Viết lại đề cương của Fascism? Quá khó khăn, Ký làm sao đủ thông thái để nhớ hết cả Marx và Fascism một cách chi tiết cặn kẽ.
Nhưng hắn có thể “nhớ” rất lâu về hai thứ này không phải ngẫu nhiên.
Và việc hắn nhớ rất nhiều kiến thức không bao gồm y khoa cũng không phải ngẫu nhiên.
Phương pháp học tập, nghiên cứu rất quan trọng.
Não bộ, trí nhớ là hữu hạn, thông tin cần là vô hạn. Cho nên nếu dùng “nhớ” đơn thuần, sao chép máy móc thông tin thì đó là một cách nghiên cứu khá cũ và không hiệu quả.
Có nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng Ngô Khảo Ký điển hình dùng đó là logic and critical thinking.
Thật vậy “ Ai cũng mắc sai lầm. Rất thường xuyên, điều quan trọng nhất là khả năng nhận ra sai lầm của chúng ta trước tiên và sau đó chúng ta sẽ làm gì với nó.
Thật không may, có những lĩnh vực mà một người càng kém, họ càng ít có khả năng nhận ra rằng mình đã mắc sai lầm, càng ít có khả năng sửa chữa chúng. Thật vậy, họ thực sự có khả năng buộc tội những người biết nhiều hơn là những người sai.
Tư duy phê phán và logic là một trong những lĩnh vực này. Nhiều người tưởng tượng rằng họ đã khá giỏi về nó và do đó không tin rằng họ cần phải học thêm. Điều này ngăn cản họ cải thiện.” ( Trích dẫn Learn Religions – Strategies and Skills for Critical Thinking, Using Logic).
Vậy logic là gì? Mọi người sử dụng những từ như “logic” và “logic” rất nhiều, thường không thực sự hiểu ý nghĩa của chúng.
Nói một cách chính xác, logic là khoa học hoặc cách nghiên cứu về cách đánh giá các lập luận và lập luận. Đó không phải là vấn đề về quan điểm đúng sai , mà đó là khoa học về cách các lập luận phải được hình thành để hợp lý hoặc đúng đắn. Rõ ràng, một sự hiểu biết tốt hơn là rất quan trọng để giúp chúng ta suy luận và suy nghĩ tốt hơn. Không có nó, chúng ta rất dễ rơi vào sai lầm. ( Trích dẫn)
Thuật ngữ “tư duy phản biện” được sử dụng thường xuyên nhưng không phải lúc nào nó cũng được hiểu đúng. Nói một cách đơn giản, tư duy phản biện có nghĩa là phát triển những đánh giá hợp lý, đáng tin cậy về một lập luận hoặc ý tưởng.
“Tư duy phản biện” là một phương tiện để tách sự thật ra khỏi sự sai lầm và những niềm tin hợp lý khỏi những niềm tin vô lý.
Nó thường liên quan đến việc tìm ra những sai sót trong lập luận của người khác, nhưng đó không phải là tất cả.
Nó không chỉ đơn giản là chỉ trích các ý tưởng, mà còn là phát triển khả năng suy nghĩ về các ý tưởng với khoảng cách phê phán lớn hơn. ( Trích dẫn).
Dùng kết hợp hai phương pháp này trong nghiên cứu cũng như làm việc hằng ngày giúp Ký có thể khắc sâu những gì quan trọng ( Chết mày nhá khắc cho lắm thằng Richard có Fascism trong tay) “( ⊙▽⊙ )”
Cho nên Ký đang cố gắng hoàn thiện Luận Cương Fascism không phải bằng sao chép trí nhớ mà bằng tư duy suy luận cùng những luận điểm thông tin không nhiều lắm của mình về Fascism. Những lần tranh biện giữa hắn cùng bạn bè, thầy cô chính là những tài nguyên kiến thức khắc sâu trong hắn, suy luận ngược, lập luận logics , trên nền tư duy phản biện tự thân, Ký ba tháng nay đang dần phá hoạ lại một đề cương cơ bản của Fascism. Thứ mà Ngô Khảo Ký làm được thì chưa chắc Richard làm được vì hắn bị sửa đổi.
Nhưng thứ Richard làm được chắc chắn Ký làm được.
Tức là Richard có thể viết lại Fascism không quá chuẩn chỉnh nguyên bản . Nhưng Ngô Khảo Ký lại có thể viết được tư tưởng Fascism mà lúc này Richard đang dùng, ngay cả những thứ Richard chưa công bố, Ngô Khảo Ký cũng vẫn viết ra được. Hai người là chung nguồn gốc.
Nhưng kể cả vậy vẫn rất khó, vì muốn hiểu về Fascism phải tìm hiểu khởi nguyên của nó và các hệ tư tương nào tác động lên và phát triển ra sao để tạo nên một thệ thống Fascism hoàn thiện. Không phải cứ mặc quân phục Đức Quốc Xã là Fascism nó thể hiện ở tư tưởng và hành động chứ không phải bộ quần áo khoác lên trên người.
Mà truy tìm khởi nguyên của Fascism là một công việc đau đầu.
Cũng may là Ngô Khảo Ký không phải làm điều đó, hắn chỉ phải thừa hưởng điều đó từ các nhà nghiên cứu để lại mà thôi. Tất nhiên để tìm ra hết chi tiết thì khó lắm thay, ba tháng tập trung dòng dã, người không còn hình người. Ký chỉ mới phân nửa có thể hoàn thành về “Fascism lý luận và nguồn cội, nhưng nguy cơ phản động cùng những điểm cần đánh giá công bằng”
Cuốn sách dang dở….
Nhưng có một cuốn nhỏ hơn, mỏng hơn đã hình thành.
“ Những cuộc chiến Đông Á trong thập niên, những nhận định và những sai lầm” Ngô Khảo Ký không ngại thừa nhận sai lầm , hắn kiên trì con đường cách mạng Marxism mong muốn đưa cả Đông Á thập chí Châu Á hây viển vông hơn là cả năm Châu có thể ổn định lại, dùng kinh tế, chính trị, hòa bình giải quyết mâu thuẫn.
Có điều Ký biết đây là viễn vông, ấu trĩ, đến thời hắn hiện đại vẫn chiến tranh nhỏ lẻ liên miên, mặc dù các xã hội quốc gia đều đã rất tiến bộ và nhận thức chiến tranh là một thảm họa cả bên thắng và bên thua.
Nhưng biết ấu trĩ đấy nhưng vẫn kiên trì, vì phải có mục tiêu sống cho một bản sao chứ.. hắn chỉ là bản sao của ai đó thôi. Mục tiêu sống của bản sao này không thể là của Ngô Khảo Ký hắn. Cho nên hắn phải có mục tiêu sống , lý tưởng khác.
Sống không mục tiêu không lý tưởng hay sống dựa vào lý tưởng mục tiêu của người khác thì không có giá trị tồn tại.
Một bản sao như Ngô Khảo Ký khi nhận ra mình là một bản sao thì hắn đã không muốn là Ngô Huy Tuấn nữa rồi. Không nói ra nhưng từ giây phút đó Ngô Khảo Ký đã thay đổi bản thân triệt để.
Vì sao các đối đãi với Địa Việt với tình hình khu vực của Ký lại thay đổi đến chóng mặt từ khi hắn biết mình là ai?
Đơn giản vì tư tưởng, lý tưởng, mục đích sống đã thay rồi, hắn thoát hoàn toàn khỏi cái bòng Ngô Huy Tuấn, thật ra lúc này Ký chỉ còn giống Ngô Huy Tuấn ở kiến thức thời hiện đại.
Cho nên Benjamin có thể gọi là Tuấn Do Thái không sai.
Richard đã bị cải biến rất mạnh cho nên không thể gọi là Tuấn Frank được.
Mà Ngô Khảo Ký càng không thể gọi là Tuấn Việt nữa rồi.
Từ một Ngô Huy Tuấn thuần tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đơn thuần .
Lúc này Ký đã ý thức hơn trách nhiệm của bản thân là làm gì.
Nếu chỉ là chủ nghĩa dân tộc đơn thuần rất nhanh sẽ đi đến chủ nghĩa dân tộc hạn hẹp ( only Việt tộc) rồi không xa sẽ là chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Lộ trình này đã có người đi qua, Stalin .
Đó không phải Ký hiện tại mong muốn, cho nên những thay đổi của hắn như, gạt bỏ tấn công tiền tệ Đại Tống. Không dùng vũ lực trực tiếp Nhật Bản, sau khi giải phóng dân tộc đối với Việt Tộc bằng giải phóng nông nô, nô lệ, tiếp đến đó là đấu tranh giai cấp cùng Dân Chủ. Khẳng định Dân chủ – Tự do – Bình Đẳng – Bác Ái.
Cái mà Ngô Khảo Ký thoát khỏi cái bóng Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của Ngô Huy Tuấn có thể nhìn quá rõ khi Đại Việt có đến 43 dân tộc( chưa thống kê hết) nhưng lại là một Đế Quốc bình đẳng dân chủ và rất ít các cuộc kháng nghị, thậm chí Ngô Khảo Ký còn ép bọn họ nói ra bức xúc nhưng không có người dân nào, hay Đại Biểu Nghị Viện Nhân Dân nào nói ra được bức xúc gay gắt.
Bất bình về luật lệ chưa tốt? Bất làm sao được khi mà chính nhân dân xây dựng lên Hiến Pháp , luật? Bất bình đố xử thiếu công bằng…có .. đó là thiều công bằng với triều đình khi nhiều năm không đánh thuế đầy đủ.
Phàn nàn duy nhất ở Đại Việt người dân đó là sự không đồng đều ở các vùng, nhiều vùng mới ra nhập dân trí cuộc sống tốt lên n lần nhưng vẫn kém xa các thành phố cũ hiện đại. Phàn nàn ở đây là .. tại sao ra nhập muộn. Nhưng phàn nàn xong là cắm đầu cắm cổ lao động để đuổi kịp nơi khác , vì họ biết mình được chính phủ quan tâm đầu tư mạnh. Nhưng lười thì vẫn chậm lụt, nên phải cố gắng.
Ký đã xây cả đường biên cứng ở Đông Á, kế nối kinh tế , lấy lợi ích xoa nhẹ mâu thuẫn các thế lực.
Đề xuất khối Liên Hợp Quốc Đông Á và rất nhanh sẽ hoàn thành, tổng thư ký luân phiên các nước. Đầu tiên nhiệm kỳ 3 năm là Đại Việt có điều lại là người Việt gốc Tống- Tô Thức.
Thật bất khả tư nghị.
San xẻ khoa học kỹ thuật toàng Đông Á, những kỹ thuật không cốt lõi không ảnh hưởng an nình quốc gia. Những kỹ thuật dân sinh được ưu tiên.
Hệ thống y tế , nông nghiệp, thuỷ lợi, hàng hải dân sự là mở triệt để. Có tiền cứ đến Thăng Long- Bố Chính du học, học xong về giúp đất mẹ tiến bộ hơn.
Đủ ăn đủ mặc, dân trí cao , chăm sóc sức khoẻ tốt thì còn ai đi gây sự nhau. Mà có gây sự cũng có thể ngoại giao xử lý, có Liên Hợp Quốc tài phán chung.
Công ước luật biển cũng đang xây dựng, sớm thôi sẽ có phân chia tạm thời biển quốc tế và sở hữu lãnh hải mỗi quốc gia Đông Á.
Có được hết điều này vì đây là một Ngô Khảo Ký Marxism mà không phải một Ngô Huy Tuấn chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Cho nên nếu ai đó vô tình quan sát từ những hành động từ thời Ngô Khảo Ký vẫn là ở Bố Chính nho nhỏ trấn thủ chi đến nay sẽ thấy sự khác biệt.
Vì chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi tư tưởng không phải Ký lúc nào cũng tốt.
Trong quá khứ có những chuyện ám ảnh hắn đến giờ.
Nhưng hắn không thể bào chữa rằng lúc đó tôi theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi gây nên? Không thể bào chữa kiểu đó.
Đã sai thì nhận, thành thật sửa chữa lỗi lầm. Đền bù thiệt hại…
Vẫn biết cách mạng không thể chỉ hoà bình, vẫn viết cách mạng không triệt để và quá nhân từ với chế độ đấu tranh sẽ dẫn đến tự hại mình ( Lênin). Bài học công xã Paris nhãn tiền.
Nhưng Ký trên con đường trưởng thành phạm đâu ít sai lầm.
Cá chính có dám nhìn, có dám viết lại để dăn dạy đời sau đừng mắc phải hai không?
“ Những cuộc chiến Đông Á trong thập niên, những nhận định và những sai lầm” là sản phẩm ra đời thông vì lý do trên .
Viết lại sai lầm của bản thân, thẳng thắn thừa nhận công bố cũng như tránh cho các thế hệ sau mắc phải, và muốn nói cho toàn đế chế hắn không phải là thần.
Tất nhiên có thể biện hôn lúc ấy tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đặt dân tộc Việt lợi ích lên đầu bất chấp hậu quả. Nhưng đó là lươn lẹo và Ký không thích sự lươn lẹo.
“ Sự kiện thảm sát 7 ngàn phụ nữ cùng bé gái ở Ung Châu” đây là nhức nhối nhất trong tâm Khảm Ký.
Chứng kiến 7 ngàn phụ nữ trẻ em người Tráng bị 8-9 vạn quân dân tộc các bộ lạc cưỡng hiếp, có những người luân phiên đến chết.
Ký muốn đoạt lại, nhưng lúc đó hắn người sức quân không đủ. Lại vì quân Kê Động với Lưu Kỷ không phục triều đình, lại hiểu là Ngô Khảo Ký muốn “ cướp chiến lợi phẩm” cho nên hai bên chiến tranh gần như nổ ra.
Như vậy vừa không muốn chứng kiến cảnh man rợ hãm hiếp đến chết đi sống lại của những người kia, lại không muốn để họ như gia súc nô lệ để dám man rợ chơi như súc vật. Ký nhận tiếng xấu ngàn đời ra tay đồ sát họ.
Nhưng hắn có thể giải thích sao?
Vì thời này luật chiến tranh không có, những vụ việc như đồ thành hãm hiếp chỉ là yếu tố quân kỷ của mỗi nhánh quân đội.
Làm sao hắn cản được hành động trên, cho nên cắn răng đồ sát gần vạn người là mỗi đêm hắn thức tỉnh mồ hôi đầm đìa khi nghĩ lại. Tuy rằng ánh mắt ra đi của những người kia là giải thoát nhưng tay hắn vẫn tràn trề máu tanh.
Ngô Khảo Ký không biện minh, vì đó là tội ác, hãm hiếp tới chết, nô dịch như súc vật cũng là tội ác, và đồ sát như Ngô Khảo Ký làm cũng là tội ác.
Cho nên hắn phải thừa nhận sai lầm.
Còn về nhận định ra sao kẻ có lương tâm và không có lương tâm tự phán đoán.
Có điều Ngô Khảo Ký phải thừa nhận, lúc đó tư tưởng dân tộc hẹp hòi ảnh hưởng, hắn thiếu đi quyết tâm của Marxism. Nếu đủ quyết tâm thì hắn có thể gây chiến cùng Lưu Kỷ, bất chấp thế cục chiến tranh, cùng lắm dừng ở Ung Châu không tiến thêm nữa. Nếu Đại Việt hai cánh quân nội chiến thì quân Tống thừa dịp mà vào , thảm khốc vô cùng. Nếu bỏ qua để những trẻ em này phụ nữ này bị cưỡng bức đến chết dần thì Ngô Khảo Ký còn sẽ nguyền rủa mình hơn.
Nhưng vì “chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi” hắn lại lựa chọn phương án thỏa hiệp với lương tâm. Vì tránh cho Đại Việt quân máu đổ đầu rơi khi quân Tống áp sát mà hắn giơ tay đồ sát gần vạn phụ nữ em gái ở Ung Châu.
Nực cười là có những kẻ chỉ nhìn qua hiện tượng không cần nhìn bản chất đánh giá Ký hắn là Fascism. Không sao cả, không cần những người thiển cận hiểu vì những người đó có tụ tập lại cũng khó gây hại cho sự nghiệp của Ngô Khảo Ký.
Đài tưởng niệm hơn bảy ngàn nạn nhân vô tội được dựng ở Ung Châu hay Nguyên Ký thành lúc này. Trên đó ghi rõ ràng lại từng chi tiết tình hình năm đó, không bình luận không bao che, chỉ là tường thuật sự việc. Ngô Khảo Ký phải đến đất Tráng tạ tội vong linh những người này, món nợ máu này vẫn là Ngô Khảo Ký “phải chịu”.