– Vạn Mị! Ta muốn đi tìm mãnh vỡ của không gian!
– Ngay bây giờ?
– Đúng vậy!
– Được! Làm theo cách cũ, lặn thật sâu xuống nước khi nào không thở nổi hãy trồi lên.
Vô Ưu bơi ra xa rồi lặn xuống đến khi cô hết không khí thì mới trồi lên. Mở mắt ra cô thấy mình đang nằm trong một căn nhà mái tranh dột nát, xung quanh chỉ có bốn bức tường. Chiếc giường cô nằm thì được trải toàn rơm là rơm, ngay cả cái chăn cô đang đắp cũng cũ kỹ đầy những mụn vá. Nhìn lại thân hình thì tay nhỏ chân nhỏ, đại khái khoảng mười hay mười một tuổi đi. Trên người mặc một chiếc áo cũng rách nát, đầy mụn vá, cô không khỏi hắc tuyến.
– Mình đây là xuyên thành ăn mày đi!
Cô nhớ lại câu thần chú sao chép ký ức mà Vạn Mị đã dạy cô, liền lặp tức niệm lên.
– Thiên địa pháp tắc. Âm dương hòa hợp. Nay thân thể này là của ta. Ký ức hãy trở về.
Vừa niệm xong, một luồng ký ức ồ ạt tràn vào đầu khiến Vô Ưu đau một chút. Cô sắp xếp lại dòng hồi tưởng, thầm ngậm ngùi. “Thân thể này tên Triệu Khuynh Nhu, năm nay được 11 tuổi. Cha mẹ đều qua đời, sống cùng người anh… có thể gọi là ngốc đi. Cho nên sau khi cha mẹ mất tài sản đều bị thân thích cướp sạch, còn bị đuổi ra khỏi thôn, phải sống tạm tại một căn chòi dột nát, nằm hiu quạnh cạnh chân núi. Hai anh em phải hằng ngày sống bằng việc đào rau dại trên núi mà ăn. Có khi cũng không có đành phải nhịn đói”.
Mấy hôm nay Khuynh Nhu bị bệnh nên chỉ để một mình người anh ngốc đi tìm đồ ăn, có lẽ cũng sắp về tới. Vô Ưu chợt nhớ đống đồ ăn trong không gian, liền nghĩ sẽ dời một ít ra ngoài. Định đến lu gạo trong góc dọn một ít gạo ra ngoài thì bên ngoài có tiếng động. Cô dừng lại, đến bên cánh cửa cũ nát định mở ra thì bổng nhiên một bóng người lao vào ôm chầm lấy cô khóc hu hu..
– Hu…hu… Tiểu Nhu! Bọn họ đánh ta!
Cũng may sức lực cô lớn nếu không cũng đã bị hắn đè bẹp rồi. Đó là ông anh trai ngốc của Khuynh Nhu tên Triệu Kiến Dương. Hắn lớn hơn Khuynh Nhu 2 tuổi, năm nay đã 13 nhưng vóc người khá là ốm yếu, gầy còm. Chắc do thiếu dinh dưỡng đi! Vô Ưu không khỏi vỗ vỗ bờ vai hắn dỗ dành.
– Được được! Ca ca đừng khóc nữa. Nói muội nghe xem là ai đánh ca?
Thấy Kiến Dương tóc tai bù xù, mặt mũi bầm dập lem luốt, quần áo rách nát, tay chân cũng đầy những vết bầm, Vô Ưu không khỏi đau lòng. “Sao có thể khổ đến thế chứ?”. Kiến Dương nghe Vô Ưu hỏi bèn bỏ cô ra lau nước mắt, thúc thích nói.
– Là bọn tiểu Ngưu đánh ta. Híc…ta thấy muội ngủ hoài không dậy bèn chạy lên núi tìm đồ ăn. Ta tìm được một tổ chim đầy trứng định đem về cho muội nhưng…híc…nhưng giữa đường bị bọn họ chặn lại cướp sạch còn đánh ta. Ta…híc…ta…hu hu…
Lại một trận òa khóc. Vô Ưu đen mặt, cô mệt nhất là dỗ người ta nín khóc nha. Nhưng đây lại là một đứa trẻ ngốc nghếch, phải làm sao đây? Không nổi giận được, chỉ có thể dịu dàng thôi. Cô dỗ dành.
– Được rồi ca ca! Nín đi! chúng cướp thì cho chúng cướp. Chúng ta đánh không lại chúng, lần sau ca chỉ cần chú ý hễ thấy ai trong số chúng xuất hiện đàng xa thì lập tức trốn đi. Đừng để bọn chúng phát hiện là được.
Tuy tên Khuynh Nhu nhưng lại không nhu nhược tí nào. Theo ký ức thì bọn tiểu Ngưu là nhóm trẻ trong thôn, hay ức hiếp Kiến Dương khi dễ hắn ngốc. Nhưng Khuynh Nhu thì không dễ khi dễ, nếu là ngày thường khi nghe ca ca bị đánh, cô nhất định sẽ tìm bọn tiểu Ngưu liều mạng. Đánh không lại thì cô ăn vạ xem ai sợ ai. Vì thế tuy bọn tiểu Ngưu thấy Kiến Dương thì ức hiếp nhưng thấy Khuynh Nhu dù ở đằng xa cũng đã chạy vắt dò lên cổ rồi.
Vô Ưu không khỏi hài lòng về tính cách này, nhưng đây cũng không phải biện pháp hay. Một ngày nào đó nếu không có Khuynh Nhu ở bên cạnh thì Kiến Dương vẫn phải bị ức hiếp chẳng hạn như hôm nay. Cô không khỏi lắc đầu. “Phải nghĩ biện pháp nào cho Kiến Dương vĩnh viễn không bị ức hiếp mới được!”
Cô bèn dùng ý thức dọn một cái bánh bao trong không gian ra ngoài đưa ra trước mặt Kiến Dương. Hắn lập tức nín khóc, trố mắt ra nhìn lắp bắp nói.
– Ba…bánh bao…bánh bao? Ở đâu muội có vậy?
Hắn không khỏi nuốt nước miếng cái ực. Vô Ưu cười cười nói.
– Ca ca không cần biết chỉ cần biết muội còn có rất nhiều đồ ăn cho ca ăn thỏa thích là được rồi. Ca ca cũng không được nói cho ai biết là muội có đồ ăn đó biết chưa. Nếu không bọn tiểu Ngưu sẽ lại đánh ca để cướp sạch!
Kiến Dương gật đầu lia lịa như gà mổ thóc.
– Được! Được! Ca ca không hỏi cũng không nói cho ai biết hết. Mà ở đâu mà muội có nhiều đồ ăn vậy?
Vô Ưu không khỏi đen mặt. “Vừa mới nói sẽ không hỏi sao lại hỏi nữa! Tên này ngốc thật hay giả đây?” Nhưng cô vẫn cười đáp.
– Là tiên ông cho!
Ồ! Tiên ông! Cái này được đi! Tiên ông thì đứa trẻ nào lại không biết. Ở đây mấy cụ già cũng hay đem mấy chuyện thần tiên kể cho đám trẻ nghe. Kiến Dương chắc cũng sẽ biết.
Kiến Dương tròn xoe mắt.
– Tiên ông? Là ông lão có tóc và râu bạc trắng, khuông mặt hiền từ, hay chống gậy bay qua bay lại phải không?
Vô Ưu gật đầu. Kiến Dương nhảy cởn lên vỗ tay.
– Hay quá! Tiên ông! Tiên ông cho muội muội đồ ăn. Ta phải chạy đi khoe với mọi người mới được.
Vô Ưu nỗi bão rồi. Vừa thấy Kiến Dương định nhõm đích đi. Cô lập tức quát lớn.
– Ca đứng lại đó. Ca mà bước ra khỏi nhà này nữa bước thì muội sẽ vĩnh viễn bỏ mặt ca. Không quan tâm ca nữa!
Kiến Dương hoảng sợ, vội chạy lại ôm chầm lấy Vô Ưu nỉ non khóc.
– Ô…ô… tiểu Nhu đừng bỏ ca ca. Ca ca sợ lắm. Ca ca sẽ ngoan sẽ không ra khỏi nhà nữa. Ô…ô… đừng bỏ ca ca. Cha mẹ bỏ ca ca rồi nếu ngay cả tiểu Nhu cũng bỏ ca ca, sau này ca ca làm sao mà sống đây? Ô…ô….
Tuy rất phiền khi người khác khóc nhưng Vô Ưu lại không thể không đau lòng. “Chỉ là một đứa trẻ khờ thôi, thật đáng thương”. Vô Ưu ôm choàng lấy hắn vỗ về.
– Được. Được! Muội không bỏ ca ca. Ca ca phải ngoan nghe không? Phải luôn nghe lời muội không được cãi lại nhớ không?
Kiến Dương gật đầu lia lịa nhưng vẫn ôm Vô Ưu.
– Ca biết rồi. Ca biết rồi!
– Vậy ca mau ăn bánh bao đi.
– Muội cùng ăn với ca đi!
– Muội ăn rồi!
– Không chịu! Muội không ăn. Ca ca cũng không ăn!
Chịu thôi! Không thể nào chịu nổi sự mè nheo của Kiến Dương nên Vô Ưu đành ăn tạm một miếng. Sau khi ăn xong, cô lại chung gạo đổ đầy gạo rồi lấy một cây nhọn đầu đào đất trong góc nhà lên, sau đó đem chung gạo bỏ vào chôn xuống, trải rơm và đặt một cục đá lên. Sở dĩ cô làm như vậy là vì theo ký ức thì bà thiếm thân thích lâu lâu sẽ lẻn vào nhà khi hai anh em lên núi hái rau, rồi lấy cái gì lấy được cứ lấy.
Đúng là lòng tham vô đáy. Đã lấy hết tài sản và đuổi hai anh em ra khỏi nhà, thậm chí còn đuổi ra khỏi thôn, khiến hai anh em phải sống tạm bợ nơi túp liều hoang vắng dưới chân núi vậy mà còn không tha. Cũng may núi không thuộc về thôn chứ nếu không giờ này hai anh em đã lưu lạc đầu đường xó chợ cũng nên.
Vô Ưu không khỏi bực tức. “Đáng ghét! Ăn cào ăn cấu, ăn không chừa chút đức. Không sợ con trai ảnh hưởng à?… Mà khoan! Con trai sao? Thằng “trẻ trâu” đó à? ( tiểu Ngưu = trâu nhỏ = trâu con = trẻ trâu => tiểu Ngưu = trẻ trâu. Theo Vô Ưu là vậy, cô thích gọi như thế). Hình như có ý tưởng gì trong đầu, cô không khỏi cười gian ác, làm Kiến Dương nhìn thấy bổng nhiên rùng mình.
“Sao muội muội lại cười đáng sợ vậy nhỉ?”
Tội nghiệp chú cún nào đó vẫn luôn ngồi im không dám nhúc nhích, vì bị Vô Ưu dặn phải ngồi im lặng không gây ra tiếng động. Mà để làm gì nhỉ? Vô Ưu chỉ đơn thuần là nói Kiến Dương bớt lãi nhãi huyên thuyên cho cô nhẹ lổ tai. Nhưng nói thế nào cậu ta cũng không hiểu, còn hỏi tới. Thế cho nên là đành dùng mệnh lệnh dễ hiểu nhất vậy. Và kết quả là Kiến Dương bị ngứa cũng không dám gãi, muốn mở miệng lại không dám. Cứ ngồi đó làm tượng đá thần thừ thôi.