Khoan hãy nói tank fake của Ngô Khảo Ký gây sóng gió như thế nào ở Đông Á.
Lúc này Hassan-i Sabbah vừa trở về Vương triều Hồi Giáo Nizaris của ông ta sau một đợt nghỉ học ở Thăng Long . Mối năm ông ta bí mật quay về đây 2 lần để xem xem thằng con trai mới 18 tuổi của mình quản lý vương quốc ra sao.
Nói chung là không có lo lắm vì Ngô Khảo Ký xây dựng ở Vương triều Hồi Giáo Nizaris là chế độ quân chủ lập hiến Nghị Viện Nguyên Lão- Nghị Viện Nhân Dân. Quân chủ nắm quân đội. Trong đó 250 ghế nghị viện Nhân Dân có 150 ghế là người quân đội, Nguyên Lão 18 ghế quyền lực giới hạn. Nói chung là có chút dân chủ trong đó nhưng vẫn là chế độ quân sự độc tài. Có điều vận chuyển bộ máy hành chính không cần thiết lắm quốc Vương phải bận tâm. Vạch chính sách là được, các phe dòm nhau đố mà làm láo nổi.
Xuống đến bến tàu Sohar thì Hassan lấp sau tấm áo choàng ánh mắt kinh ngạc nhìn trong bến tàu có mấy chiếc tàu hơi nước gần giống ở Đại Việt đang qua lại. Điểm quan trọng nhất đó là mấy cái tàu này đều mang cờ của Vương triều Hồi Giáo Nizaris.
Từ lúc nào Nizaris có được loại thuyền này? Nhớ rõ là Thầy vẫn còn không muốn lộ quan hệ cho nên chưa đồng ý cấp tàu hơi nước đến Nizaris.
Trong đầu ngàn câu hỏi , Hassan nhanh chóng quay về pháo đài gặp con trai….
“ Hả, ngài hỏi mấy cái chiến hạm vứt đi đấy? là con ép lũ Israel kingdom bán cho thôi. Nhìn thì nghê gớp nhưng dùng không có được, ban đầu con muốn mua làm tình báo, nhưng sau đó nghĩ nó cường đại nên mua nhiều một chút, dùng thử lại thấy còn không bằng thuyền của Thần Đế cấp cho”
Rafīks Sabbah con trai của Hassan-i Sabbah bĩu môi chê bai….
“ Vậy là sao?” Hassan-i Sabbah nghiên cứu về học thuật tư tưởng Marx là chính, về công nghệ ông ta không tiếp cận nhiều. Chỉ biết ở Đại Việt thuyền hơi nước rất mạnh. Ông đi một mạch từ Thăng Long đến ngoài khơi Sir Lanka cũng là thuyền hơi nước đó thôi.
Tốc độ nhanh hơn thuyền chèo nhiều , lại bền bỉ , cơ động. Không cần quan tâm hướng gió. Như vậy tại sao lại yếu ớt như con trai lão đánh giá được?
Không tin tà cho nên Hassan trực tiếp đi thử cùng kiểm tra.
Hassan-i Sabbah trợn mắt, làm gì đến nỗi không chịu nổi bị chê bai tơi bời như vậy. Ông ta không quá tìm hiểu công nghệ của Đại Việt, nhưng Hassan-i Sabbah là người hiểu biết, cho nên ông ta có thể đánh giá công bằng hơn cho động cơ hơi nước này.
Động cơ này tương đương với 40-45 người chèo thuyền gì đó cũng khá mạnh. Có thể mang một chiếc thuyền chiến dạng Cog 26-17m full tải di chuyển với vận tốc 8-9km một giời. Nếu thuận gió thì tùy theo diện tích buồm bố trí có thể di chuyển đến 25 thậm chí 30 km/giờ. Nó hoàn toàn tương đương một chiến hạm Cog chạy bằng cơm với hệ chân vịt của Vương triều Hồi Giáo Nizaris lúc này.
Sở dĩ Rafīks Sabbah đánh giá tệ hại cái động cơ này bở lẽ nhiều yếu tố khách quan và cả vì tuổi trẻ ngông cuồng thôi. Không nhìn ra chỗ cường đại của Động cơ hơi nước này.
Đúng là động cơ này khó khởi động, và cũng khó khi đổi hướng chạy lùi, động cơ hơi nước nặng nề , chiếm diện tích không gian lại chiếm cả trọng tại khiến cái thuyền chiến này trọng tải giảm nhiều nếu so sánh cùng loại Cog chân vịt chèo nhân lực của Vương triều Hồi Giáo Nizaris.
Điểm thứ hai hạn chế đó là Rafīks Sabbah không có chiến hạm Cog dạng xịn của Đại Việt , chỉ có thể lấy tàu gỗ sồi sản xuất tại nơi này để bố trí động cơ lên trên, kể từ đó chất lượng phòng thủ tất nhiên yếu hơn Gog chân vịt chạy bằng cơm của Vương triều Hồi Giáo Nizaris rồi.
Nhưng mà Rafīks Sabbah chưa đánh giá một yếu tố. Tuy cái thuyền này trong khoảng cách ngắn di chuyển không có gì nổi trội do với Cog chân vịt chạy cơm của Vương triều Hồi Giáo Nizaris nhưng nên nhớ, Cog chân vịt là dùng sức người, không thể bền bỉ được, nếu chạy đường xa hẳn sẽ không thể nào đọ được với chiến hạm hơi nước kia.
Hẳn là Rafīks Sabbah vẫn còn bó hẹp tư tưởng tác chiến quanh quanh vịnh Persian cho nên khó nhìn ra điểm này. Nhưng Hassan-i Sabbah là ai? liếc mắt có thể nhìn ra điêm ưu việt của Benjamin động cơ.
Tuy Benjamin động cơ không thể so sánh một góc của các động cơ hùng mạnh ở Đại Việt nhưng mà sức người không thể đem cạnh tranh với nó được.
Thoáng đánh giá sơ bộ về động cơ hơi nước của Benjamin , Hassan-i Sabbah định bụng sẽ họa lại rồi gửi về Đại Việt cho Thày Ký. Còn lúc này ông quan tâm hơn đó là vì sao mà Benjamin lại chấp nhận bán loại động cơ này cho Vương triều Hồi Giáo Nizaris.
“ Thưa cha đó là vì Turkyet ( Tên gọi tắt của Tống Kiệt) muốn đưa quân của hắn từ Ziela qua bán Đảo Ả Rập nhưng bị hạm đội của chúng ta ngăn cản không cho. Phía bên Jerusalem thì Benjamin đem quân ép xuống Meca. Có lẽ chúng muốn hai mặt mưu đồ giáp công nơi này.
… Vì thế con trai mới bắt chẹt bọn hắn bán động cơ hơi nước, ai ngờ thừa này kém đến vậy…” Rafīks Sabbah làu bàu.
Thật ra chuyện này là do Rafīks Sabbah có tâm tư do thám bí mật động cơ hơi nước của Benjamin, hắn được lệnh cha phải chú ý bán sát tình hình công nghệ của Bemjamin, Tống Kiệt cùng Richard từ lâu.
Cho nêm việc Rafīks Sabbah dùng sức mạnh hải quân phong toả Hồng Hải ép Tống Kiệt cúi đầu bán động cơ là dễ hiểu.
Hassan cau mày suy tư, ông ta đánh giá chuyện này không hề tầm thường.
Một khi để Tống Kiệt hay Benjamin chiếm được Meca thì chắc chắn việc Vương triều Hồi Giáo Nizaris độc bá hàng hải ở Hồng Hải và Persian sẽ chấm dứt.
Có Mecca tức là Benjamin và Tống Kiệt có thể nối thông Jerusalem và Hồng Hải, kể từ đó với công nghệ và tài nguyên không ngừng từ Jerusalem đưa đến thì Mecca không khó khăn lắm thành lập một hạm đội tàu hơi nước với súng , pháo có thể đương đầu cùng Vương triều Hồi Giáo Nizaris. Ưu thế đọc quyền của Nazaris trên biển sẽ không còn.
Thậm chí về lâu về dài, nếu Vương triều Hồi Giáo Nizaris không có đột phá thì khả năng bị uy hiếp ngược hoặc bị kiềm toả trên biển là rất dễ xảy ra.
Tức là nếu vẫn cứ muốn giả ngây không quan hệ cùng Đại Việt, chỉ dùng các tàu Cog chân vịt chạy cơm sẽ rất khó chiếm ưu thế với hải quân của Benjamin và Tống Kiệt.
Vậy nhưng Hassan nghĩ đi nghĩ lại vẫn không có cách nào phá giải tình thế này. Kể cả ông ta có phong toả Hồng Hải không cho quân của Tống Kiệt đổ bộ Mecca thì một mình quân Jerusalem của Benjamin bằng đường bộ vẫn có thể chiếm đóng nơi này. Chẳng qua cái giá sẽ thảm trọng hơn.
Còn nếu Hassan buff vũ khí, quân đội cho Mecca thì Vương triều Hồi Giáo Nizaris sẽ ngay lập tức bước vào cuộc chiến không chết không thôi với Benjamin và không còn con đường đàm phán….
Hassan phải lựa chọn sao đây?
Trong lúc này ở Jerusalem, vương đô của Isreal kingdom.
Benjamin đang nắn nót viết vài dòng trấn an lại Tống Kiệt.
Tống Kiệt lúc này cùng một lượng nhỏ quân đội của hắn đang ở Amman một pháo đài ở phía Đông Jerusalem cách không xa.
Hai thằng Benjamin và Tống Kiệt biết không thể chạm mặt nhau, cho nên dù có mưu đồ Mecca cùng hợp quân mà đánh cũng đứng tách nhau ra một chút, tránh các phản ứng đáng tiếc do hệ thống trong người Benjamin gây nên. Bức thư vẫn bằng tiếng Anh hiện đại, điều này tránh cho mọi rắc rối lộ thôn tin ra ngoài… tuy loại “ mật mã” này đơn giản nhưng hiệu quả.
“ …. Đồng Minh…”
“… không cần bực tức hay lo lắng. Hassan-i Sabbah trong lịch sử là một người thông minh, hắn tự hiểu nên làm gì trong tình huống này…..
“….khó có khả năng hắn sẽ can thiệp vào Mecca, ngược lại có thể chúng ta nên chờ đợi một cuộc đàm phán đồng minh đến từ Vương triều Hồi Giáo Nizaris…. Và có lẽ chính Hassan-i Sabbah sẽ giúp quân Ziela vượt biển thuận lợi hơn….”
“… Chờ hồi đáp… Ký tên B”
Benjamin khẽ cười , phong ấn lại bức thư với sáp ong nhựa thông, in dấu nhẫn vương ấn sao đó để quân sĩ chuyển gấp đo Amman cho Tống Kiệt.
Tuấn Do Thái không còn là con gà chính trị nữa, dưới chân truyền của Cha nuôi kiêm Thày Vizier Nizam al-Mulk, lại thêm 5-6 năm lăm lộn cùng giới quý tộc Suljuk ở Nicaea cho đến Bagdad- Isfahan, thì Benjamin đã trưởng thành nhạn chóng về mọi mặt, nhất là khả năng chính trị cung quân sự.
Chẳng khó khăn lắm hắn đoán được phản ứng của Hassan, vì nếu Hassan thực sự thông thái như trong lịch sử ghi chép thì chỉ có một lựa chọn tốt nhất cho ông ta lúc này.
Còn vấn đề năm năm trước Benjamin truy sát Hassan suýt chết đã tạo nên thù hằn hai bên? Kẻ làm chính trị kiệt suất sẽ không bị cảm xúc thù hằn kiểu đó làm che khuất lý trí , che khuất con đường sáng cho cả vương quốc mà hắn cai trị…
Lúc này ở Mecca cũng đang là đồng minh thân cận của Vương triều Hồi Giáo Nizaris.
Từ lúc khởi nghiệp thì Hassan đã dùng chục viên rubi nhân tạo của Ngô Khảo Ký đập vào mặt của thành chủ Thành Bang độc lập Mecca . Đổi lấy dự sự giao hảo bất tận từ hai bên.
Vương triều Hồi Giáo Nizaris hải quân sẽ có quyền đó quân, neo đậu, xây một quân cảng bổ xung cho bản thân ở bờ biển Mecca. Từ đó hải quân Nizarris có được khả năng phong toả cả vùng biển Hồng Hải mà thu thuế.
Tất nhiên Vương triều Hồi Giáo Nizaris sẽ rất ưu đãi đối với Mecca, cả hai quan hệ rất tốt đẹp.
Trong thời gian này ức chế chỉ có Zeila của Tống Kiệt, thuyền xuất thuyền nhập ở Ziela đều bị đánh thuế sấp mặt.
Có Mecca quan hệ , rất nhiều tín đồ hệ phái Nizarris ở Bắc Phi bị xua đuổi có thể chạy đến Nicca , sau đó sẽ được Hassan thu nhận đưa về Sohar.
Đây là nguyên nhâm chính khiến cho Vương triều Hồi Giáo Nizaris có đầy đủ nhân lực, đầy đủ tín đồ Nizaris để khống chế tới 2/3 Oman lãnh thổ.
Sau bốn năm rất nhiều người dân gốc Oman đã cải từ đạo Hồi Sunni thành Shia dòng Nizarris. Khả năng truyền giáo của Hassan đã được chứng minh từ lâu. Nhất là với Hồi Giáo Nizarris bản chất Marxism lại càng dễ khiến các giáo đồ cảm thấy được ích lợi trong đó ví như càng đề cao hơn tự do tín ngưỡng, không phân biệt chủng tộc, và quan trọng là giải phóng nô lệ.
Rất nhiều nô lệ , dân nghèo, thường dân rất nhanh sẽ trở thành tín đồ trung thành nhất của Hassan.
Còn một số thành phần chống đối, quý tộc cũ của Oman… rất nhan từ từ bí ẩn biến mất..
Đừng quên nghề tay trái của Hassan là gì…
Lại nói về Hassan lúc này đã bí mật đến Mecca dưới yểm hộ của Hội Sát Thủ thì Hassan có thể bí mật hành tung mặc sức tung hoành ở khu vực này.
Trước kia ông ta cũng tung hoành hàng chục năm ở Alumat và các vùng lân cận với phương thức tương tự.
Một bức thư từ Mecca bí mật được chuyển đến Jerusalem…
“… Ngày… giờ… địa điểm gặp mặt…
Hassan-i Sabbah tới từ Nizari Ismaili Kingdom”
Benjamin cầm bức thư trong tay mà mỉm cười. Đến rất hay… đến thật nhanh, không hổ là Hassan-i Sabbah trí giả.