Viễn Cổ Hành

Chương 27: Nỗi khổ xã hội nguyên thuỷ không có bệnh viện



Đội săn thú còn chưa trở lại, Trát Nhĩ dựng một cái giá đỡ ở trên khu đất trống, rồi bắc vại đá đựng nước của bọn họ lên trên đống lửa để đun. Lam Nguyệt bảo nhóm thanh niên đi xử lý gà rừng, cô cùng mấy người phụ nữ đi rửa nấm, những người phụ nữ khác đi nướng cá và thịt, già Sơn và già Lưu thì trông bọn nhỏ. Lam nguyệt dạy bọn họ cách nấu canh nấm.

“Lam, lại thêm một loại thức ăn sao”

“Lam, từ lúc cô đến đây, cuộc sống của bọn ta mỗi ngày lại tốt hơn rất nhiều”

Mấy phụ nữ cùng Lam cười cười nói nói, tất bật nấu cơm.

“Đúng vậy, Lam giống như phúc âm(điềm lành)trời cao ban cho chúng ta, mang đến hi vọng cho nơi cư trú của chúng ta ” Già Sơn ở bên cạnh cảm khái nhìn Lam Nguyệt.

“Biết ông coi Lam nha đầu như bảo bối rồi, ây. . . Có điều đàn ông hơi ít, sao lại có mỗi Trát Nhĩ thôi, nên nhận thêm Mộc Sa nữa, không thì thêm mấy tên nhóc cũng được” Già Lưu nhìn theo già Sơn, nói thầm.

Nhận cái con khỉ. . . Ông nói thầm mà lại cố ý nói lớn tiếng như vậy, khiến người ta muốn không nghe cũng không được, đừng có nhìn tôi bằng cái ánh mắt nơi cư trú không thiếu đàn ông như thế, nếu thích thì ông nhận hết đi, tôi không cần. Lam Nguyệt oán thầm.

Nấm rửa xong thì bỏ vào nồi, gà rừng chặt thành khúc rồi cũng bỏ vào nồi. Bọn Trát Nhĩ đã đi mài dao xương, vại đá lớn như vậy không thể hầm chín trong chốc lát được, Lam Nguyệt quay vào trong hang, lấy kim xương ra làm quần với giày. Cô còn chưa nghĩ ra nên làm áo như thế nào, nên tạm thời cứ làm quần với giày trước đã. Giầy thì dùng da thú quấn quanh chân để đo, sau đó khâu thêm mấy lớp da thú, mùa đông còn dùng được, mùa hè thì không thể đeo nổi, quá nóng, hai mùa xuân thu thì chỉ cần may một lớp da thú, rồi làm đế thật dày là được. Lam Nguyệt nghĩ vào mùa hè dùng tấm ván gỗ và da thú được cắt mảnh để làm dép, cô không biết bện giày cỏ, biết trước có ngày sẽ xuyên không thế này thì cô đã học rồi, Lam Nguyệt vừa làm vừa nghĩ.

Nhóm thanh niên đã mài được mấy con dao không được sắc bén cho lắm, Trát Nhĩ cầm đưa cho Lam Nguyệt. Lam Nguyệt thử cắt mấy cái, miễn cưỡng mới có thể dùng được, bảo bọn họ mài thêm cho sắc một chút, rồi lại vùi đầu tiếp tục may vá.

“À. . . Trát Nhĩ. . . Chờ đã. . . Thạch. . . Ôm cây trúc chặt về tới đây”

Lam Nguyệt vỗ trán, nghĩ ra mặc dù cô không biết bện giày cỏ, nhưng đan giỏ trúc gì đó thì vẫn có thể làm được. Ở hiện đại cô đã từng nhìn thấy giỏ trúc, tuy không thể đan được chắc chắn và đẹp mắt như vậy, nhưng vẫn có thể sử dụng được. Đồ đan ra dù không chắc chắn, vẫn dùng được một thời gian, dù sao cây trúc cũng còn nhiều, hỏng thì lại làm cái mới.

Lam Nguyệt bảo mấy thanh niên chẻ cây trúc ra thành nhiều mảnh, dao xương cũng khá sắc bén, được mài thêm nữa thì sẽ dùng rất tốt. Lam Nguyệt gọt bỏ phần ruột phía trong mảnh trúc đi, sau đó trải những mảnh trúc ra mặt đất, dùng kỹ thuật đan hình chữ thập để đan đáy giỏ trước, đến khi muốn uốn mảnh trúc thành vòng tròn thì không được. Lam Nguyệt phải hơ mảnh trúc trên lửa cho mềm đi rồi mới có thể uốn được, sau đó cô lại dùng cách đan hình chữ thập để đan từng vòng xung quanh, đan đến miệng giỏ, đầu mảnh trúc còn thừa ra thì vót nhọn, dùng lửa hơ mềm rồi uốn xuống, cắm vào chỗ giao nhau giữa những chữ thập. Giỏ trúc đã đan xong, Lam Nguyệt bỏ rau dại và nấm vào trong, rồi cho Trát Nhĩ xem. Từ lúc Lam Nguyệt đan giỏ mọi người đã xúm lại xem, thấy giỏ có thể đựng đồ thì biết đó là công cụ tốt. Trát Nhĩ ấn một cái xuống giỏ, chiếc giỏ trúc mềm oặt đổ sang một bên, Lam Nguyệt đen mặt. Thế nhưng Trát Nhĩ đã nghĩ ra biện pháp, lúc đan xong phần đáy giỏ, Trát Nhĩ dùng cành cây đan ở xung quanh để gia cố, giữa giỏ và miệng giỏ cũng dùng cành cây để giao cố, chiếc giỏ mà Trát Nhĩ đan liền chắc chắn hơn rất nhiều.

“Trí tuệ của con người đúng là vô hạn mà” so sánh chiếc giỏ của Trát Nhĩ với chiếc giỏ của mình, Lam Nguyệt chỉ biết im lặng nhìn trời.

Một nhóm người cười cười nói nói, luôn tay luôn chân, người đan giỏ thì đan giỏ, người mài dao thì mài dao. Món canh gà hầm nấm vẫn còn đang nấu trong vại đá, trên khu đất trống tràn ngập mùi thơm ngào ngạt của canh gà nấu nấm. Nhóm bạn nhỏ Ô Lệ đi theo sau lưng Lam Nguyệt không ngừng nuốt nước miếng, Lam Nguyệt dùng bát đá múc mấy chén cho các bé nếm thử. Trên đống lửa bên kia, mấy người phụ nữ cũng đang hầm món canh gà hầm nấm. Lam Nguyệt ngẩng đầu nhìn trời, cau mày, mặt trời sắp lặn rồi, sao đội săn thú vẫn chưa trở lại.

“Mọi người ơi, Khôn bị thương rồi”

Nơi xa truyền đến giọng nói của đội săn thú, Trát Nhĩ dẫn theo người chạy tới, Lam Nguyệt cũng cả kinh chạy theo. Khôn đang được Mộc Sa cõng, sắc mặt trắng bệch, trên vai Mộc Sa là một mảng màu đỏ lớn.

“Khôn, anh làm sao vậy, đừng dọa em…hu hu. . . .” Tô luống cuống đỡ Khôn từ trên lưng Mộc Sa xuống, ôm lấy hắn mà khóc.

“Cha. . Cha. . .” Ô Lệ bị già Sơn giữ chặt, giãy dụa muốn chạy đến bên cạnh Khôn.

“Không sao. . Đừng khóc. . .” Khôn khó khăn an ủi Tô, nhìn Trát Nhĩ, Trát Nhĩ vỗ vỗ Tô, dìu Khôn ngồi xuống.

Lam Nguyệt tiến lên kiểm tra trên người Khôn, phát hiện trên cánh tay của Khôn có một vết thương dạng lỗ thủng, vẫn còn đang chảy máu. Khôn còn chưa bị hôn mê, máu chảy không nhiều, động mạch không bị tổn thương, thử cử động tay, gân cũng không có vấn đề gì, nhưng cần phải nhanh chóng xử lý, nếu không cầm được máu thì sẽ rất rắc rối. Lam Nguyệt xoay người chạy về hang núi, lấy thuốc chống viêm và thuốc trị thương ra, lại xé hai miếng vải từ chiếc áo ngủ của cô, rồi chạy lại chỗ Khôn, bảo Trát Nhĩ đi lấy nước nóng, dùng nước nóng rửa qua vết thương, lấy một ít thuốc bị thương đã nghiền nhỏ rắc lên trên vết thươn của Không, rồi lấy vải quấn quanh, may mà vết thương không quá dài, không phải khâu lại. Lam Nguyệt lau mồ hôi, bưng nước đun sôi để nguội tới rồi bảo Khôn uống một viên thuốc chống viêm, lại dặn Tô không để cho vết thương của Khôn tiếp xúc với nước. Đến lúc này Lam Nguyệt mới xong xuôi mọi việc.

“Mộc Sa, Khôn sao lại bị thương thế?”

Trát Nhĩ hỏi Mộc Sa đang ở một bên rửa sạch vết máu.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.