Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 405: Tranh giành (6)



Đội quân dưới quyền chỉ huy của Triệu Duy Đức kịp thời chiếm lĩnh thêm 5 đồn địch khác trước khi quân Chiêm phản công, nhưng cả 3 đồn này, Đức không cho gia cố như hai đồn trước, mà bắt tù binh vận lương thảo, khí giới, vật tư chuyển về sau. Sở dĩ Đứcl àm vậy là vì trừ đồn thứ ba còn phải đánh chật vật, hai đồn còn lại đánh khá dễ dàng.

Xưa nay của rẻ là của ôi, những của đầy nồi là của không ngon, đối phương không cố gắng bảo vệ, mà để mình chiếm giữ, thì đây tất là chuyện không hay. Triệu Duy Đức vội vẽ sa bàn và nhận ra sau khi chiếm giữ 3 đồn này, bản thân đang tiến quá sâu vào đất địch, có thể bị chúng bao vây, đánh chặn đường lùi. Đấy là còn chưa kẻ chiếm được nhiều thì phải phân binh ra mà giữ, đối phương có thể bẻ đũa từng chiếc.

Triệu Duy Đức liền họp các bách phu trưởng lại. Tất cả đều cho điều ấy không có sai, nên giờ không nên đánh chiếm thêm, nghĩ cách giữ mà tốt nhất là nên tính việc đưa vật tư về hai trại đầu tiên hạ được. Hai nơi đó đã được gia cố lâu rồi, hơn nữa cũng ở phần sân mình nhiều hơn, địch tới có thể thủ được.

– Nhưng chiếm được mấy trại này, vật tư nhiều quá, bỏ lại thì phí quá đi.

– Ta có thể vận về mà.

– Nếu quân ta thay vì gia cố công sự lại vận vật tư đi về, địch sẽ biết là lộ ý đồ, chúng tấn công ngay. Nên phải bỏ vật tư lại thôi.

– Thế thì công đánh bao lâu nay phí quá thể. Mà số vật tư này thì cũng nhiều, có nó ta có thể tự tin cầm cự lâu hơn.

– Chư vị, tôi có một kế nhỏ, tại sao ta không đợi tới lúc trời tối thì chuyển vật tư.

– Trời tối thám báo chúng nó nhìn còn rõ hơn. Chở đồ đi không thể không đốt đèn, đi đêm thì ầm ĩ, nó nhìn thấy mình dễ, mình nhìn nó khó. Thậm chí nó phục kích giữa đường thì chết nữa.

– Thế xử lũ thám báo đó đí.

– Ông đi mà làm.

Các tay bách hộ ầm ĩ lên, Triệu Duy Đức phải vỗ bàn để bọn chúng im miệng. Cậu ta cũng có một ý tưởng khi nghe những phát biểu vừa rồi.

– Lũ thám báo muốn diệt hết là không thể, nhưng có thể khiến chúng phân tâm. Chư vị, ta sẽ đánh thêm mấy đồn nữa.

– Đô bá, chính ngài đã nói rằng địch đang dụ ta đánh tới, giờ còn đánh nữa thì…

– Đô bá đại nhân, là muốn tương kế tựu kế phải không?

– Là sao?

– Đô bá đại nhân muốn đem quân đánh các đồn khác, địch tưởng ta trúng kế, tất không quá chú ý thăm dò nữa chứ sao?

– Không chỉ vậy thôi đâu! Theo tôi, đo bá đây là muốn nhân co hội phá thêm mấy đồn nữa. Ta chiếm được đồn nào phá đồn ấy, cho mồi lửa phá sạch, địch tới không có chỗ nghỉ ngơi, ta dĩ dật đãi lao.

– Tôi thấy cũng có ý khác, đó là ta chiếm thêm đồn trại, cũng sẽ thu được thêm vật tư nữa…

Đám bách hộ không ngừng khen ngợi, khiến Triệu Duy Đức hơi xấu hổ. Ý tưởng của y chỉ có cái ý muốn tấn công để được hiểu thêm địa hình thôi. Nhân lúc địch cho mình vào đất của chúng thì thám thính. Nhưng các ý bổ sung của các bách hộ làm cho ý tưởng của Đức thêm phần hay ho hơn. Y cũng không nói bản thân kém, nhận hết ý cao siêu, lại khen các bách hộ nắm được ý của bản thân. Đức cũng hóc sơ qua thuật dùng người, phải khiến người dưới thấy bản thân giỏi hơn họ, luôn nắm thóp được họ, như vậy kẻ dưới mới không dám lờn,

Quân của Đức lập tức tấn công, tiến chiếm thêm 2 đồn nữa, vây hãm 3 đồn và cho người trinh sát một vùng rộng lớn. Quân của Đức hoạt động rầm rộ đúng ý quân Chiêm, lại mở rộng vùng kiểm soát ra, thám báo Chiêm phải tạm lui, nên việc đưa lương thảo vật tư được giấu kín một chút. Tới khi có thám báo phát hiện việc này báo về, quân Chiêm cũng mường tượng là Đức tương kế tựu kế, vội vàng tập trung quân để phản kích.

Quân của Đức theo kế hoạch, đốt bỏ các đồn trại, phá hủy mọi thứ không thể mang đi, rồi rút ngay. quân Chiêm đuổi sát, nhưng Triệu Duy Đức không chỉ lo chạy. Biết là địch sẽ truy đuổi, Đức thừa thời gian bố trí phục kích, đánh một đòn hồi mã thương. Cú đánh ngược làm quân Chiêm vỡ trận, thậm chí một viên tỳ tướng có nhiệm vụ truy kích còn bị chém tại trận. Tên chủ tướng phải ra lệnh thu quân rồi cho thám báo trinh sát kỹ mới đuổi theo. Trong lúc đó, quân Hoài Nhân từng bước lùi về về hai trại chiếm được đầu tiên.

Tướng Chiêm khi biết tin, vừa giận vừa xấu hổ, hạ lệnh tổng lực tiến tới. Tuy tốc độ không dám ra tăng, sợ lại dính phục kích, nhưng càng chậm lại càng tỏ rõ quyết tâm. Khi thấy được hai cái đồn mà quân Hoài Nhân lui về, y cho chỉnh đốn một ngày rồi lập tức tấn công, đốc quân ồ ạt xung phong, thề đánh tan quân của Triệu Duy Đức để trả thù và lấy lại danh dự.

Triệu Duy Đức đã có ý cố thủ hai đồn này, nên hai đồn được bố phòng cẩn thận, ngoài có chông nhọn cắm trên đất, trong thì xây dựng thêm vị trí để các tay nỏ có thể đứng mà bắn vào người địch, hàng rào và tường được gia cố, cửa thì được chế tạo lại. Những thứ này tốn kha khá thời gian, may mà có các kế sách khác để kéo dài thời giờ cho chuẩn bị chu toàn.

Quân Chiêm tiến lên, gặp chông nhọn tạo thành từng bãi, nên không thể dàn quân thành thế trận mà tiến lên. Một vài kẻ có ý muốn nhổ cọc, nhưng cọc được đóng khá chặt, nhổ không dễ dàng. Mà từ trong đồn, các tay cung nỏ nhắm bắn kẻ nào dám tới bãi cọc. Thấy không thể nhổ được cọc, viên tướng Chiêm đốc quân tấn công vào nơi không có bãi cọc trước.

Các vị trí này, hiển nhiên là quân Hoài Nhân cố tình để trống, một phần là tiện cho bên họ đi lại, phần khác, cũng là vì muốn dồn địch vào một chỗ. Ở khu này, các xạ thủ thoải mái mà bắn xuống đầu quân địch. Quân Chiêm cũng biết thế, sau một vài lần thử, họ biết là không thể chịu không được, chuyển phương án khác.

Quân Chiêm bắt người dân Hoài Nhân đi nhỏ bỏ cọc nhọn, mở đường cho quân Chiêm tấn công. Binh sĩ có vài người toan bắn, nhưng Triệu Duy Đức nghiêm lệnh không được tùy tiện ra tay, vì nếu bắn giết người dân, chỉ e dân chúng về sau sẽ không ủng hộ bọn họ. Nhiệm vụ chính của họ không phải là giữ mấy cái đồn này, nhiệm vụ là phải tấn công chiếm lĩnh đồn địch nữa cơ. Quân Chiêm thấy quân Hoài Nhân không dám bắn tên bừa, cho là nghĩ ra được cách khắc chế, tiếp đó ép người dân mang bao đất chất vào sát tường, tạo lối để đánh vào đồn quân Hoài Nhân. Khi con đường hoàn thành, cũng là lúc quân Chiêm tổng lực tấn công.

Quân Chiêm cùng lúc vây hai đồn, nhưng tập trung đắp đất tạo đường vào ở đồn có Triệu Duy Đức. Chúng muốn bắt giặc bắt vua, hạ Triệu Duy Đức để khiến quân ở đồn kia mất tinh thần rồi tự hàng. Dù gì đi nữa, chiếm thành cũng rất hao binh tổn tướng. Đặc biệt, đám lính này cũng có nhiệm vụ lớn hơn. Quân Chiêm muốn đánh bật quân Hoài Nhân đi, không chỉ dùng quân đổ bộ từ mặt biển, còn định dùng một cách quân đánh từ hướng tây, phá vào để gây nhiễu loạn. Đánh hạ quân Hoài Nhân ở phía tây, mở một lối vào là nhiệm vụ của đạo quân Chiêm này.

Quân Hoài Nhân bắn tên ra, quân Chiêm che chắn qua loa, không dừng lại tí nào, chúng cần leo nhanh qua con đường được xây nên, tiến vào trong đồn, chiếm lĩnh nó. NHững trận mưa tên của quân Hoài Nhân tuy làm hao tổn quân Chiêm kha khá, nhưng một số đông quân Chiêm cũng đã kịp tiến lên con đường từ các bao đất, và lao vào trong để chiếm đồn. Quân Hoài Nhân phản công quyết liệt, không cho quân Chiêm có cơ hội tiến sâu hơn. Hai bên đánh một trận quyết liệt trên tường thành một hồi, quân Chiêm chưa thể chiếm được, xong với ưu thế quân số đang không ngừng tiến lên, cảm tưởng chỉ cần tới buổi chiều, đồn sẽ vỡ.

– Tới lúc rồi!- Triệu Duy Đức ra lệnh.

Những tiếng vù vù bắt đầu vang lên, những viên đất nặng nề bay qua tường đồn, bay qua đầu vô số binh sĩ trên tường, rồi rơi xuống đất. Những cỗ máy bắn đá bắt đầu hoạt động. Triệu Duy Đức đặt một ván cược, địch sẽ muốn bắt mình, nên công khai giương cờ chỉ rõ thân phận. Quả nhiên đối phương tập trung quân lại đối phó. Nhờ thế, hai chiếc máy bắn đá được dịp phát huy sức mạnh. Mà cũng khá may vì quân Chiêm có vẻ đang vội nên chỉ tập trung tạo một con đường, nên Đức có thể đưa máy bắn đá về một hướng.

Đạn dành cho máy bắn đá đã chuẩn bị bấy lâu, nay tha hồ bắn. Mỗi viên đạn đá bay ra, rơi xuống, đập đất, hoặc vỡ tan ra thành vụ gây sát thương lên người lũ lính, hoặc đập trúng người khiến kẻ đó nát như tương, hoặc là đập đất nảy lên quét qua quân địch. Nhưng dù với bất kỳ hình thức nào, cũng là sát thương kinh khủng. Với mưa tên, quân Chiêm còn gắng gượng tiến lên được, chứ với đạn của máy bắn đá, dù chỉ hai viên một lượt, thời gian lắp ráp lâu, cũng là binh sĩ chùn bước.

Quân tiếp viện chậm chạp, quân xung phong lên trước thì thương vong trước quân Hoài Nhân, quân Chiêm đánh vào đồn càng lúc càng ít. Nhận thấy cơ hội đã tới, Triệu Duy Đức đích thân cầm đao tiến lên đốc chiến, xung phong chém giết quân Chiêm. Quân sĩ được khích lệ, xung phong với sĩ khí ngất trời. Quân Chiêm đang cố chiếm thành bị những viên đạn của máy bắn đá bay qua đầu dọa rồi, giờ đối mặt kẻ địch hăng hái quá, tay chân co quắp, sức chiến đấu mười không còn một, tan vỡ mà chạy xuống.

Tiền quân hoảng loạn chạy về, khiến đội hình quân Chiêm rối loạn. Triệu Duy Đức phát động tấn công thẳng vào hàng ngũ địch, trong một cuộc chiến tương đối cân bằng, hai phe tranh đấuchính là đọ sĩ khí, quân bên nào có sĩ khí mạnh áp đảo sẽ thắng lợi. Giờ sĩ khí quân Hoài Nhân đang lên sau khi phòng thủ thắng lợi, quân Chiêm rối loạn vì máy bắn đá và tấn công bất lợi, chính là lúc để đánh một cú quyết định.

Đường vào Ma môn sâu như biển! Thử hỏi, như thế nào mới gọi là ma tu? Luyện thi, đoạt xá, thải bổ, giết người… là ma tu. Tàn hại bá tánh, mưu hại thương sinh cũng là ma tu. Vậy, vì một chút chấp nhất trong lòng mà tung hoành vũ trụ bát hoang, Nghịch Trần Diệt Kiếp có phải là ma tu?


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.