Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 35: Núi sông 3



Cám ơn Quân Thượng nhiều nhá!

Hôm nay phải lỡ hẹn rồi, làm 2 chương không nổi.

Lúc viết giàn ý, chuẫn bị tư liệu lịch sử cho chương này không đủ, sáng nay phải tìm thêm làm lỡ mất thời gian.

Bây giờ còn chưa bắt đầu viết chương 36 nữa.

P/s đổ tội: tất cả là tại hôm qua cúp điện nguyên ngày

P/s hứa lèo: chắc phải đợi cuối tuần sau mới bù được

P/s kêu ca: thứ 4-6 tuần sau lại bận, không biết có viết được không đây

Sông núi nước Nam dân Nam ở

Rành rành ghi rõ bởi máu hồng

Bao đời giặc cướp sang xâm phạm

Anh hùng chưa từng tránh không ra

(P/s: ờ, đạo thơ, đạo 2 bài luôn:

Nam quốc sơn hà-Lý Thường Kiệt

Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi)

Sáng sớm đầu năm mới, một quả cầu đỏ chót mọc lên từ phương đông xa thẳm nơi có biển cả bao la xanh thẳm ngàn năm nay vẫn vỗ sóng rì rào vào đất Việt.

Bọn trẻ con thì cái gì cũng hiếu kỳ, gặp đâu không hiểu là léo nhéo hỏi cho bằng được mới thôi.

Đến cái chuyện bình thường chưa bao giờ thay đổi là sóng biển vỗ bờ và mặt trời mọc lên từ Biển Đông mà tụi nó cũng có thể hỏi vì sao vần chăng.

Nhưng bố mẹ chúng thì đâu có thời giờ rỗi hơi mà chế tác ra những câu chuyện ngụ ngôn để kể chúng nghe, bởi họ còn bận bịu tối mặt tối mũi lo toan tiết trời mùa vụ và những sưu thuế công dịch nhọc nhằn.

Thế là các bà các cụ trở thành ‘điểm’ tụ tập của bọn trẻ con, để mà râm ran những câu chuyện cổ, điệu hò quê hương xứ Việt, thế nên mới bảo thói quen ‘yêu cách đời, thương cháu hơn thương con’ là nó truyền thừa tự ngàn đời rồi.

Mà việc tụm năm cộng ba thành ra tám nơi quán nước bên gốc đa già để mà ‘bà tám, ông tám, tui tám’ thì nó cũng bắt nguồn từ đó, và thật nhiều những câu chuyện muôn màu muôn vẻ cũng tuôn ra từ hương vị nhân trần.

Kể rằng người Việt mình bao đời khổ, chẵng biết tự bao giờ dân ta chẵng có Hùng bảo vệ, bọn giặc cướp đến xâm phạm, đốt giết khắp nơi, đồng bào ta khóc cạn cả nước mắt, thấm vào đất núi, đổ ra sông ngòi, chảy về biển Đông mà vẫn chưa hết oán khí, nên cứ thế vỗ bờ mà kêu.

Nhưng dân ta đâu chịu khuất phục, đâu chỉ biết kêu gào, cho nên các đời tiên tổ anh hùng lớp lớp đứng lên dấy cờ nghĩa dân tộc quyết đền nợ nước, trả thù nhà,

Máu liệt sĩ vẫy khắp các chiến trường hoang dã nhưng không giống như nước mắt oan hồn vương vãi biển đông mà tụ hết vào dòng sông Nhị, nhuộm hồng nước sông, thổi hồn dân tộc vào biển Đông rồi tụ tập lại thành mặt trời đỏ hồng.

Cho nên mặt trời mọc lên từ biển cả, chính là tượng trưng cho ý chí bất khuất của dân Việt ta trồi lên trong đau khổ cùng cực của áp bách bóc lột, ngày qua ngày chẵng bao giờ dập tắt.

Mặt trời ngày ngày tỏa ánh nắng ấm áp ban hy vọng vào một tương lai tươi sáng, là lời hứa, lời chúc phúc của biết bao thế hệ anh liệt linh thiêng đã ngã xuống vì công cuộc giải phóng dân tộc.

Vậy nên nếu muốn người Việt cam chịu ách đô hộ của Bắc địch, làm nô lệ cho người Hán mà không kêu ca chống trả,

Thì trước hết phải uống cạn nước biển Đông, dập tắt vầng mặt trời đi đã.

Hoàng Hùng được nghe rất nhiều những câu chuyện tương tự như vậy trên chặng đường du lịch quê hương.

Những câu chuyện về sông núi, ao hồ, trăng trời, biển đảo, hoặc về chim muông, cây cỏ, côn trùng, hoa trái, …

Hàng ngàn hàng vạn câu chuyện diễn tả tự nhiên muôn màu, tươi đẹp, trù phú, đa dạng của quê hương, nhưng đều có một xu hướng chung …

Đó là truyền dạy cho con cháu về ý chí bất khuất và tinh thần dân tộc, để người Việt mãi mãi vẫn là người Việt, để văn minh Việt lưu tồn với thời gian, để một ngày sông núi kêu gọi thì lại sẽ có những anh hùng đứng lên.

Hoàng Hùng nghe càng nhiều thì hắn càng nghi hoặc nhiều.

Hầu hết dân ta đều không biết viết biết đọc, chẵng có bao nhiêu kiến thức lịch sử, thậm chí rất nhiều lão ấu ngồi kể chuyện nơi gốc đa già mười mấy năm cũng không biết dân Việt bị Hán triều đô hộ từ bao giờ.

Mà các văn kiện, cổ vật truyền thừa thì gần như đã bị giặc xâm lược phá hoại hoặc cướp đi gần hết, ví như những bia đồng, trống đồng bị Mã Viện nung thành trụ hồi trước.

Vậy thì vì sao mà văn hóa, phong tục vẫn còn?

Vì sao người Việt vẫn mãi nhớ đến tổ tiên?

Vì sao 9 vị Thái Thú hiện nay đã có hơn một nữa được Việt hóa, coi mình là người Việt?

Hoàng Hùng nêu thắc mắc của mình với cha hắn và thầy hắn.

Lạc Long cười nói hắn không biết, hắn cũng chưa từng tự hỏi những điều này, hắn chỉ chú trọng vào việc củng cố thực hiện chúng, làm sao để duy trì văn hóa người Việt, để con cháu ngàn đời tiếp tục thờ kính tổ tiên, để dân ta có thể nắm giữ vận mệnh của mình trong tay mà không phải trông chờ vào một thế lực ngoại lai.

Bạch Vân tiên sinh cũng không trực tiếp trả lời học trò, mà vạch thêm một điểm đến vào lịch trình, chính là nơi mà Hoàng Hùng sẽ được đến thăm vào hôm nay.

Đất Âu Lạc không lạnh như Trung Nguyên, thậm chí còn chưa từng có tuyết rơi, nhưng không phải vì thế mà không có sương giá.

Những tia nắng vàng kim mới ló vội vàng đâm lên sông nước ao đầm muốn đánh thức muôn loài vạn linh mau mau mở mắt chào ngày mới,

Nhưng nàng thiên nhiên dường như hãy còn mê ngủ, nên nàng tản sương làm màn chắn hết nắng mai, đem đất rừng bao phủ trong khói trắng mờ ảo.

Hoàng Hùng đứng trên đồi đá trọc cao vút, nơi duy nhất không bị sương mù bao phủ, hắn dậy từ rất sớm để luyện tập thân thể, ánh mai trui rèn xương gân, khí trong bồi bổ tạng phủ.

Bài thể dục buổi sáng xong xuôi, Hoàng Hùng thu thế đứng thẳng, hít mạnh thở sâu,

Nhìn về hướng đông xa xôi, mặt trời ước lượng đã đến đầu rồng (7h sáng),

Lại hướng xuống dưới đồi, sương vẫn phủ kín ba bốn thước (3-4 mét), thôn xóm phố phường im lìm vắng lặng, không phải vì người dân chưa muốn dậy, mà bởi họ đã dậy sớm đi làm hết ráo từ trước khi Hoàng Hùng bắt đầu đi lên đỉnh đồi.

Tính siêng năng của đồng bào ta chẵng thua gì những sinh vật cần mẫn nhất trần đời, thậm chí còn hơn như thế, Hoàng Hùng nhắm mắt lắng tai nghe mà chẵng có tiếng ong tiếng chim gì cả, chắc chúng còn đang chần chờ đợi chỉ lệnh của nàng thiên nhiên mới dám mò ra.

Muôn loài càng tĩnh lặng thì giác quan thông tuệ của Hoàng Hùng càng phát huy hết mức để nghe được xa hơn, một âm thanh thỏ thẻ hiện lên vụt qua tai hắn rồi ngày một dồn dập lớn như trống vỗ màng nhỉ, ào ào, ào ào.

Là tiếng sóng!

Đương nhiên không phải sóng biển, nơi đây cách biển Đông cả trăm dặm, Hoàng Hùng không phải tiên thần, tai của hắn lại thông tuệ đến mấy cũng không phải thiên lý nhĩ.

Hoàng Hùng mở mắt nhìn về hướng phát ra tiếng sóng, những hình ảnh của ngày hôm qua hiện lên trong tâm thức hắn, ráp vào khung cảnh này, vẻ ra vị trí của dòng sông ấy.

Sông Nhị!

Hay sông Hồng, bởi nước sông đỏ nặng phù sa, chính là nguồn nước trời ban được mô tả trong sách cổ của nông gia, học phái cho rằng văn minh loài người bắt nguồn từ trồng trọt, mà trồng trọt thì cần những đất đai màu mở, nước tốt quanh năm, thế nên sông ngòi chính là đất tổ của văn minh.

Chưa nói lập luận của nông gia đúng sai thế nào, nhưng dòng sông Hồng hẵn là đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên văn minh Lạc Việt.

Phong Châu, Cổ Loa, Mê Linh, mấy đời đô thành của tộc Lạc Việt, bất kể dựa vào núi rừng hay mọc trên đồng bằng thì cũng chưa từng tách rời khỏi lưu vực sông Hồng.

Không biết bao nhiêu đời tiên tổ đến nay đã được nuôi lớn bởi sông nước phù sa ấy.

Vậy nên sông Hồng còn gọi là sông Cái, tức mẹ của người Lạc Việt, cũng là dòng sông lớn nhất trên mảnh đất này.

Không chỉ người Việt bản địa mà những kẻ xâm lược người Hán cũng nhìn ra được ưu điểm địa lý của sông Hồng.

Long Biên, châu trị của Giao Châu, và Luy Lâu, quận trị của quận Giao Chỉ, đều được xây cất ở bờ bắc sông Hồng.

Mặc dù Hoàng Hùng hiểu rằng bờ nam sông Hồng địa thế trũng hơn bờ bắc cho nên thường hay ngập lũ,

Nhưng việc đem Long Biên và Luy Lâu xây ở mặt Bắc lại để Hoàng Hùng liên tưởng đến địa điểm mà người Hán chọn để xây dựng thành Lạc Dương.

Hắn nhớ ngày mà hắn mới vào Lạc Dương, ấy cũng là đầu năm, một năm tuyết lớn.

Hắn nhớ lúc đó hắn hồ hởi lắm, bởi nghe đồn rằng nơi ấy tụ tập trí giả khắp thiên hạ, cả thành đâu đâu cũng có người hùng anh.

Nhưng đến rồi mới biết, ngoại trừ dòng sông Lạc thơ mộng ở phía nam tòa thành thì hầu như chã có gì đáng để mong chờ ở nơi ấy cả.

Lạc Dương, đúng như tên của nó, nhưng chỉ đúng một nửa, nó là một vầng mặt trời, nhưng không phải đang mọc lên hướng tới huy hoàng, mà là đang chìm xuống, lụi tàn trong mạt thế, từ quan tướng tới bình dân đều sống trong ưu phiền, kẻ có quyền có tiền thì dùng lạc thú xa xỉ để quên đi cuộc đời.

Ngược lại, Luy Lâu hiện giờ sinh khí ngất trời, mặc dù công thương chưa mấy phát triển nhưng đã dự án rình rang sẵn sàng,

Nông nghiệp thì càng là nở rộ quá chừng, nhiệt lửa thanh xuân khiến người ta chẵng bị giá sương cảm nhiễm, nhân dân hối hả ra đồng từ sớm đâu phải vì bị quan lại bắt ép chịu tội, mà bởi vì vụ mùa năm nay trúng mánh to.

Không phải vì giống thóc thần của Hoàng Hùng, thể theo kiến nghị của cha và thầy, việc sử dụng giống thóc sẽ lùi lại đến khi Hoàng Hùng nắm trong tay quan quyền thực tế, trở thành trung gian giữa Lạc Dương và phương nam, có thể che mắt Hán đế và thế gia Trung Nguyên.

Năm nay trúng mánh to là bởi thái thú Giao Chỉ đã phát bố cáo miễn hết thuế phú toàn quận trong vòng 2 năm, ngoại trừ khu vực xung quanh Long Biên, được miễn tận 3 năm.

Lý do mà Sĩ thái thú đưa ra là để an long dân, bồi thường cho những tội ác mà ‘cố’ Thứ Sử Chu Phù gây ra cho mảnh đất và con người nơi đây.

Không chỉ Giao Chỉ mà 8 quận còn lại cũng thi hành một loạt các chính sách huệ dân, khoan thai sức dân, mua chuộc lòng người.

Một phần là vì thực hiện lời hứa với Lạc Lương để hòa hoãn mối quan hệ giữa chính quyền với quân khởi nghĩa, lắng lại can qua binh đao, tránh cho mình bước vào vết xe đổ của Chu Phù.

Nhưng chủ yếu là vì cả 9 vị thái thú đều đang tranh cử cho chức Thứ Sử bỏ trống, mua chuộc lòng dân là 1, hợp ý Lạc Dương là 10.

Đúng vậy, chính sách của Lạc Dương đối với dân Việt phương nam tạm thời thay đổi sang an định thay vì trấn áp.

Vì sao ư?

Bởi vì trường thành nổi lửa vạn lý rồi!

Tại biên thùy Đông Bắc,

Đô Úy quận Ngư Dương là Trương Thuần giết quận trưởng, phản Hán, liên hợp với ứng phái của Ô Hoàn, tung binh cướp phá khắp vùng Yến địa và Ký Bắc, cắt đứt liên hệ của Lạc Dương với Liêu Đông,

Tin tức cuối cùng từ Liêu Đông truyền tới triều đình là quân khởi nghĩa Cao Câu Ly đã vây quanh Huyền Thố,

Đất Triều Tiên muốn độc lập!

Tại biên thùy Chính Bắc,

Bởi vì tranh chấp với Hung Nô bất lợi, hòa phái của thiền vu già Đàn Thạch Hòe đành phải nhượng bộ chiến phái, quân đội Tiên Ty đã mấy lần cường công Nhạn Môn,

Lạc Dương phát chiếu tới Hung Nô Vương Đình, yêu cầu người Hung Nô xuất binh trợ Hán, nhưng Hung Nô thiền vu giở quẻ, yêu cầu trước giao lương thảo khí giới mới xuất binh, bàn tới bàn lui chưa có kết quả,

Quan hệ hai bên bắt đầu rạn nứt!

Tại biên thùy Tây Bắc,

Bắc Cung Bá Ngọc thống lĩnh ‘nghĩa tòng quân’ vây Kim Thành, đội quân mà mấy đời Hán đế dày công bồi dưỡng để làm mũi giáo hù dọa thảo nguyên, nay quay ngược chọc vào tim gan Lương Châu,

Các tộc Khương Để nổi lên khắp nơi hưởng ứng Bá Ngọc, thanh thế to lớn, phía sau còn có nhà họ Hàn và nhà họ Mã thống lĩnh quan tây cường hào trợ lực cho phản quân,

Phía Tây của Đồng Quan đã mất khống chế!

Nếu như nói việc Chu Phù lao đầu vào lưới chính là minh chứng rằng khí vận của Hoàng Hùng to lớn.

Vậy thì phương Bắc chiến loạn khắp nơi chính là báo hiệu rằng vận mệnh triều Hán đã đến hồi chung kết.

Đương nhiên là Lạc Dương không cảm thấy như vậy, thế gia Trung Nguyên cũng không cảm thấy như vậy.

Đều đã thống lĩnh sơn hà vạn dặm gần 400 năm, sao có thể buông tay chịu thua, quay đầu nhận lỗi.

Vậy nên Lưu Hoành cùng bá quan thương nghị hồi lâu liền quyết định tạm hòa hoãn với các cuộc nổi dậy ‘quy mô nhỏ’ ở phương nam, để chuyên tâm vào tình hình nguy cấp ở biên cương phía Bắc.

Cho nên Lạc Dương hiện tại cần một vị Thứ Sử ôn hòa, có tầm ảnh hưởng và tín nhiệm của Bách Việt, tránh sự kiện Chu Phù lặp lại.

9 vị Thái Thú dường như đã sớm đoán được điều này, nên ai cũng ra sức thu mua dân tâm, hàn gắn quan hệ của phủ nha với quân khởi nghĩa, hòng chứng minh quan điểm và năng lực hợp thời thuận thế của mình, để cầu tờ chiếu thăng chức bổ nhiệm Thứ Sử Giao Châu của Lạc Dương.

Trong đó bỏ công bỏ lực nhiều nhất là Sĩ Nhiếp, thái thú quận Giao Chỉ.

Không chỉ chú trọng tới kinh tế, dùng các chiêu thức miễn thuế phú dân thường gặp,

Mà còn chú trọng tới văn hóa, bỏ tiền phủ nha xây sửa lại đền chùa miếu mạo của dân Việt.

Mấy ngày nay, Sĩ Nhiếp đang đích thân thị sát công việc trùng tu đền Ngọc Lâm, nơi thờ phụng Thánh Thiên Công Chúa.

Việc này đối với dân Việt là phải đạo, bởi dân Việt bấy lâu nay đều có tục lệ kính trọng anh hùng tiên tổ.

Nhưng nếu công cuộc trùng tu này bắt đầu sớm mấy năm thì chắc chắn sẽ gây chấn động Hoàng thành Lạc Dương,

Bởi vì Thánh Thiên Công Chúa chính là đại tướng dưới trướng hai vị Trưng Nữ Vương, là quân phản loạn trong quan điểm của Lưu thị và hết thảy thế gia Trung Nguyên.

Hiện tại Sĩ Nhiếp đang tiếp chuyện Bạch Vân tiên sinh ở một gian đình ven sông.

Đúng vậy, là Sĩ Nhiếp tiếp chuyện Bạch Vân tiên sinh mà không phải ngược lại!

Đang tranh cử cho chức vị Thứ Sử thì hơn ai hết, Sĩ Nhiếp vô cùng cần sự ủng hộ của người được mệnh danh là ‘Phu Tử’ đất Giao Châu.

(P/s: Ở thời Hán thì Phu Tử = Khổng Tử, là một tôn xưng rất lớn, Trịnh Huyền và Thái Ung cũng không được tôn xưng như vậy.

Bắt đầu từ thời Tống thì từ Phu Tử mới trở nên bớt tôn kính hơn, nhưng cũng rất hiếm, cùng một thời đại thì chỉ có vài người được tôn xưng Phu Tử thôi)

Vậy nên hắn đến thăm viếng đền Ngọc Lâm cũng không phải thản nhiên, đã điều tra rành rõi hết rồi, hôm nay có dịp mời Bạch Vân tiên sinh ăn cơm trưa cũng không phải tình cờ.

Về phần Hoàng Hùng, hắn cùng với 6 quái đang đi theo lão quản đền Nguyễn Hoài Tiên Đức để thực hiện công việc kính viếng Thánh Thiên Công Chúa, điều mà người vạch ra lịch trình này, thầy hắn, và người rêu rao việc trùng tu văn hóa, Sĩ Nhiếp, đều không thật sự chú tâm vào.

Thực ra thì bọn 7 người cũng không có bao nhiêu thời gian lễ viếng đền bởi Nguyễn Hoài Tiên Đức không cho họ chút thời gian nhìn ngắm nào mà dẫn thẳng vào một gian mật thất nơi lưu giữ những thứ mà Bạch Vân tiên sinh muốn học trò biết được.

Câu trả lời cho những thắc mắc cụ non của hắn

Vì sao mà văn hóa, phong tục Việt vẫn còn sau hàng trăm năm đồng hóa?

Vì sao người Việt vẫn mãi nhớ đến tổ tiên sau hàng trăm năm đàn áp đô hộ?

Vì sao 9 vị Thái Thú hiện nay đã có hơn một nữa được Việt hóa, coi mình là người Việt?

“Uầy, Lê ca”

Nguyễn Bảy nhìn những tấm bia đồng trước mặt, hai mắt nổi đom đóm.

Không phải vì những tấm bia ấy quá sáng bóng, mặc dù chúng đúng là được lau chùi bảo dưỡng thường xuyên thật.

Cũng không phải vì những đường nét hoa văn Đông Sơn tinh mỹ khắc trên cạnh bia quá giống với những hình vẽ nơi tiên động mà họ gặp được mấy tháng trước, trên đường xuôi nam.

Nguyễn Bảy hoa cả mắt là vì những tấm bia đồng này khắc chi chít chằng chịt các từ ngữ mà hắn không đọc được, tiếng Môn cổ.

Mấy tháng nay quá mức bận bịu nên chính Hoàng Hùng cũng không có dịp học tập ngôn ngữ này, hắn chỉ đọc lóp bóp được vài từ rồi đành nhường vị trí cho Lê Tư.

Theo cử chỉ gợi ý của quản đền, Lê Tư nhìn về tấm bia lớn nhất, đọc sơ một lượt, hắn liền rơi nước mắt:

“Bách Việt Hùng Sử,

218 năm khi Cổ Loa sụp đổ, cơ đồ Âu Lạc bị Nam Triệu và Lưu Hán chia cắt.

Trưng Vương khởi sự tại Mê Linh, thề nguyện

Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa Việt Hùng, (P/s: chỉnh lại cho hợp thiết lập ‘Hùng’ không phải họ)

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

…”

Theo lời đọc nghẹn ngào của Lê Tư, từng trang sử của dân tộc Bách Việt hiện lên hào hùng, bi tráng, tô vẽ bơi máu và nước mắt, ẩn giấu niềm kiêu hãnh và hy vọng, bộc lộ khát khao cao cả, khát khao độc lập, tự do.

Chúng không chú trọng vào sự cường thịnh và tàn bạo của kẻ thù, mà chỉ chú trọng vào việc khắc họa truyền thống bất khuất của dân tộc Rồng Tiên, khắc họa những đức tính cao đẹp của những anh hùng đã đứng lên với tay về phía mặt trời.

Và cuối cùng, những tấm bia này còn lưu giữ lại chỉ dẫn đến nguồn lực lượng tiềm ẩn mà các anh hùng ngã xuống để giành cho con cháu đời sau,

Không phải những lý tưởng cao xa khó chạm, không phải những lý thuyết mờ ảo khó hiểu,

Mà là con người, là ngọn lửa sinh mệnh, ngọn lửa truyền thừa.

Trên một tấm bia đồng khá mới viết rằng:

“Bách Việt Hùng phả

Tổ tiên anh hùng ngã xuống, con cháu phải đổi họ theo tục Hán,

Đời sau đọc được lời răn, biết tổ tiên mình là ai, nguồn gốc mình ở đâu,

Dẫu có đi ngược về xuôi, chớ quên ngày giỗ tổ, nhớ mùng mười tháng ba.

Họ Huỳnh xứ Phong Châu (Phú Thọ), hiện gọi là huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ,

Là con cháu đời sau của Đông Cung Công Chúa, thuộc tướng của Trưng Vương.

Họ Nguyễn xứ Kinh Môn (Hải Dương), hiện gọi là huyện Khúc Dương, quận Giao Chỉ,

Là con cháu đời sau của Thánh Thiên Công Chúa, thuộc tướng của Trưng Vương.

Họ Lê xứ Đông Triều (Quãng Ninh), hiện gọi là huyện Khúc Dương, quận Giao Chỉ,

Là con cháu đời sau Thánh Chân Công Chúa, thuộc tướng của Trưng Vương.

Họ Vũ xứ Phong Châu (Phú Thọ), hiện gọi là huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ,

Là con cháu đời sau của Trinh Thục Công Chúa, thuộc tướng của Trưng Vương.

Họ Lý xứ Kim Cốc (Hà Nội), hiện gọi là huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ,

Là con cháu đời sau của Chiêu Dung Công Chúa, thuộc tướng của Trưng Vương.

Họ Hồ xứ Đông Cao (Hà Nội), hiện là huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ,

Là con cháu đời sau của Đào Nương Công Chúa, thuộc tướng của Trưng Vương.

Họ Vương xứ Hoa Lư (Ninh Bình), hiện là huyện Vô Thiết, quận Cửu Chân,

Là con cháu đời sau của Ngọc Quang Công Chúa, thuộc tướng của Trưng Vương.

Họ Đỗ xứ Hoa Lư, hiện là huyện Vô Thiết, quận Cửu Chân,

Là con cháu đời sau của Bạch Hạc Công Chúa, thuộc tướng của Trưng Vương.

Họ Lê xứ Nga Sơn (Thanh Hóa), hiện là huyện Dư Phát, quận Cửu Chân,

Là con cháu đời sau của Hoa Nương, thuộc tướng của Trưng Vương.

…”

Sau một loạt cái tên hào kiệt nữ hùng thời Trưng Vương, lại đến con cháu của những anh hùng tham gia các cuộc khởi nghĩa khác, mãi cho đến những cuộc kháng chiến chống Triệu Đà thơi Thục Phán An Dương Vương còn sống.

Dùng mấy tấm bia đồng, liệt kê hơn trăm gia tộc, phân bố khắp 9 quận Giao Châu, thậm chí có cả Kinh Nam, Xuyên Thục, và Ngô Hội, có những gia tộc mà chính Hoàng Hùng cũng không ngờ rằng họ lại là người gốc Việt,

Nếu nội dung của những tấm bia này là thật thì chí ít đã có một phần năm thành viên của Đông Hải Thương Minh là người Việt.

Đó là còn chưa kể nhà họ Hoàng ở Kinh Châu, đầu lĩnh của Đông Hải Thương Minh, cũng là gốc Việt.

“Thưa bác quản đền!

Những bia đồng ghi lại quốc phả này nhìn thật mới, không biết là tạo ra lúc nào?”

Hoàng Hùng hỏi khéo.

Không biết là do Nguyễn Hoài Tiên Đức không nhận ra ý nghĩ của Hoàng Hùng hay là do ông không để ý đến việc tiểu tử này hoài nghi thông tin trên bia.,

Ông điềm đạm nói:

“Ranh giới hành chính của các Huyện, các Quận không cố định, Hán quan thỉnh thoảng sẽ đo đạt lại.

Các gia tộc cũng không phải xây nhà một nơi rồi không bao giờ rời đi, do nhiều lý do, sẽ di cư xứ khác.

Quốc phả sẽ được định kỳ chỉnh sửa chỗ lỗi thời, cập nhật thông tin mới, cũng là để thông cáo tộc trưởng các tộc biết tổ tiên mình là ai.

Chuyện này không thể rêu rao khắp nơi, cho nên thường thì 10 đến 20 năm mới làm một lần.

Nhưng năm rồi giổ tổ, Nam Vu Vương cần dùng một số bia phả để hiệu triệu các gia tộc.

Cho nên nội dung được sao qua những bia mới này.

Nếu muốn đọc những bia gốc thì có thể đến Khuất Lão tìm Tây Vu Vương”


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.