được an yên phần nào. Quay lại đang nằm trong phòng ở bệnh viện. Tay cắm kim tim chuyền nước muối. Chị Hà đang nằm gục xuống cầm tay tôi. Hoàng hôn, đẹp quá nhỉ! Mấy khi được đi viện. Haha. Tôi nhúc nhích người, thấy êm ẩm, có vết băng bó. Nhúc nhích một lúc chị Hà, tỉnh dậy, chỉ hỏi tôi tới tấp:
– Em thấy sao rồi! Sao trưa nay lại để bị thương vậy, sao không đi theo đoàn hả? Lại để cả cây bạt đập cho vào người, vào đầu vậy.
– Ây da, em đâu có sao đâu chị, em vẫn tỉnh đây, vẫn đối đáp chị này.
– Con bé này!
– …hihi.
– Thế mà đáo để được ngôi sao nổi tiếng bế lên xe trở vào bệnh viện nhé!
– Ai vậy chị? Drama thế.
– Em chứ ai vào đây nữa.
– Em? – tôi ngơ ngác, mắt tròn mắt dẹt.
Hai chị em đang xôn xao, Anh Kiệt đeo khẩu trang đội mũ đen, bước vào mang theo một chiếc cặp lồng với hộp hoa quả cắt sẵn. Tay áo, vai áo anh nhìn ẩm ướt, có lẽ đã chạy một đoạn khá xa mang đồ ăn tới đây. Thấy vậy, chị Hà lơ ngơ lui ra ngoài, viện cớ về nhà vì sợ tắc đường.
Anh đặt đồ xuống mặt tủ bên cạnh, rồi mở cặp lồng – đổ cháo ra bát, bắt tôi ăn hết. Anh mang cháo cá cho tôi ăn. Cháo còn nóng hổi, thơm mùi rau thơm, cá cũng đầy ụ. Kiệt tính ra cũng là một trong số ít người tôi quen ở Hà Nội, mà cả hai còn thân thiết, tâm đồng ý hợp như vậy. Tôi vừa ăn, Kiệt còn ngồi chọc cho tôi cười, cười tới nỗi muốn rớt luôn cái xương sườn vừa mới bó lúc cấp cứu. “Người giao cháo” này còn ngỏ ý đưa tôi về tận nhà, khi thấy tôi có vẻ có ý định từ chối lời mời đi để bắt taxi ra về. Anh nói: “Cô xem giờ này giờ cao điểm, xe tập trung trên phố, người ta toàn muốn ra khỏi, ra về đến ngoại thành. Ai có lòng mà muốn trở người bệnh như cô, thấy người như này có khi lại chặt chém cho”. Mấy lời đó cũng làm tôi mủi mủi lòng.
Đường về nhà, mưa bay ngoài khung cửa xe. Anh với tôi lần này nói chuyện có vẻ thoải mái hơn. Dù vẫn chỉ là những lời tủn ngủn đáp qua đáp lại nhưng cũng đã dễ chịu hơn. Tôi nhớ tới những lần ra mắt sách với các sếp lớn, phải buộc lòng xã giao mấy câu tung câu hứng, chẳng thật lòng gì. Đang chăm chăm nhìn ra ngoài cửa sổ, Kiệt quay ra hỏi tôi:
– Này! Chúng ta làm bạn được không?
– Sao vậy? Tôi nghĩ mói quan hệ này nên giữ khoảng cách đi nếu không cả hai chúng ta sẽ đều mất đi sự nghiệp.
– Tôi chỉ thấy, cô và tôi đều đang một mình, ít bạn bè, không ai ở cạnh, đều gặp những vướng mắc trong chuyện gia đình vừa hay còn là hàng xóm thì sao không thể làm bạn.
– Anh nghĩ nhiều rồi! Tôi giờ coi anh là ân nhân nhưng cũng sẽ không thể làm bạn… Chị Hà nói tôi nếu muốn còn tồn tại ở Hà Nội đất chật người đông này mà còn chút địa vị như bây giờ thì nên biết điều, lễ độ một chút nhất là những mối quan hệ “tự dưng mà đến”.
– Cô sợ tôi đến vậy à!
– Tôi không sợ anh, trái lại còn rất cảm kích, chỉ là tôi sợ người hâm mộ anh thôi.
Anh Kiệt cười. Tôi chẳng rõ anh cười về điều gì nhưng có lẽ là cười cho sự thật cay đắng ngay trước mắt, sự thật là người trẻ chúng tôi đang phải bán tất cả cho sự nghiệp của mình để tìm chút tự do, thoải mái về lâu dài. Chúng tôi đã đánh đổi thứ gì ư? Đánh dối sức khỏe, thời gian cá nhân, những mối quan hệ bình thường nhất, làm bạn cũng không thể để bảo toàn ngôi vị.
Về đến nhà, anh bảo tôi đưa túi xách anh đeo cho, còn dìu tôi ra khỏi thang máy. Vừa bước ra, chúng tôi bắt gặp cô lao công hồi sáng giữ cửa hộ tôi. Cô còn hỏi vu vơ “Ơ, đôi trẻ! Sao lại ra như này rồi, sáng nay cô còn thấy vợ cháu vội vàng chạy đi làm cơ mà” – Cô nói với Kiệt. Tôi cười mỉm chẳng nói gì còn anh lại đáp “Công việc có chút mạo hiểm cô ạ”. Đi đến cửa nhà, anh thấy tôi lại khó khăn quá liền bế tôi lên, rồi bảo tôi mở khóa cửa vân tay. Rồi bế tôi thẳng vào trong phòng ngủ của tôi. Còn dặn dò kĩ càng chuyện trường quay mai để tôi nghỉ ở nhà, tôi muốn ăn gì đi đâu, thì gọi cho anh một tiếng.
Tâm hồn thiếu nữ của tôi cũng không cản suýt chút nữa mà xao động.
– —-
– Bao giờ em mới trở về đây Kiệt? Tối nay bố mẹ hẹn em đi ăn cơm đấy! Hay muốn mời một ngôi sao như em đi ăn cơm phải trả cát-xe đây. Em định làm chị tức chết à.
– Công ty em có việc.
– Việc gì? Hà bảo chị em vì một cô biên tập mà đi mua cháo, trở người ta về tận nhà. Như vậy là thế nào?
– Cô ấy là cô gái lần đó. Em không muốn bỏ lỡ lần nữa.
– Em bớt điên đi, sao lại vì một phút qua đường mà yêu cả đời được, em đang ảo tưởng à! Chị nói rồi, em quên người ta đi, cả hai không cùng một thế giới đâu.
…
Tôi biết cô từ trước đó vì đi xem ra mắt sách của cô cùng người bạn, trong từng câu chữ nói về một cô gái miền biển tới chốn phồn hoa tìm thứ tự do của tuổi trẻ. Đọc được những dòng ấy, tôi cũng đã muốn rơi nước mắt, nó quá chân thật. Tôi thấy mình trong đó. Lần khác, trong một lần đi quay về khuya, tôi ghé vào MC Donald mua đồ ăn vội vàng. Lúc chờ, nhìn sang hàng ăn vỉa hè đối diện, là một cô gái vừa cơm bụi đêm, vừa khóc nức nở – là tác giả sách đã làm tôi nhớ tới những ngày tháng khốn khó đó. Giây phút ấy, dưới đèn đường đêm mờ ảo, tôi lại muốn băng qua đường. Vì mấy ai hiểu được ai hiểu được chuyện làm nghệ thuật. Công chúng chỉ có thể thấy nụ cười tỏa nắng của người nghệ sĩ dưới ánh đèn sân khấu nhưng mấy người hiểu được cảm giác sau cánh gà. Đồng nghiệp tôi, có người vài phút trước còn thăng hoa hát nhạc tình, lui về sau liền dùng máy thở trợ khí. Nên cô gái đó cũng không ngoại lệ, người cầm bút vẩy mực cho người đời xem mà, áp lực biết bao nhiêu… Nhìn thấy dáng vẻ say khướt của cô gái kiên cường với tác phẩm của mình nhưng lại chịu lời điều tiếng.
– —
Bảy giờ sáng, đã có người nhấn chuông nhà tôi.