Trọng Sinh Chi Cùng Quân

Chương 49: Tất cả quân thần cùng hiến tế



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

: Tất cả quân thần cùng hiến tế

Hoàng đế đến Thái Miếu thỉnh bài vị tiên đế ra trước, lúc này người cùng theo chỉ có thể là tông thân hoàng thất. Khi Lễ tế bắt đầu dàn nhạc lễ nghi trong cung cũng bắt đầu biểu diễn.

Bên trong Thái Miếu ngoại trừ bài vị của các Hoàng đế đời trước, còn có một tấm bia đá do Thái Tổ tự mình khắc, bên trên chỉ viết vài dòng, nhưng lại được đặt ở vị trí vô cùng bắt mắt.

Một ngàn cấm quân, mười mấy người xếp thành một đội, mỗi đội đều có một đội trưởng. Đội trưởng đeo đao bên hông, cầm gậy lớn giọng quát: “Có hay không?”

Đội cấm quân đã được luyện tập từ trước, vì thế sôi nổi cao giọng trả lời: “Có.”

Đội trưởng đi qua đội quân đang đứng nghiêm của mình, tiếp tục hỏi: “Có ai?”

Lúc này câu trả lời của họ nên là tên Điện tiền Đô chỉ huy sứ đương nhiệm, nhưng hiện giờ chức vị này bỏ trống, nên trực tiếp bỏ qua tiếng hô này.

Ngoại trừ vệ binh của cấm quân canh gác, trong lúc Lễ tế diễn ra còn có một đội kỵ binh mặc giáp đen do Đội tuần tra hành cung chỉ huy tuần tra xuyên suốt.

Vừa đến canh ba, thánh giá của Hoàng đế ra khỏi Thanh Thành đến trước Tế đàn chuẩn bị bái tế. Thanh Thành quay mặt về hướng Nam, cách đó hơn một dặm về phía Tây chính là nơi đặt Tế đàn. Xung quanh Tế đàn có ba tường đất thấp, Hoàng đế dẫn đầu đoàn người đi từ hướng đông vào bên trong bước tường thứ hai.

“Giờ Tý đến.” Lễ quan báo giờ.

Bức tường thứ hai có vị thế toạ Bắc triều Nam, bên trong treo một bức màn lớn, gọi là “đại thứ”.

Chu Hoài Chính xốc bức màn “đại thứ” lên, nhắc nhở nói: “Bệ hạ, nên thay quần áo.”

Cung nhân đã chuẩn bị sẵn quần áo hiến tế, Hoàng đế vào trong thay lễ phục.

Lễ phục khác với triều phục, mũ Bình Thiên 24 tua rua, bên ngoài mặc áo khoác, bên trong là Cổn phục thêu rồng màu xanh lá, thắt lưng bằng ngọc bích, đế giày màu đỏ.

Sau khi mặc lễ phục, Hoàng đế được hai gã thái giám đỡ lấy, vẻ mặt trang nghiêm, thong thả bước lên Tế đàn.

Dưới Tế đàn có một bệ nhỏ đặt ngai vàng. Hiến tế tổng cộng phải lên đàn ba lần, lễ phục to rộng, mũ Bình Thiên nặng nề, mặc trong thời gian dài rất mệt, nên đã đặt ngai vàng cho Hoàng đế nghỉ ngơi.

Tế đàn có ba tầng, tổng cộng 72 bậc thang, ở giữa bậc thứ ba và thứ bốn có mười hai bàn thờ, dùng để thờ Thập Nhị Cung thần. Trên đỉnh Tế đàn là một bệ vuông rộng hơn ba mét. Việc sắp xếp Tế đàn hết sức nghiêm ngặt và đúng quy tắc, có bốn bậc than dẫn lên đỉnh Tế đàn, được đặt tên theo thời gian: phía bắc là “Tử giai”, phía Nam là “Ngọ giai”, phía đông là “Mão giai”, phía Tây là “Dậu giai”.

Trên Tế đàn có hai tấm đệm màu vàng, cùng hai bài vị thờ cúng, bài vị hướng Nam – Bắc là của “Hạo thiên đế”, bài vị hướng Đông – Nam là của “Thái Tổ hoàng đế”, trước mỗi bài vị đặt một chiếc bàn thấp, trên bàn là cống phẩm hiến tế.

Trên đàn có mười mấy đạo sĩ, bên cạnh xếp hai giá chuông lớn, cùng các nhạc cụ khác như “cầm”, “sắc”,… Thị vệ canh giữ chỉ có hai người.

Bên dưới Tế đàn còn có dàn nhạc cung đình. Chuông vàng, chuông ngọc đều được treo trên giá, mỗi góc giá treo tua rua màu vàng. Cạnh chuông nhạc còn xếp vài chiếc trống to, ba chiếc một bộ. Chiếc chuông lớn nhất gọi là “Cảnh chung”, trống to gọi là “Tiết cổ”, cầm, tranh, sanh,… đều được nhạc công cầm sẵn.

Trước khi đăng đàn, dàn nhạc bắt đầu biểu diễn, đầu tiên bước ra là hai vũ công đội mũ tím, áo đen váy đỏ. Nhạc trưởng dẫn đầu đánh “cheng” một tiếng, âm nhạc vang lên.

Lúc này, một vài võ giả lên sân khấu, động tác biểu diễn giống như tỷ thí đao kiếm, không ngừng múa võ và ngân nga trong lúc múa.

Âm nhạc ngừng, võ giả lui ra, nhạc trưởng dùng gậy trúc gõ một tiếng rồi quát lên “Ngữ”.

Lễ nghi sử Thái Thường Tự – Lưu Trang nghe vậy, cầm hốt trong tay, trang trọng bước lên một bước, hô to: “Đăng đàn!” Tấu thỉnh Hoàng đế lên Tế đàn.

Vài vị quan Lễ Bộ và Thái Thường Tự bước lên phía trước hơi cúi người đứng bên cạnh Hoàng đế, hướng dẫn Hoàng đế lên Tế đàn sau đó dừng lại. Lên Tế đàn, chỉ duy nhất Đại Lễ Sử được đi cùng Hoàng đế.

Hai bên trái phải lui ra, Vương Đán theo bên cạnh Hoàng đế chuẩn bị lên Tế đàn.

72 bậc thang, mặc lễ phục trang trọng, Hoàng đế chắp tay, bước đi vững vàng, 24 tua rua trên mũ theo đó khẽ đong đưa.

Màn đêm đặc quánh cùng gió lạnh gào thét, càng lên cao gió càng lớn, quanh Tế đàn đuốc và bồn than bị gió thổi bùng cháy dữ dội, hừng hực thiêu đốt.

Lúc đến đỉnh Tế đàn, dàn nhạc cung đình bên dưới ngừng lại. Hoàng đế trước tiên quỳ về hướng Bắc bái tế bài vị của “Hạo thiên đế”, quỳ xuống kính rượu. Người giám sát lễ tế cúi đầu bái về phía Đông, sau đó đưa ly rượu cho Hoàng đế, Hoàng đế lại bái lần nữa mới đứng lên, sau đó đến bài vị phía Đông của Thái Tổ tiếp tục bái tế.

Bái xong Hoàng đế đi xuống tế đàn, dàn nhạc cung đình tiếp tục tấu nhạc, võ giả lại lên sân khấu biểu diễn. Hoàng đế xuống dưới trở lại ngai vàng nghỉ ngơi.

Tôn thất theo sau bắt đầu Á hiến (lễ hiến tế thứ hai) và chung hiến (lễ hiến tế cuối cùng).

Trên đàn tế, Đại Lễ Sử thấy Hoàng đế đã ngồi vào chỗ nghỉ ngơi, liền hô to: “Á hiến, Từ Vương – Triệu Nguyên Ác.”

Bởi vì con trưởng của Thái Tông – Sở Vương Triệu Nguyên Tá từng bị phế, không thể tham gia hiến tế, nên Á hiến được bàn giao lại cho Từ Vương Triệu Nguyên Ác. Từ Vương là con thứ sáu của Thái Tông.

Có thể lên đài hiến tế, là vinh dự lớn lao. Có thể tiến hành nghi thức bái tế giống thiên tử, lại càng cho thấy thân phận hoàng thất tôn quý của mình.

Á hiến kết thúc, lại lần nữa hô to: “Chung hiến, Quảng Lăng Quận Vương – Triệu Nguyên Nghiễm.”

Bởi vì Lục hoàng tử Triệu Thụ Ích còn nhỏ, lại được Vương Đán đề cử, nên Quảng Lăng Quận Vương – Triệu Nguyên Nghiễm tiến hành chung hiến. Triệu Nguyên Nghiễm là con thứ tám của Thái Tông, bởi vì diện mạo rộng rãi, tính tình nghiêm nghị, từng đánh ngoại ban, người trong thiên hạ nghe danh đã sợ mất mật, không ai không biết, do đó được thế nhân xưng là “Bát đại vương”.

Sau khi Á hiến và chung hiến xong, Hoàng đế lại lên Tế đàn, âm nhạc vang lên.

Lần thứ hai lên đàn, trên Tế đàn đã đứng sẵn hai tiểu quan cầm văn tế, do Trung Thư Xá Nhân quỳ đọc, Trung Thư Xá Nhân là cận thần của Hoàng đế, quyền lực quá lớn nên không thường trực. Hiện giờ chức vị này vẫn bỏ trống, do Tri chế cáo Vương Khâm Nhược thay thế.

Sau khi Vương Khâm Nhược đọc văn tế xong, Hoàng đế đứng dậy trở lại ngai vàng, Á hiến và chung hiến cũng tiếp tục tuần tự tiến hành.

Tuy chỉ lặp đi lặp lại vài bước, nhưng không thể thiếu bước nào, trái lại càng phải trang trọng, tôn nghiêm.

Lần thứ ba lên đàn, cũng là lần cuối cùng, quan trọng nhất. Hoàng đế lên đỉnh đàn, quan viên phụ trách lễ tế cầm ly ngọc, rượu trong ly được gọi là “rượu phúc”. Hoàng đế uống rượu trong ly, xuống Tế đàn trở lại ngai vàng nghỉ ngơi.

Á hiến và chung hiến xong lui ra đứng bên cạnh Hoàng đế. Sau đó quan hiến tế đem đồng xu, giấy trắng, sách ngọc từ bàn thờ phía Tây đưa xuống dưới.

Cách Tế đàn một trăm bước về phía Nam, bên ngoài tường thấp có một hoả lò, tất cả đồ dùng hiến tế đều được đưa vào lò.

Người đốt lò cầm tế phẩm, cao giọng báo cáo. Sau khi lửa cháy vừa đủ nhìn xuống Đại lễ sử Vương Đán thấy ông gật đầu mới bỏ tế phẩm vào theo thứ tự, đốt cháy.

Quan viên chủ trì Lễ tế và tất cả quan viên cùng theo hiến tế đều đứng nghiêm trang tại vị trí của mình. Khi dàn nhạc cung đình dừng lại, mấy chục vạn người trong ngoài tham dự Lễ tế đều nghiêm nghị đứng yên.

Im lặng đến có thể nghe được tiếng gió quát vào tường. Lửa trong thau đồng cháy lên hừng hực, củi gỗ bị thiêu lép bép nổ vang.

Quan chủ trì duỗi dài cổ lấy sức, lớn tiếng hô: “Bái lần cuối!”

Mấy vạn người bao gồm cả Hoàng đế đồng loạt quỳ xuống, tiếng y phục cọ xát vang lên bốn phía, đến đây, lần hiến tế này xem như kết thúc viên mãn.

Nhóm người hầu cận cầm hơn 200 ngọn đuốc sắp thành hàng danh dự đi theo Hoàng đế, lễ phục đổi thành hoàng bào đội mũ bước lên Đại An Liễn.

Liễn là do người nâng, còn Đại An Liễn lại giống ngọc lộ nhưng diện tích lớn hơn. Bốn phía có rèm che phủ xuống, bên trên còn có quan cận thần đứng hầu.

Thấy Hoàng đế bước lên Đại An Liễn, quan hầu cao giọng gọi: “Tấu nhạc!”

Dàn nhạc đang chờ ở cổng Đông ngoài tường thấp bắt đầu tấu nhạc, đầu tiên là nhạc của quân đội. Nhạc quân đội, tên như ý nghĩa.

Một binh sĩ mặc giáp lên sân khấu, tay cầm đoản đao nhảy một điệu gọi là “phá khúc”, khúc này được sáng tác bởi Thái Tông.

Múa xong, một quan viên mặc áo màu xanh lục tiến lên đọc điếu văn hiến tế. Âm nhạc vang lên, dàn nhạc của quân đội cũng cùng nhau diễn tấu, tức khắc toàn bộ quản trường bị rung chuyển bởi tiếng nhạc.

Nhạc dừng, đội quân danh dự chuẩn bị xuất phát.

Đoàn người cuồn cuộn trở lại Thanh Thành, lúc này trời còn chưa sáng, từ xa nhìn lại, phía Tây Nam Thanh Thành như một con rồng lửa dài đang hừng hực lăn lộn.

Trở lại Thanh Thành, các quan viên thay thường phục tiến vào trong điện. Đại Tống nhiều quan viên, quan viên ngũ phẩm trở lên có thể vào điện tham gia nghị triều cũng nhiều. Hiện giờ đã đứng đầy cả điện, tay cầm hốt đồng loạt quỳ xuống chúc mừng: “Chúc mừng bệ hạ thuận lợi hoàn thành đại lễ hiến tế lần này, trời phù hộ triều ta, vạn tuế!”

Triệu Hằng chỉnh đốn ống tay áo, cảm thấy rất hài lòng với công tác bố trí và tác phong của đội cấm vệ hôm nay, uy nghiêm nói: “Ban trà!”

Người hầu trong điện đã sớm chuẩn bị trà, chỉ chờ Hoàng đế ra lệnh.

“Xem ra, hôm nay Tam ca rất hài lòng với biểu hiện của Điện Soái.”

Đinh Thiệu Văn cười ấm áp: “Được Quan gia coi trọng, bất quá, thần đã không phải Chỉ huy sứ.”

“Phải không?” Triệu Câm che miệng cười dịu dàng, học phong cách của cấm quân điện tiền nói: “Có quan hệ gì đâu, chỉ là cách xưng hô mà thôi.”

Lời này của Trưởng công chúa có ý chỉ điểm, làm Đinh Thiệu Văn hơi kinh trong lòng: “Vi thần hổ thẹn, phải hay không, đều là râu ria, mấu chốt chính là, được Quan gia tin tưởng.”

Triệu Câm lại cười hiền, nói: “Điện Soái năng lực xuất chúng Tam nhìn thấy được, giáng chức chỉ là cho mọi người xem. Hiện giờ Điện Soái làm tốt như vậy, thăng chức chỉ là chuyện nay mai.”

Triệu Câm nhìn người đối diện, ôn hoà nói tiếp: “Lại nói, chỉ chăm chăm vào cái lợi trước mắt cũng không tốt. Điện Soái là người thông minh, quá nổi bật sẽ chọc người chú ý.”

Đinh Thiệu Văn hơi ngẩng đầu liếc nhìn Trưởng công chúa một cái. Đột nhiên đối tốt, làm hắn không khỏi sầu lo, nhưng cũng không lộ ra vẻ gì, vẫn khiêm nhường nói: “Nghe công chúa chỉ dạy, Bá Văn, thụ giáo.”

Uống trà xong, xa giá của hoàng đế, cận vệ, quan lễ nghi cùng đoàn thiết kỵ, võ sĩ, dàn nhạc trở lại Đông Kinh, vào thành từ cổng Nam Huân Môn.

Hai bên con đường mà thánh giá đi qua, không chỉ có đủ loại quan viên nghênh đón, mà còn có lều do các gia đình phú quý dựng lên, khiến cho hai bên đường chật kín không còn chỗ chen chân. So với hội chùa, hội đèn lồng còn náo nhiệt hơn.

Khi đội ngũ của Hoàng đế đến, người trong lều đứng lên, dân chúng hai bên đường không ngừng đổ dồn về phía trước, khiến cấm quân ngăn cản bên ngoài phải giữ vững hết sức. Cửa sổ sát đường cũng được mở ra, nhưng thường dân không được phép nhìn xuống thiên tử, người lớn gan chỉ dám nhìn trộm từ bên hông.

Lý Thiếu Hoài ở trong bị đám đông chen ra ngoài, bất đắc dĩ lắc đầu: “Không tranh tất lui, tranh tất tiến, tiến cần tàn nhẫn.” Nàng nhìn đám người vì xem mặt thiên tử mà chèn ép lẫn nhau, nói: “Nhưng mà, muốn tranh cũng không thể nha.”

“Ngươi còn chưa tranh, sao biết không thể?”

“Đúng vậy, ta còn chưa tranh, sao biết không thể.” Lý Thiếu Hoài phất tay áo cười, đột nhiên dừng lại nói: “Không được.”

“Hử?”

“Không tranh không biết.” Lý Thiếu Hoài buông tay, sắc mặt nhu hoà khẽ biến: “Ta chẳng những muốn tranh, mà còn muốn tranh thắng.”

Trong lúc nói chuyện với sư tỷ, một gã sai vặt trẻ tuổi liếc mắt thấy Lý Thiếu Hoài trong đám người, liền đi vòng tới chỗ nàng, hỏi: “Là Huyền Hư chân phải không?”

Lý Thiếu Hoài hơi nghiêng người hỏi lại: “Là ta?”

“Ta là người hầu trong viện Nhị cô nương, Nhị cô nương nhà ta muốn gặp ngài.”

Lý Thiếu Hoài nhíu mày, định cất bước theo hắn, cánh tay lại bị người phía sau giữ chặt: “Nhược Quân!”

Lý Thiếu Hoài xoay người nhẹ nhàng vỗ tay nàng nói: “Ta có chừng mực, ngươi tin ta.”

Đôi mắt Lý Thiếu Hoài kiên định, sáng ngời hơn bao giờ hết.

– Kẽo kẹt – một cánh cửa sổ đóng kín trong hẻm nhỏ được mở ra.

Gã sai vặt đưa Lý Thiếu Hoài đến một quán trà trong hẻm nhỏ thành Tây.

Tiền Hi Vân ở nhã gian trên lầu đứng ngồi không yên. Nàng vốn nên bị nhốt ở nhà tự mình sám hối, nhưng hôm nay là Đông Chí Tiền Hoài Diễn đã cùng Hoàng thượng đi bái tế, nàng liền nhân cơ hội này trốn ra ngoài.

– Hết chương 49 –

Con rùa: Dịch hai chương lễ nghi này mợt le luỡi. Toai quá khó khăn với đống từ vựng này mà.

Đây là hình lễ phục hiến tế nha. Hốt là cái miếng cầm trên tay đó. Còn mũ 24 tua rua thì dưới đây.

chapter content

Sự thật là tên và các nhân vật trong truyện đều có thật trong lịch sử, chỉ có hai nhân vật chính là hư cấu TT.TT Quý vị nào cần khảo cứu lịch sử thì có thể search Hoàng hậu Lưu Nga trên wikipedia nhen.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.