Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 22: Chế máy tuốt lúa



Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 22: Chế máy tuốt lúa

Một chiếc máy tuốt lúa, về cơ bản chỉ cần ba bộ phận chính: bộ phận cung cấp động lực, guồng tuốt và khung máy. Do đây chỉ làm làm thử, cần phải làm đi làm lại nhiều lần, tốn kém chắc sẽ khá, Kiệt không tự làm một mình như trước, trái lại bắt bọn nhóc làm cùng.

Đầu tiên là tiền đâu, Linh và Lộc phụ trách việc đi vay tiền từ tay ông bá hộ Đào, Tuần ( Đỗ Bá Tuần) về nhà vay tiền họ Đỗ, làm sao để vay được nhiều nhất, lãi phải chịu ít nhất. Cũng thông qua Tuần, Kiệt đánh tiếng nhờ đám họ Đỗ mua về một bộ dụng cụ mộc đầy đủ, giá cả phải chăng, thời gian về làng phải sớm. Dụng cụ tốt thì làm mới hiệu quả. Còn về nguyên liệu thì Kiệt thấy mấy thứ gỗ mà ông chú mình với bố thằng Đặng có là ổn, không cần cầu kỳ.

Trong khi chờ đợi tiền và dụng cụ, Kiệt cũng không rảnh rỗi mà họp bọn nhóc, nói sơ qua về yếu quyết kỹ thuật khi làm máy, sau đó bắt cả bọn thử dựng mô hình. Thậm chí, Kiệt không nề hà việc phải tháo cả cái máy bơm nước ra để bọn nó có bộ phận tay quay con trượt mà thử nghiệm. Có hệ thống tay quay con trượt, lắp sơ qua một vài cái răng tuốt làm thử nghiệm qua, mọi người đều hiểu cách thức hoạt động của máy. Và như thế, công việc cũng tiện hơn.

Bộ phận cung cấp động lực là thứ được ưu tiên làm trước hết, do nó khó làm, và nếu làm những bộ phận khác trước rồi cố ép nó theo kích thước đó thì khó hơn rất nhiều việc chế tạo nó trước, cố gắng thu nhỏ nhất có thể mà vẫn đảm bảo được lực, rồi chế tạo và lắp ráp hai bộ phận còn lại.

Khi bắt tay vào chề tạo, Kiệt phân vân giữa việc dùng sức người, hay là dùng sức nước (sức gió quá yếu để làm). Dùng sức người, thì cần làm một bàn đạp như bàn đạp máy khâu, rồi tạo bộ truyền chuyển động từ tịnh tiến thành quay tròn, và dù đạp thì tốn sức, chế tạo thì nhiều chi tiết rườm ra, nhưng nó có thể dùng ở bất kỳ nơi nào mà chỉ cần đủ khoảng trống để đặt máy. Ngược lại, máy chạy sức nước, dùng một bánh xe nước chạy đồng trục với guồng tuốt, tuy đơn giản về cấu tạo song cần có nguồn nước chảy đủ mạnh trong thời gian dài. Điều này có nghĩa là nó bị giới hạn khu vực hoạt động.

Dùng một cái máy tuốt lúa mà bị giới hạn khu vực hoạt động là không khôn ngoan do ở vùng đất này, nơi có thể cung cấp nguồn động lực bằng sức nước lớn như yêu cầu thì ở rất xa và khó đi. Còn muốn chuyển nó lại gần thì cần xây cả một con đập. Tham khảo qua bọn nhóc, đều thấy rằng bọn nó thà rằng chịu khổ một chút, đạp chân cho máy tuốt lúa làm việc, chứ cái việc khuôn lúa lên để tuốt tít trên cao kia thì quá mệt luôn. Hơn nữa, dân làng sức người sức của có hạn, không đủ khả năng xây đập nước. Giá như có động cơ hơi nước hoặc động cơ điện thì tuyệt luôn, nhưng vì lúc này chỉ có sức nước là dùng được, nên không còn cách nào khác, buộc dùng bộ phận động lực sức người thôi.

Guồng tuốt là bộ phận đơn giản nhất. Bạn chỉ cần tạo một khối trụ rỗng ruột có thể quay dọc trục, gắn lên đó một vài cái răng tuốt- là những mảnh sắt nhỏ được đóng xuống sao cho đủ dày, các hàng liều kể so le với nhau. Khi thân lúa gặp phải những cái răng đang đi động do sự quay tròn của guồng tuốt, những cái răng luồn vào giữa bông lúa, hạt thóc sẽ bị bứt ra. Do đang ở thời kỳ thử nghiệm, hơn nữa Kiệt cũng chuyên về máy nông nghiệp, nên khoảng cách các răng, độ mau thưa, kích thước đều cần thử nhiều lần. Kiệt dùng một bộ guồng bao gồm các thanh chữ nhật được gắn răng tuốt lên trên hai miếng tròn có chỗ lắp, như thế nếu thầy cần thay đổi răng tuốt thì chỉ cần lắp những thanh gỗ khác mà không phải làm lại toàn bộ, hơn nữa cũng tiện thay thế nếu có hỏng hóc.

Khung máy là bộ phận có nhiệm vụ cố định hai bộ phận: guồng tuốt, động lực và là điểm trung gian để chúng có thể kết nối với nhau khi hoạt động. Ngoài ra, nó có thể lắp đặt sao cho có một số tiện ích nhất định: ví dụ như một cái ống dẫn cho những hạt thóc chảy thành dòng tới nơi gom lại, tránh rơi vãi. Hoặc là lắp thêm tay cầm để giúp dễ di chuyển, hoặc là cấu tạo sao cho dễ tháo rời để khi vận chuyển di xa được thuận lợi…

Hai bộ phận trên tuy có trúc trắc, nhưng cũng có thể làm được nhanh chóng. Phần là vì chú của Kiệt- Hoàng Văn Đinh sau khóa tu nghiệp lần trước với cánh thợ mộc chuyên nghiệp đã nâng cao tay nghề rất nhiều, thành ra làm tốt hơn hẳn khi xưa. Đồng thời, sự ảnh hưởng của Hoàng Anh Kiệt giúp cậu có tư liệu thực tập để kiểm tra: những bông lúa chín sớm trên một vài cánh đồng. Bình thường, những bông lúa này sẽ bị bọn trẻ vặt lấy ăn cho đỡ buồn mồm, nhưng giờ đây, chúng cẩn thận hái từ sát gốc, đem từng bông tới bó thành từng bó cho Kiệt để cậu kiểm tra khả năng làm việc của chiếc máy tuốt lúa.

Những lần thử đầu tiên, thóc được tách không hết, và làm cũng rất tốn lực, rất may là Kiệt kiên trì với việc không đóng nguyên đai nguyên kiện guồng tuốt, nên việc cần làm chỉ là lấy những miếng gỗ chữ nhật gắn đinh ra, nhổ đinh, lắp lại cái khác, thử lại, đến khi thóc đi hết thì thôi. Ở phần bàn đạp, kiểm tra một hồi, xác định lại nguyên nhân là do bàn đạp thiết kế hơi không chuẩn chỉ. À, nhân tiện thì vì cần phải nhổ mấy cái răng tuốt lúa, Kiệt đã khiến gọng gà ra đời ở thế giới này. Gọng gà dễ chế tạo, công dụng lớn với đám thợ mộc- nhổ đinh tốt, nên Kiệt nghĩ sẽ sớm được bắt chước khi đám thợ mộc kia về làng thôi. Chỉ hi vọng cái tiếng là người nghĩ ra nó sẽ bù đắp thiệt hại phần nào.

Trước tiên cần phải hiểu rằng bộ phận động lực mà Kiệt chế tạo hoạt động trên cơ chế tay quay con trượt, với tay quay gắn vào guồng tuốt, tạo nên chuyển động quay, con trượt gắn vào một đầu của bàn đạp, ở đầu kia bàn đạp là nơi người dùng tác động lực. Bàn đạp được thiết kế như một cái đòn bẩy, hoặc bập bênh. Khi một đầu được tác dụng lực- tức dùng chân nhấn xuống, đầu kia bênh lên, con trượt di động, tay quay cũng hoạt động theo, làm cho guồng tuốt quay, và nó sẽ quay liên tục cho tới khi lực ma sát và lực cản đủ để thắng được lực mà con người cung cấp thông qua hệ thống tay quay con trượt và lực quán tính còn sót lại. Còn ở bàn đạp, sau khi đạp xong, thả chân ra, bàn đạp quay lại vị trí cũ, lại đạp xuống, cứ như thế liên tục gây ra lực tác dụng. Vì là cơ chế bàn đạp như đòn bẩy, nên cánh tay đòn phải bố trí sao cho tỷ lệ chênh lệch hai bên là đủ, vì đầu dài càng dài thì lực cần tác dụng lên càng ít, nhưng nếu quá dài thì trông thô và cồng kềnh. Thử nhiều lần cho ra một tỷ lệ thích hợp xong, Kiệt cho thử lại thì thấy máy chạy nhanh và mạnh hơn, tốn ít sức hơn.

Ngay sau đó, Kiệt tiến hành kiểm tra độ bền của máy. Máy làm nhanh và mạnh thì ma sát giữa các bộ phận của nó cũng tăng, sớm muộn cũng bị mài mòn và hỏng, và đôi khi chỉ cần tăng hoặc bớt vài yếu tố cũng làm tuổi thọ nó tăng đáng kể, nên Kiệt không đi vào sản xuất hàng loạt, mà chú trọng việc thử nghiệm liên tục các điểm mà cậu cho rằng nếu cải thiện có thể giảm hỏng hóc nhanh trong khi hoạt động. Vụ mùa thu hoạch đã bắt đầu, những nhà nào lúa chín sớm thì gặt trước, và Kiệt mang máy tuốt tới tận nơi, xin làm không công. Đây là bài kiểm tra thực tiễn và trực quan nhất.

Trên tất cả những ruộng lúa được gặt sớm, người dân làng Hồng Bàng tập trung lại, đông như trảy hội để xem chiếc máy gặt hoạt động ra sao. Do Hoàng Anh Kiệt chế thử nhiều máy, và để đỡ tốn thời gian, mỗi chiếc máy được vận chuyển tới ruộng cần thu hoạch trước. Tại đó, những chiếc máy được làm thật, hoạt động hết công suất. Bọn nhóc vốn từng tham gia việc thiết kế, giờ lại được ra thực nghiệm quan sát trực tiếp để so sánh, kiểm tra hoạt động của những cái máy khác nhau mà Kiệt làm thử, rồi tập đưa ra nhận xét đánh giá.

Kiệt không đưa ra một format cụ thể nào trước, mà yêu cầu bọn nó tự xem xét đánh giá máy dựa trên tiêu chí mà bọn nó nghĩ ra trước đã. Đây thực ra cũng là để Kiệt có thể kiểm tra ngược lại bọn nó, đánh giá tính cách của những đứa “ học trò” này.

Hoàng Anh Minh, anh trai của cậu là người làm xong đầu tiên. Tiêu chí mà anh trai cậu nhắm vào là khả năng làm việc của những chiếc máy bao gồm: tốc độ tuốt được hết thóc trên bông lúa của mỗi cái máy, độ mạnh của lực cần tác động xuống bàn đạp, sau đó mới là thời gian hỏng hóc và giá thánh nguyên liệu, tiền công làm ra máy. Xét ra, ông anh của cậu nhìn nhận vấn đề nhanh nhạy lắm chứ chả đùa, lại còn biết để ý tới tiền cần phải bỏ ra để làm chiếc máy. Nhưng cách tính của Minh chỉ là cách tính của người muốn làm buôn bán nhỏ lẻ thôi, bởi nó không chi tiết, mà chỉ là những yếu tố chung chung. Chiếc máy này không khó chế tạo, nên muốn buôn bán được nhiều thì cần chú ý tiểu tiết hơn nữa, tạo ra những thứ người khác không làm được.

Bọn nhóc họ Đào như Linh, Lộc quan tâm tới khả năng làm việc liên tục của cái máy, tốc độ tách hạt thóc khỏi bông và giá thành. Nói chung mấy cái máy mà Kiệt chế tạo đều tốt, và bọn nó là con nhà địa chủ nên máy làm được nhiều ít, tuổi thọ máy dài ngắn mới quan trọng, chứ người làm công mệt hay không chưa cần chú ý.

Bọn nhóc họ Đỗ, mà tiêu biểu như Đỗ Bá Tuần chăm chú tới giá cả nguyên liệu, tiền công làm, tốc độ tách hạt và thời gian hỏng. Đây là những thứ mà những người lái buôn cần biết để trước tiên là tính lời lãi, sau là cần phải giới thiệu được cho khách hàng để họ chịu mua.

Với những đứa mà bố mẹ có nghề như mộc hoặc rèn- bọn thằng Tâm, Đặng, bọn nó để ý giá cả nguyên vật liệu hơn, vì giá càng giảm, gia đình bọn nó sẽ được lãi hơn khi làm chúng. Xét tới cùng, bọn nó vẫn nghĩ theo kiểu nhà làm tiểu thủ công.

Bọn tới từ gia đình bình thường, kiểu trung nông như bọn Đào Văn Bắc, La Khang, La Bảo và phần đông đám trẻ trong làng- kể cả họ Đỗ tập trung chú ý tới giá cả làm ra máy cũng như tốc độ tuốt hạt. Nhà trung nông thường là do tự mình làm, giá máy cao thì mua không nổi, thuê cũng cần chú ý thời gian nên làm càng nhanh hết việc càng tốt.

Nguyễn Quảng và đám trẻ nhà nghèo chuyên đi làm thuê, chú tâm tới tốc độ tách hạt cũng như xem máy nào làm ít tốn sức hơn. Làm càng ít tốn sức, thì bọn nó càng có thể đi làm ở nhiều nơi. Thực ra, ban đầu thì đám này cũng lo lắng cho tương lai của mình, vì khi đã có máy tuốt, thì công việc đạp hạt thóc khỏi bông vốn tốn nhiều sức và thời gian, nên ngày trước hay thuê dân nghèo làm, thì nay sẽ do tự người dân làm vậy, thế là mất việc. Nhưng Kiệt an ủi, không làm được ở làng mình thì sang làng khác làm, hơn nữa máy nó đã ra đời, không thể đi ngược lại được, chi bằng tìm cách đi khác, dựa vào nó mà làm việc.

Nhìn qua bản tổng kết kiểm tra và so sánh giữa các máy với nhau, mẫu mà Kiệt chọn là một mẫu tương đối trung gian, đảm bảo rằng có đủ nhiều yếu tố thuận lợi nhất.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.