Cung Loạn Thanh Ti

Chương 178: Phúc Lợi & Lời Kết



Đầu tiên, đối với tui thì CLTT là một tác phẩm mà độ đồ sộ ở mức tạm được so với dòng tiểu thuyết cung đình hầu tước, mức khá so với mặt bằng chung BHTT, và ở mức xuất sắc so với dòng NP văn. Đồ sộ ở đây tính trên độ dài, văn phong, cốt truyện, tuyến nhân vật, bối cảnh, sức truyền tải chi tiết, vân vân mây mây thứ khác nữa.

Dù là giá không lịch sử, thể loại thường kèm theo xuyên không, nghĩa là xuyên tới một triều đại không có thực trong lịch sử, nhưng từ tổng thể tới chi tiết vẫn nhận thấy được bóng dáng của một triều đại nào đó.

Triều đại trong truyện là Chu triều, đương nhiên không phải Chu triều tồn tại hơn 800 năm lịch sử, sau nhà Thương và trước nhà Tần, mà là Chu Hướng. Có hai thứ thường được lồng ghép miêu tả xuyên suốt trong truyện, ấy là trang phục và kiến trúc. Trang phục thì không có chi nhiều, được đặc tả nhiều nhất là mãng bào ngọc quan (na ná trong Thiên Thịnh trường ca), hoặc combo trường sam áo bào (na ná trong Lệ Cơ truyện).

Về kiến trúc thì có vài thứ để nói. Với tư cách là một fangirl của phim/truyện/sử Thanh triều thì tui dám chắc CLTT mang âm hưởng Thanh triều khá rõ nét, nói dễ hiểu thì là lấy cảm hứng từ triều Thanh (cho ai đó giờ không quan tâm lắm thì Thanh triều chính là Hoàn Châu cách cách, Chân Hoàn truyện, Như Ý truyện, Diên Hy công lược nha).

Nào, ai có hứng thú nghe tui xàm quần về truyện lẫn lịch sử ba xu thì mời đọc tiếp:v

Bối cảnh nội cung – tiền triều trong truyện có vài nét quen thuộc mà trong quá trình edit tui lập tức ngộ ra. Trong suốt 173 chương có đề cập tới: Càn Đức cung, Phượng Tê cung, Mộc Hà cung, Trường Trữ cung, Khôn Ninh cung, Dưỡng Tâm điện, Thừa Đức cung, Kim Loan điện, Linh Tuyền cung, Ngọc Lung cung, Thừa Hoằng cung và Thừa Đức cung.

Nhìn chung, hoàng cung Chu triều được dựa trên Tử Cấm thành của Thanh triều. Sau đây là một vài fact khá hay ho dựa trên tra cứu và kiến thức đu bám cung đấu Thanh triều của bản thân tui, mong là có thể giúp quý zị có cái nhìn tổng quát hơn, và hiểu thêm rằng tác giả đại nhân đã dụng tâm xây dựng, đặc tả bối cảnh cho truyện thế nào.

– Kim Loan điện – Nơi Hoàng đế lâm triều, (ba đời Chu triều Hoàng đế Cảnh Lịch, Cảnh Đồng, Cảnh Hoằng được đề cập tới đều thiết triều ở đây), và Kim Loan điện thì tui khá chắc là được xây dựng trên hình tượng Võ Anh điện trong Tử Cấm Thành.

Kim Loan điện trong vũ trụ CLTT có thật, nó chính là tên gọi khác của Thái Hòa điện (thí thủ nào xem cung đấu Thanh triều chắc sẽ lập tức hình dung ra). Thái Hòa điện/Kim Loan điện trong sử là nơi hoàng tộc tổ chức 3 dịp lễ lớn hằng năm – Vạn thọ, Nguyên đán, Đông chí cùng các nghi thức và lễ tế quan trọng khác. Có điều trong truyện Kim Loan điện lại là nơi để thiết triều, không phải nơi tổ chức lễ nghi.

– Càn Đức cung trong vũ trụ CLTT chính là bản sao của Càn Thanh cung, một trong Hậu tam cung (ba cung lớn nhất) của Tử Cấm Thành. Cả Càn Đức cung dựa trên Càn Thanh cung, là tẩm cung của Hoàng đế. Trong truyện, Nam Quận vương Chu Nguyên Kỳ làm phản, cũng đặc biệt cho vây Càn Đức cung, cũng vì đây là nơi hoang sang chết dí ở trỏng đó:v

Còn trong sử, thông tin bonus thì từ thời Ung Chính đế, vua đã chuyển đến sống tại Dưỡng Tâm điện để tỏ lòng kính trọng với Khang Hi đế rồi, từ đây thì Càn Thanh cung lại trở thành nơi thiết triều, đón sứ giả, mở tiệc của vua.

– Tới Dưỡng Tâm điện (hay còn gọi Dưỡng Tâm cung), trong truyện nói rằng Dưỡng Tâm cung (của Đoan Hậu) cùng với Linh Tuyền cung (của Trữ Quý phi) được xây trên đỉnh Tầm Long, Dương Châu, làm nơi nghỉ dưỡng cho vương tôn quý tộc.

Dưỡng Tâm điện có thật, rất nổi tiếng nữa, nhưng nó nằm trong khuôn viên nội cung Tử Cấm Thành, cụ thể thì là ở phía Tây. Còn Dưỡng Tâm điện trong truyện dù là cùng tên nhưng lại chính là bản sao thu nhỏ của Thừa Đức sơn trang – khu nghỉ dưỡng trên núi của hoàng tộc Thanh triều.

– Phượng Tê cung/Mộc Hà cung/Khôn Ninh cung: Quá quen thuộc rồi:v Phượng Tê cung là tẩm cung Hoàng hậu Đoan thị, Mộc Hà cung là tẩm cung Quý phi Trữ thị, Khôn Ninh cung là tẩm cung Thái hậu Na Lạp thị.

Trong sử thì Khôn Ninh cung là cung Hoàng hậu chứ không phải cung Thái hậu, là một trong Hậu tam cung (Khôn Ninh cung, Càn Thanh cung, Giao Thái điện) và đã là cung điện của 12 Hoàng hậu nhà Thanh. Trước thời Ung Chính đế, cũng giống như trong truyện đây, cứ là Hoàng hậu thì sẽ ở Khôn Ninh cung, nhưng vì sau đó hoang sang không ở Càn Thanh cung nữa nên Hoàng hậu sẽ tự chọn một trong mười hai cung còn lại để ở. Ví dụ chắc ai cũng biết là Trường Xuân cung của Hoàng hậu Phú Sát thị hoặc Vĩnh Hòa cung của Kế hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị.

Phượng Tê cung và Mộc Hà cung ít có tương quan thực tế. Phượng Tê cung có thể là bản sao của Khôn Ninh cung – cung chỉ dành cho Hoàng hậu (chi tiết Thái hậu Nạp Lan thị nói Đoan Hậu chuyển tới Khôn Ninh cung để lại Phượng Tê cung cho Tân hậu), còn Mộc Hà cung thì có thể là bất kỳ cung nào trong Đông – Tây lục cung, nhưng theo mô tả rực rỡ lộng lẫy như vậy thì có thể là dựa trên Trữ Tú cung, Khải Tường cung, hay Diên Hy cung, vân vân mây mây, hoặc cũng có thể là tự tác giả đại nhân dựng nên ~o~/

– Trường Trữ cung là lãnh cung nơi Hoàng hậu Đoan thị bị phế truất, nữ chủ Cố Thanh Sanh xuyên về cũng làm Quản sự Cung nữ tại đây (nôm na là cung nữ bậc 2, quản lý đám cung nữ làm việc tay chân nhưng vẫn dưới chức Ma ma). Ai hay đọc cung đấu hay thường tìm hiểu về Thanh triều sẽ nghe qua câu “Trong Tử Cấm Thành thực ra vốn không có lãnh cung, lãnh cung có thể ở bất kỳ đâu”. Phiên ngoại “Truyền thuyết Nguyệt Tâm hồ” đã giải thích tại sao trong hoàng cung lại tồn tại một lãnh cung là Trường Trữ cung, đối với tui thì tui đánh giá cao tác giả, cũng càng chắc chắn rằng mối liên hệ với Thanh triều. Chính vì tuân thủ quy tắc này mà ban đầu Trường Trữ cung không phải lãnh cung (ngắn gọn là tác giả không xây bừa vẽ bậy nên một lãnh cung, tui ưng đó), mà cũng chỉ là một tẩm cung bình thường của phi tần mà thôi. Vì Cảnh Lịch đế không sủng hạnh chủ nhân của nó là Thần phi Đoan Linh Nguyệt, nên qua thời gian bản thân nó đã tự biến nó thành lãnh cung, tới đời Cảnh Đồng đế thì mới thực sự trở thành nơi phế truất phi tử. . Đam Mỹ Hài

Trong tiểu thuyết cung đấu quyền đấu thường mắc lỗi dựng vô tội vạ nên một lãnh cung, nhưng không sao, bất quá cũng là truyện mà thôi. Trong BHTT thì càng phải cần có lãnh cung, có lãnh cung mới có gian tình, nhưng cộng với cách giải thích về sự ra đời lãnh cung này của tác giả khiến tui rất rất ưng ^v^/

FUN FACT TUI NGỘ RA:

1. Có thể quý zị đã biết, nhưng tui vẫn nói qua bởi nó khá hay.

– Về tên truyện “Cung loạn thanh ti”: “Thanh ti” – <qing si> nghĩa đen là sợi tơ xanh, nhưng ở đây ta hiểu là “tóc đen/tóc xanh”, giống như trong câu “Thanh ti nhiễm liễu sương yên” (Tóc xanh đã nhiễm khói sương). Xét nghĩa ở ngữ cảnh này thì thanh ti còn để chỉ về nữ tử, về thanh xuân, về số phận, về cả tình yêu của các nàng.

“Cung” thì dễ hiểu rồi, là cung trong hoàng cung, trong cung điện, như trong truyện hay nói thì nó đại diện cho chốn “hoa lệ mà tù túng”, “một nơi thịnh diễm quyền lực nhưng là mồ chôn của nữ nhân”.

Cho nên có thể hiểu “Cung loạn thanh ti” đang nói chốn hoàng quyền tối thượng kia làm rối loạn, thao túng thanh xuân/số phận/tình yêu của nữ tử cung cấm.

2. Nói chút về tên của ba nhân vật:

Cố Thanh Sanh – Cố này không phải ‘cố gắng’, mà là trông nom, chăm sóc, chiếu cố. Thanh là ‘màu xanh’, như vẫn thường tả nàng ‘cốt cách thanh tuyệt như trúc xanh’.

Đoan Nhược Hoa – Đoan ở đây là đoan chính, ngay thẳng. Nhược này không phải ‘yếu đuối’, mà là tên của một loài cỏ thơm.

Trữ Tử Mộc – Trữ có nghĩa yên ổn, yên lặng, lặng lẽ, yên tĩnh. Tử còn có nghĩa thương yêu, chiếu cố.

Cái hay ho là sự đối lập hoàn toàn, ngay từ cái tên đã thể hiện sự đối địch giữa Trữ Tử Mộc và Đoan Nhược Hoa mà Thanh Sanh lại là người dung hòa. Mộc, cứng rắn, kiêu ngạo quyết liệt >< Hoa, mềm mại, tinh tế thanh cao.

3. Niên hiệu của Tiên hoàng là Cảnh Lịch đế, niên hiệu của Tân hoàng là Cảnh Hoằng đế, và với một đứa là fan bự của Thanh triều như tui đây thì tui đã sớm liên tưởng đến Càn Long đế… vì tên thật của ngài là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch:v

Thiệt tình không biết là do tui nhạy hay tác giả đại nhân cũng là fan girl của Thanh Triều, nhưng đối với tui đây cũng là một sự trùng hợp đáng eo:v

4. Truyện có ba nam phụ chính: Cảnh Đồng đế Chu Nguyên Thế, Tô Mộ Hàn và Trữ Viễn Chi, và cả ba anh đều là những người đờn ông đáng thương:v Một người thú nàng từ khi còn ở Thái Tử phủ, sau đó lên ngôi liền tấn phong nàng lên Hậu vị, một người là ca ca thanh mai trúc mã một lòng với nàng, một người thích nàng từ cái nhìn đầu tiên, dù cho khi ấy nàng ngốc nghếch…

Nhưng rip các anh, là do các anh đầu thai nhầm truyện:)))))) Hãy như Hàn với Chi, tác hợp cho đôi chim câu, sau này lại có vợ đẹp con khôn. Như Đế chỉ có nước lãnh cơm hộp sớm hoy:v

5. Cũng đừng phũ tình cũ, phũ bình thường thôi thì được chớ đừng nhẫn tâm sống ác vì quả báo là có thật. Thái hậu Nạp Lan thị khi còn trẻ sống ác với tình cũ Thần phi Đoan Linh Nguyệt, cuối cùng quả báo nhãn tiền dội ngược vào thèng con quý tử. Tưởng mình nam chính ngôn tình trái là Quý phi phải là Hoàng hậu, ai dè thành nam phụ bách hợp thua trắng trước một cung nữ, còn bị biên kịch phát cơm hộp. Nợ tình đổi tình, nợ mạng đổi mạng nha.

6. Không đáng bị phát cơm hộp nhất là Thanh Trúc, đáng phát cơm hộp nhất là Hoang sang.

Tam giác tình yêu, cả ba nhân vật chính ai cũng “chết” qua một lần, không ai không có phần. Hại khán giả ứa mề -_-

7. Nói đến cơm hộp, phải biết rằng ekip Cung loạn thanh ti thừa cơm hộp, có thể cũng không thừa lắm nhưng rất hào phóng phát cho mọi người. Cung nữ Hãn Vân lãnh cơm hộp ở tập 82, Thanh Trúc muội muội lãnh cơm hộp ở tập 25, Thích Đức Phúc tướng quân lãnh cơm hộp ở tập 114, Cảnh Đồng đế lãnh cơm hộp ở tập 80, Trữ Kỳ Sơn thân phụ của Trữ Quý phi lãnh cơm hộp ở tập 41, Quý phi Trữ thị lãnh cơm hộp ở tập 118, Thục phi lãnh cơm hộp ở tập 26, Hoàng hậu Đoan thị lãnh cơm hộp ở tập 138, Thái hoàng Thái hậu Nạp Lan thị lãnh cơm hộp cũng ở tập 138, thân di của Đoan Hậu lãnh cơm hộp ở ngoại truyện, đặc biệt nữ chủ Cố Thanh Sanh lãnh cơm hộp 2 lần, một lần xuyên về, một lần thành ngốc muội. Ấy là còn chưa kể cả tá diễn viên quần chúng mới chiếm sóng mấy phút đã bị phát cơm hộp.

Vai phụ cũng lãnh, vai chính cũng lãnh, quả thật độ rộng lượng trong việc phát cơm của ekip này có thể xứng ngang với các ekip thể loại quyền mưu cung đấu trong dòng ngôn tình đó -_-

8. Hoàng hậu nương nương không hiền như quý zị vẫn nghĩ. Quý phi nương nương là ác nhẫn tâm + khí chất sang chảnh bá đạo, nhưng Hoàng hậu nương nương được combo ác thông minh + hiểm + khí chất mẫu nghi. Thục Phi chủ mưu vu cổ, hại người xong đem đồ đi chôn, tiếc là nương nương còn có tâm đào cả đồ lên nhét vào chỗ cũ, rồi bức Đế ban chết cho cô gái đã ngốc còn ác kia luôn TvT

Mà giết Thục Phi không chỉ là để rửa oan, mà là để giật Trưởng tử về tay, sau hạ Quý phi cho dễ:v Một tay lấy đủ mấy mạng, Thiên Quý nhân + Thục Phi + 2 má tay chân làm thuê… và cả Thanh Trúc mụi…

Cho nên, là nương nương không muốn ác thôi, chứ nương nương đã ác thì các em dạt hết:v

9. Nhưng cũng có lúc đi sai cờ, mà nước cờ này sai là suýt mất người eo luôn đó:v Chắc quý zị còn nhớ Trữ Quý phi lập mưu hẹn Đoan Hậu tới uống trà. Ngắn gọn thì Phi muốn gài Hậu –> bỏ tình dược vào trà –> cho Sanh đến để câu –> kéo Đế đến bắt gian, cuối cùng lại bị Hậu gài lại –> Hậu dụ Sanh uống chứ mình méo uống –> cho tâm phúc đi tóm Cẩm Vân –> bức Đế cấm túc Phi trong cung –> lấy lại được Sanh về tay mình.

Từ đầu tới cuối đều chuẩn, sai mỗi là thay vì kéo Sanh về lại đẩy Sanh cho Phi luôn. Rồi đó, có phải gài qua gài lại cuối cùng mình thiệt không TvT

10. Chắc ai cũng nhận ra ngược trong truyện là kiểu ngược cẩu huyết xoay vòng, chuyện nọ móc với chuyện kia rồi thành ai cũng có phần. Có thể quý zị đã thừa biết:

– Hoàng hậu nương nương chỉ ngược tâm nữ chủ, chưa từng ngược thân.

– Quý phi nương nương chỉ ngược thân nữ chủ, chưa từng ngược tâm.

– Và cả hai đều từng bị ngược tâm bởi nữ chủ.

Vì sao á? Vì người ta là nữ chủ chớ sao:v

11. Thiệt tui cx thấy thương cảm cho dòng dõi đế vương nhà họ Chu. Ông nội Cảnh Lịch vớ phải 2 bông bách hợp, thèng cha Cảnh Đồng không những với phải 2 bông bách hợp còn thua trước 1 cung nữ, để coi thèng con Cảnh Hoằng ra làm sao:v

12: Nữ nhân Đoan gia có gene si tình, gene cầm kỳ thi họa và gene nhảy hồ di truyền trong máu.

Tiểu di bị người thương phũ, ngày ngày trốn trong phòng vẽ người thương, đến cuối cùng vì người thương mà nhảy Nguyệt Tâm hồ. Cháu gái lúc người yêu bị phát cơm hộp thì trốn trong phòng viết cáo phó dán khắp nơi, lúc được người yêu tỏ tình thì nhảy hồ, cũng là Nguyệt Tâm hồ luôn -_-

13. Thực ra trong thể loại cung đấu – quyền đấu (chỉ xét trong dòng BHTT vì tính cả ngôn tình thì cực kỳ rộng), CLTT chưa phải là quá nặng về mảng “đấu”, nhưng đối với tui thì tổng thể truyện vẫn giữ được cái không khí quyền mưu đặc trưng của cung đình. Cái này phải cảm ơn tác giả đại nhân, bút pháp đặc tả bối cảnh, tình huống, cả cách thoại của nhân vật cũng theo trường phái chính kịch, rất hoa mỹ chau chuốt nhưng cũng âm u nặng nề, và tui cũng đã thực cố gắng hết sức để truyền tải lại cái không khí ấy cho bản edit rồi ^^

LỜI KẾT: Ngắn gọn thôi hén, nhà đài chân thành cảm ơn quý zị đã ủng hộ, đu bám, động viên trong quãng thời gian dài công chiếu 173 chương truyện!

Hiện tại mở hố “Trung Cung Lệnh”, hố này không nhảy, e là uổng một đời *bắn tim*


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.
Cung Loạn Thanh Ti

Chương 178: Phúc Lợi & Lời Kết



Đầu tiên, đối với tui thì CLTT là một tác phẩm mà độ đồ sộ ở mức tạm được so với dòng tiểu thuyết cung đình hầu tước, mức khá so với mặt bằng chung BHTT, và ở mức xuất sắc so với dòng NP văn. Đồ sộ ở đây tính trên độ dài, văn phong, cốt truyện, tuyến nhân vật, bối cảnh, sức truyền tải chi tiết, vân vân mây mây thứ khác nữa.

Dù là giá không lịch sử, thể loại thường kèm theo xuyên không, nghĩa là xuyên tới một triều đại không có thực trong lịch sử, nhưng từ tổng thể tới chi tiết vẫn nhận thấy được bóng dáng của một triều đại nào đó.

Triều đại trong truyện là Chu triều, đương nhiên không phải Chu triều tồn tại hơn 800 năm lịch sử, sau nhà Thương và trước nhà Tần, mà là Chu Hướng. Có hai thứ thường được lồng ghép miêu tả xuyên suốt trong truyện, ấy là trang phục và kiến trúc. Trang phục thì không có chi nhiều, được đặc tả nhiều nhất là mãng bào ngọc quan (na ná trong Thiên Thịnh trường ca), hoặc combo trường sam áo bào (na ná trong Lệ Cơ truyện).

Về kiến trúc thì có vài thứ để nói. Với tư cách là một fangirl của phim/truyện/sử Thanh triều thì tui dám chắc CLTT mang âm hưởng Thanh triều khá rõ nét, nói dễ hiểu thì là lấy cảm hứng từ triều Thanh (cho ai đó giờ không quan tâm lắm thì Thanh triều chính là Hoàn Châu cách cách, Chân Hoàn truyện, Như Ý truyện, Diên Hy công lược nha).

Nào, ai có hứng thú nghe tui xàm quần về truyện lẫn lịch sử ba xu thì mời đọc tiếp:v

Bối cảnh nội cung – tiền triều trong truyện có vài nét quen thuộc mà trong quá trình edit tui lập tức ngộ ra. Trong suốt 173 chương có đề cập tới: Càn Đức cung, Phượng Tê cung, Mộc Hà cung, Trường Trữ cung, Khôn Ninh cung, Dưỡng Tâm điện, Thừa Đức cung, Kim Loan điện, Linh Tuyền cung, Ngọc Lung cung, Thừa Hoằng cung và Thừa Đức cung.

Nhìn chung, hoàng cung Chu triều được dựa trên Tử Cấm thành của Thanh triều. Sau đây là một vài fact khá hay ho dựa trên tra cứu và kiến thức đu bám cung đấu Thanh triều của bản thân tui, mong là có thể giúp quý zị có cái nhìn tổng quát hơn, và hiểu thêm rằng tác giả đại nhân đã dụng tâm xây dựng, đặc tả bối cảnh cho truyện thế nào.

– Kim Loan điện – Nơi Hoàng đế lâm triều, (ba đời Chu triều Hoàng đế Cảnh Lịch, Cảnh Đồng, Cảnh Hoằng được đề cập tới đều thiết triều ở đây), và Kim Loan điện thì tui khá chắc là được xây dựng trên hình tượng Võ Anh điện trong Tử Cấm Thành.

Kim Loan điện trong vũ trụ CLTT có thật, nó chính là tên gọi khác của Thái Hòa điện (thí thủ nào xem cung đấu Thanh triều chắc sẽ lập tức hình dung ra). Thái Hòa điện/Kim Loan điện trong sử là nơi hoàng tộc tổ chức 3 dịp lễ lớn hằng năm – Vạn thọ, Nguyên đán, Đông chí cùng các nghi thức và lễ tế quan trọng khác. Có điều trong truyện Kim Loan điện lại là nơi để thiết triều, không phải nơi tổ chức lễ nghi.

– Càn Đức cung trong vũ trụ CLTT chính là bản sao của Càn Thanh cung, một trong Hậu tam cung (ba cung lớn nhất) của Tử Cấm Thành. Cả Càn Đức cung dựa trên Càn Thanh cung, là tẩm cung của Hoàng đế. Trong truyện, Nam Quận vương Chu Nguyên Kỳ làm phản, cũng đặc biệt cho vây Càn Đức cung, cũng vì đây là nơi hoang sang chết dí ở trỏng đó:v

Còn trong sử, thông tin bonus thì từ thời Ung Chính đế, vua đã chuyển đến sống tại Dưỡng Tâm điện để tỏ lòng kính trọng với Khang Hi đế rồi, từ đây thì Càn Thanh cung lại trở thành nơi thiết triều, đón sứ giả, mở tiệc của vua.

– Tới Dưỡng Tâm điện (hay còn gọi Dưỡng Tâm cung), trong truyện nói rằng Dưỡng Tâm cung (của Đoan Hậu) cùng với Linh Tuyền cung (của Trữ Quý phi) được xây trên đỉnh Tầm Long, Dương Châu, làm nơi nghỉ dưỡng cho vương tôn quý tộc.

Dưỡng Tâm điện có thật, rất nổi tiếng nữa, nhưng nó nằm trong khuôn viên nội cung Tử Cấm Thành, cụ thể thì là ở phía Tây. Còn Dưỡng Tâm điện trong truyện dù là cùng tên nhưng lại chính là bản sao thu nhỏ của Thừa Đức sơn trang – khu nghỉ dưỡng trên núi của hoàng tộc Thanh triều.

– Phượng Tê cung/Mộc Hà cung/Khôn Ninh cung: Quá quen thuộc rồi:v Phượng Tê cung là tẩm cung Hoàng hậu Đoan thị, Mộc Hà cung là tẩm cung Quý phi Trữ thị, Khôn Ninh cung là tẩm cung Thái hậu Na Lạp thị.

Trong sử thì Khôn Ninh cung là cung Hoàng hậu chứ không phải cung Thái hậu, là một trong Hậu tam cung (Khôn Ninh cung, Càn Thanh cung, Giao Thái điện) và đã là cung điện của 12 Hoàng hậu nhà Thanh. Trước thời Ung Chính đế, cũng giống như trong truyện đây, cứ là Hoàng hậu thì sẽ ở Khôn Ninh cung, nhưng vì sau đó hoang sang không ở Càn Thanh cung nữa nên Hoàng hậu sẽ tự chọn một trong mười hai cung còn lại để ở. Ví dụ chắc ai cũng biết là Trường Xuân cung của Hoàng hậu Phú Sát thị hoặc Vĩnh Hòa cung của Kế hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị.

Phượng Tê cung và Mộc Hà cung ít có tương quan thực tế. Phượng Tê cung có thể là bản sao của Khôn Ninh cung – cung chỉ dành cho Hoàng hậu (chi tiết Thái hậu Nạp Lan thị nói Đoan Hậu chuyển tới Khôn Ninh cung để lại Phượng Tê cung cho Tân hậu), còn Mộc Hà cung thì có thể là bất kỳ cung nào trong Đông – Tây lục cung, nhưng theo mô tả rực rỡ lộng lẫy như vậy thì có thể là dựa trên Trữ Tú cung, Khải Tường cung, hay Diên Hy cung, vân vân mây mây, hoặc cũng có thể là tự tác giả đại nhân dựng nên ~o~/

– Trường Trữ cung là lãnh cung nơi Hoàng hậu Đoan thị bị phế truất, nữ chủ Cố Thanh Sanh xuyên về cũng làm Quản sự Cung nữ tại đây (nôm na là cung nữ bậc 2, quản lý đám cung nữ làm việc tay chân nhưng vẫn dưới chức Ma ma). Ai hay đọc cung đấu hay thường tìm hiểu về Thanh triều sẽ nghe qua câu “Trong Tử Cấm Thành thực ra vốn không có lãnh cung, lãnh cung có thể ở bất kỳ đâu”. Phiên ngoại “Truyền thuyết Nguyệt Tâm hồ” đã giải thích tại sao trong hoàng cung lại tồn tại một lãnh cung là Trường Trữ cung, đối với tui thì tui đánh giá cao tác giả, cũng càng chắc chắn rằng mối liên hệ với Thanh triều. Chính vì tuân thủ quy tắc này mà ban đầu Trường Trữ cung không phải lãnh cung (ngắn gọn là tác giả không xây bừa vẽ bậy nên một lãnh cung, tui ưng đó), mà cũng chỉ là một tẩm cung bình thường của phi tần mà thôi. Vì Cảnh Lịch đế không sủng hạnh chủ nhân của nó là Thần phi Đoan Linh Nguyệt, nên qua thời gian bản thân nó đã tự biến nó thành lãnh cung, tới đời Cảnh Đồng đế thì mới thực sự trở thành nơi phế truất phi tử. . Đam Mỹ Hài

Trong tiểu thuyết cung đấu quyền đấu thường mắc lỗi dựng vô tội vạ nên một lãnh cung, nhưng không sao, bất quá cũng là truyện mà thôi. Trong BHTT thì càng phải cần có lãnh cung, có lãnh cung mới có gian tình, nhưng cộng với cách giải thích về sự ra đời lãnh cung này của tác giả khiến tui rất rất ưng ^v^/

FUN FACT TUI NGỘ RA:

1. Có thể quý zị đã biết, nhưng tui vẫn nói qua bởi nó khá hay.

– Về tên truyện “Cung loạn thanh ti”: “Thanh ti” – <qing si> nghĩa đen là sợi tơ xanh, nhưng ở đây ta hiểu là “tóc đen/tóc xanh”, giống như trong câu “Thanh ti nhiễm liễu sương yên” (Tóc xanh đã nhiễm khói sương). Xét nghĩa ở ngữ cảnh này thì thanh ti còn để chỉ về nữ tử, về thanh xuân, về số phận, về cả tình yêu của các nàng.

“Cung” thì dễ hiểu rồi, là cung trong hoàng cung, trong cung điện, như trong truyện hay nói thì nó đại diện cho chốn “hoa lệ mà tù túng”, “một nơi thịnh diễm quyền lực nhưng là mồ chôn của nữ nhân”.

Cho nên có thể hiểu “Cung loạn thanh ti” đang nói chốn hoàng quyền tối thượng kia làm rối loạn, thao túng thanh xuân/số phận/tình yêu của nữ tử cung cấm.

2. Nói chút về tên của ba nhân vật:

Cố Thanh Sanh – Cố này không phải ‘cố gắng’, mà là trông nom, chăm sóc, chiếu cố. Thanh là ‘màu xanh’, như vẫn thường tả nàng ‘cốt cách thanh tuyệt như trúc xanh’.

Đoan Nhược Hoa – Đoan ở đây là đoan chính, ngay thẳng. Nhược này không phải ‘yếu đuối’, mà là tên của một loài cỏ thơm.

Trữ Tử Mộc – Trữ có nghĩa yên ổn, yên lặng, lặng lẽ, yên tĩnh. Tử còn có nghĩa thương yêu, chiếu cố.

Cái hay ho là sự đối lập hoàn toàn, ngay từ cái tên đã thể hiện sự đối địch giữa Trữ Tử Mộc và Đoan Nhược Hoa mà Thanh Sanh lại là người dung hòa. Mộc, cứng rắn, kiêu ngạo quyết liệt >< Hoa, mềm mại, tinh tế thanh cao.

3. Niên hiệu của Tiên hoàng là Cảnh Lịch đế, niên hiệu của Tân hoàng là Cảnh Hoằng đế, và với một đứa là fan bự của Thanh triều như tui đây thì tui đã sớm liên tưởng đến Càn Long đế… vì tên thật của ngài là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch:v

Thiệt tình không biết là do tui nhạy hay tác giả đại nhân cũng là fan girl của Thanh Triều, nhưng đối với tui đây cũng là một sự trùng hợp đáng eo:v

4. Truyện có ba nam phụ chính: Cảnh Đồng đế Chu Nguyên Thế, Tô Mộ Hàn và Trữ Viễn Chi, và cả ba anh đều là những người đờn ông đáng thương:v Một người thú nàng từ khi còn ở Thái Tử phủ, sau đó lên ngôi liền tấn phong nàng lên Hậu vị, một người là ca ca thanh mai trúc mã một lòng với nàng, một người thích nàng từ cái nhìn đầu tiên, dù cho khi ấy nàng ngốc nghếch…

Nhưng rip các anh, là do các anh đầu thai nhầm truyện:)))))) Hãy như Hàn với Chi, tác hợp cho đôi chim câu, sau này lại có vợ đẹp con khôn. Như Đế chỉ có nước lãnh cơm hộp sớm hoy:v

5. Cũng đừng phũ tình cũ, phũ bình thường thôi thì được chớ đừng nhẫn tâm sống ác vì quả báo là có thật. Thái hậu Nạp Lan thị khi còn trẻ sống ác với tình cũ Thần phi Đoan Linh Nguyệt, cuối cùng quả báo nhãn tiền dội ngược vào thèng con quý tử. Tưởng mình nam chính ngôn tình trái là Quý phi phải là Hoàng hậu, ai dè thành nam phụ bách hợp thua trắng trước một cung nữ, còn bị biên kịch phát cơm hộp. Nợ tình đổi tình, nợ mạng đổi mạng nha.

6. Không đáng bị phát cơm hộp nhất là Thanh Trúc, đáng phát cơm hộp nhất là Hoang sang.

Tam giác tình yêu, cả ba nhân vật chính ai cũng “chết” qua một lần, không ai không có phần. Hại khán giả ứa mề -_-

7. Nói đến cơm hộp, phải biết rằng ekip Cung loạn thanh ti thừa cơm hộp, có thể cũng không thừa lắm nhưng rất hào phóng phát cho mọi người. Cung nữ Hãn Vân lãnh cơm hộp ở tập 82, Thanh Trúc muội muội lãnh cơm hộp ở tập 25, Thích Đức Phúc tướng quân lãnh cơm hộp ở tập 114, Cảnh Đồng đế lãnh cơm hộp ở tập 80, Trữ Kỳ Sơn thân phụ của Trữ Quý phi lãnh cơm hộp ở tập 41, Quý phi Trữ thị lãnh cơm hộp ở tập 118, Thục phi lãnh cơm hộp ở tập 26, Hoàng hậu Đoan thị lãnh cơm hộp ở tập 138, Thái hoàng Thái hậu Nạp Lan thị lãnh cơm hộp cũng ở tập 138, thân di của Đoan Hậu lãnh cơm hộp ở ngoại truyện, đặc biệt nữ chủ Cố Thanh Sanh lãnh cơm hộp 2 lần, một lần xuyên về, một lần thành ngốc muội. Ấy là còn chưa kể cả tá diễn viên quần chúng mới chiếm sóng mấy phút đã bị phát cơm hộp.

Vai phụ cũng lãnh, vai chính cũng lãnh, quả thật độ rộng lượng trong việc phát cơm của ekip này có thể xứng ngang với các ekip thể loại quyền mưu cung đấu trong dòng ngôn tình đó -_-

8. Hoàng hậu nương nương không hiền như quý zị vẫn nghĩ. Quý phi nương nương là ác nhẫn tâm + khí chất sang chảnh bá đạo, nhưng Hoàng hậu nương nương được combo ác thông minh + hiểm + khí chất mẫu nghi. Thục Phi chủ mưu vu cổ, hại người xong đem đồ đi chôn, tiếc là nương nương còn có tâm đào cả đồ lên nhét vào chỗ cũ, rồi bức Đế ban chết cho cô gái đã ngốc còn ác kia luôn TvT

Mà giết Thục Phi không chỉ là để rửa oan, mà là để giật Trưởng tử về tay, sau hạ Quý phi cho dễ:v Một tay lấy đủ mấy mạng, Thiên Quý nhân + Thục Phi + 2 má tay chân làm thuê… và cả Thanh Trúc mụi…

Cho nên, là nương nương không muốn ác thôi, chứ nương nương đã ác thì các em dạt hết:v

9. Nhưng cũng có lúc đi sai cờ, mà nước cờ này sai là suýt mất người eo luôn đó:v Chắc quý zị còn nhớ Trữ Quý phi lập mưu hẹn Đoan Hậu tới uống trà. Ngắn gọn thì Phi muốn gài Hậu –> bỏ tình dược vào trà –> cho Sanh đến để câu –> kéo Đế đến bắt gian, cuối cùng lại bị Hậu gài lại –> Hậu dụ Sanh uống chứ mình méo uống –> cho tâm phúc đi tóm Cẩm Vân –> bức Đế cấm túc Phi trong cung –> lấy lại được Sanh về tay mình.

Từ đầu tới cuối đều chuẩn, sai mỗi là thay vì kéo Sanh về lại đẩy Sanh cho Phi luôn. Rồi đó, có phải gài qua gài lại cuối cùng mình thiệt không TvT

10. Chắc ai cũng nhận ra ngược trong truyện là kiểu ngược cẩu huyết xoay vòng, chuyện nọ móc với chuyện kia rồi thành ai cũng có phần. Có thể quý zị đã thừa biết:

– Hoàng hậu nương nương chỉ ngược tâm nữ chủ, chưa từng ngược thân.

– Quý phi nương nương chỉ ngược thân nữ chủ, chưa từng ngược tâm.

– Và cả hai đều từng bị ngược tâm bởi nữ chủ.

Vì sao á? Vì người ta là nữ chủ chớ sao:v

11. Thiệt tui cx thấy thương cảm cho dòng dõi đế vương nhà họ Chu. Ông nội Cảnh Lịch vớ phải 2 bông bách hợp, thèng cha Cảnh Đồng không những với phải 2 bông bách hợp còn thua trước 1 cung nữ, để coi thèng con Cảnh Hoằng ra làm sao:v

12: Nữ nhân Đoan gia có gene si tình, gene cầm kỳ thi họa và gene nhảy hồ di truyền trong máu.

Tiểu di bị người thương phũ, ngày ngày trốn trong phòng vẽ người thương, đến cuối cùng vì người thương mà nhảy Nguyệt Tâm hồ. Cháu gái lúc người yêu bị phát cơm hộp thì trốn trong phòng viết cáo phó dán khắp nơi, lúc được người yêu tỏ tình thì nhảy hồ, cũng là Nguyệt Tâm hồ luôn -_-

13. Thực ra trong thể loại cung đấu – quyền đấu (chỉ xét trong dòng BHTT vì tính cả ngôn tình thì cực kỳ rộng), CLTT chưa phải là quá nặng về mảng “đấu”, nhưng đối với tui thì tổng thể truyện vẫn giữ được cái không khí quyền mưu đặc trưng của cung đình. Cái này phải cảm ơn tác giả đại nhân, bút pháp đặc tả bối cảnh, tình huống, cả cách thoại của nhân vật cũng theo trường phái chính kịch, rất hoa mỹ chau chuốt nhưng cũng âm u nặng nề, và tui cũng đã thực cố gắng hết sức để truyền tải lại cái không khí ấy cho bản edit rồi ^^

LỜI KẾT: Ngắn gọn thôi hén, nhà đài chân thành cảm ơn quý zị đã ủng hộ, đu bám, động viên trong quãng thời gian dài công chiếu 173 chương truyện!

Hiện tại mở hố “Trung Cung Lệnh”, hố này không nhảy, e là uổng một đời *bắn tim*


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.