Cúp điện thoại, chú Hải nheo mày:
” Số nhà đó chẳng phải là ngôi nhà của cậu thanh niên tên Phú mà tối qua mình có đến xem qua hay sao….? Án mạng….? Không phải chứ…? “
Chú Hải nhấc bộ đàm rồi nói vào trong:
– – Alo, alo……Tôi Hải, tổ trưởng tổ bảo vệ số 1 đây. Mỗi bốt cắt cử ra 1 người rồi lập tức đến ngay số nhà xx, tổ 1, khu phố 1. Cư dân trong khu phố thông báo, ở đó đang xảy ra chuyện có liên quan đến tính mạng con người. Hết.
Lúc này người hai người thay ca cho buổi sáng cũng đã bắt đầu trực, chú Hải nói 1 người đi theo mình. Cả hai vội vã lên xe máy chạy thẳng đến nhà của Phú, trên đường đi, chú Hải đã gọi luôn cho lực lượng công an cũng như cứu thương. Đến nơi, lúc này đã có một vài người dân hiếu kỳ đứng vây quanh khu vực cổng nhà Phú. Chú Hải xuống xe, chen vào đám đông tò mò, chú Hải nói:
– – Mọi người, mọi người làm ơn tránh ra một chút được không…?
Thấy bảo vệ đến, cô Quỳnh hốt hoảng, nước mắt ngắn dài, vừa khóc cô Quỳnh vừa nói như nấc lên:
– – Ở….ở…trong….trong này….?
Chú Hải chạy vội vào trong nhà, ngay lập tức chú Hải nhận ra bộ quần áo mà sáng nay Phú mặc chạy bộ ngang qua bốt bảo vệ, cả đôi giày vẫn còn chưa kịp tháo. Đang đứng lùi hẳn ra bên ngoài là chồng cô Quỳnh, khuôn mặt tái mét vì sợ, chú Nghị không dám lại gần nhìn Phú. Máu vẫn chảy không ngừng, chú Hải hỏi:
– – Nạn nhân chết rồi sao….?
Chú Nghị ấp úng đáp:
– – Từ….từ lúc đó….đến giờ không thấy…cậu…cậu ấy….cử động……Tôi cũng không…dám lại gần……
Nghe xong, chú Hải lập tức ngồi sát xuống bên cạnh Phú, đưa ngón tay lên mũi Phú để xem Phú có còn thở không, đoạn chú Hải áp sát tai vào phần ngực trái của Phú.
Chú Hải hét lớn:
– – Vẫn còn sống…..Nhưng mất máu quá nhiều, hơi thở của cậu ta rất yếu, tim vẫn còn đập……Kiên ( tên người bảo vệ đi cùng chú Hải), cậu xem xe cứu thương đã đến chưa…? Không ổn rồi, nếu không có cách nào để cầm máu, chỉ e không còn kịp nữa. Mọi người lấy cho tôi một ít đá lạnh hoặc ai có bã chè cũng được. Đem tới đây ngay…..
Nhà chú Nghị là gần nhà Phú nhất, do vậy sau khi nghe chú Hải nói cần đá lạnh, chú Nghị lập tức chạy về nhà để lấy. Chạy đua với tử thần, trong lúc ấy, chú Hải nhìn thấy trên bàn uống nước có một chai Listerine. Ngay lập tức, chú Hải với lấy chai nước súc miệng, mở nắp rồi đổ thẳng vào vùng đầu của Phú. Nước súc miệng dần rửa trôi máu trên khuôn mặt của Phú. Sau vài giây đắn đo, không còn cách nào khác, chú Hải cởi phăng chiếc áo sơ mi màu xanh bảo vệ, lột tiếp cái áo ba lỗ đang mặc bên trong, chú Hải đổ nước súc miệng vào áo rồi khẽ nói:
– – Cầu trời không xảy ra chuyện gì đáng tiếc……Cố lên cậu trai trẻ.
Khẽ đưa tay nâng nhẹ phần đầu của Phú lên một chút, tay còn lại chú Nghị đưa cuộn vải từ chiếc áo ba lỗ vào vùng vết thương đang chảy máu để ngăn không cho máu chảy ra. Mặc dù chú Hải biết, chỉ cần sơ sảy một chút thôi, Phú có thể sẽ chết ngay lập tức. Lúc này, tiếng còi xe cứu thương cũng đã xuất hiện, lực lượng công an cũng đã có mặt. Đám đông bên ngoài cổng được giải tán, sau khi đánh giá tình hình một cách khẩn trương, băng ca được lực lượng cứu thương đưa vào. Bác sĩ lập tức băng bó, cố định vết thương cũng như cơ thể của Phú rồi đưa ngay lên xe.
Chú Nghị hỏi bác sĩ:
– – Cậu…cậu…ta sẽ không sao chứ…?
Vị bác sĩ trả lời:
– – Sau khi lên xe cứu thương, chúng tôi sẽ xác định nhóm máu rồi lập tức truyền máu cho cậu ấy. Anh đừng lo, vết thương đã được cầm máu, nhưng vừa rồi thực sự nguy hiểm, chỉ cần chậm thêm vài phút, mất thêm chút máu nữa là tính mạng khó mà được bảo toàn. Ở đây ai là người nhà của nạn nhân nhỉ….?
Chú Hải ấp úng chưa biết trả lời ra sao thì chú Nghị lên tiếng:
– – Thằng bé mới từ Đức trở về, nó sống một mình. Nhưng nếu cần làm thủ tục gì, tôi sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm.
Bác sĩ nói:
– – Vậy mời anh đi theo chúng tôi.
Chú Nghị bước ra xe cứu thương thì bỗng cô Quỳnh khẽ kéo tay chồng lại, chú Nghị hỏi:
– – Sao vậy em…? Nếu anh không đi thì đâu còn ai khác….Hơn nữa, chính chúng ta mới là người suýt gϊếŧ chết thằng bé.
Cô Quỳnh lắc đầu, tỏ ý đó không phải điều mà cô muốn nói. Ánh mắt nhìn chăm chăm vào hai người bảo vệ, cô Quỳnh như đang lo sợ một điều gì khác.
Một viên công an tiến lại gần cô Quỳnh hỏi:
– – Chị là người đầu tiên phát hiện ra sự việc phải không…? Chúng tôi muốn hỏi chị vài câu.
Cô Quỳnh đáp:
– – Được…được thôi….Nhưng ở nhà, tôi vẫn còn mẹ già cần chăm sóc.
Viên công an nói:
– – Chị đừng lo, chúng tôi sẽ cắt cử người lo cho bà cụ. Còn giờ, mời chị theo tôi đến gặp chỉ huy.
Cô Quỳnh gật đầu lia lịa, có vẻ như với sự xuất hiện của công an, cô Quỳnh đã yên tâm phần nào. Chú Nghị cũng đã cùng xe cứu thương rời đi. Bên trong nhà, công an đang chụp ảnh hiện trường, xem xét thật kỹ từng chi tiết, từng dấu vết khả nghi. Kết hợp với cả lực lượng bảo vệ khu phố.
Cô Quỳnh cùng chú Hải bảo vệ được mời vào trong nhà để làm việc. Sau khi ngồi xuống, ở đó đã có một cán bộ công an đang đợi. Người này giới thiệu mình là thượng tá Vũ Duy Khanh, năm nay 51 tuổi, là người phụ trách điều tra vụ việc.
Thượng tá Khanh bắt đầu từ cô Quỳnh, ông hỏi:
– – Cô Quỳnh có thể kể cho tôi bắt đầu sự việc xảy ra như thế nào…? Lý do cô xuất hiện bên nhà của nạn nhân…..? Cứ bình tĩnh kể lại, càng chi tiết càng tốt.
Cô Quỳnh vâng dạ rồi bắt đầu kể:
– – Gia đình tôi cũng mới chỉ quen biết Phú 3 ngày hôm nay. Phú trở về từ Đức, vợ chồng tôi cũng có qua lại hỏi thăm và giúp đỡ cậu ấy một vài việc nhỏ. Quý mến Phú nên chúng tôi có mời Phú qua nhà ăn cơm, từ đó mọi người cũng trở nên thân thiết hơn. Sáng nay tôi có nấu đồ ăn sáng cho cả nhà, khoảng gần 7h sáng tôi có sang bên cổng nhà Phú, tính xem xem Phú dậy chưa để gọi cậu ấy sang nhà ăn sáng cùng vợ chồng tôi. Thì đúng lúc đó tôi thấy Phú đi chạy bộ về. Tôi có nói chuyện với cậu ấy độ 2-3 phút thì quay trở về nhà.
Ông Khanh hỏi tiếp:
– – Vậy là cậu ta không sang ăn sáng cùng vợ chồng cô…?
Cô Quỳnh lắc đầu:
– – Dạ không ạ, bởi lúc chạy bộ về, Phú có mua xôi khúc, chả quế để ăn sáng rồi.
Tại hiện trường, đúng là có thấy một túi đựng đồ ăn, bên trong là nắm xôi khúc được bọc lá chuối cùng với một khúc chả quế, cả hai đều vẫn chưa được nạn nhân sử dụng.
Ông Khanh hỏi tiếp:
– – Vậy sao sau đó cô lại sang bên nhà của cậu ta….?
Cô Quỳnh tiếp:
– – Phú thích ăn đồ Việt Nam, hơn nữa lúc nấu phở, tôi cũng có nấu cho cậu ấy. Sau khi về nhà, chồng tôi có bảo thôi thì cứ đem sang, biết đâu cậu ấy lại ăn nên tôi có bưng sang bên nhà cho Phú một bát. Sau khi gọi cửa 2 lần không thấy Phú trả lời, tôi định quay trở về thì thấy cổng không khóa. Do cũng đã thân quen nên tôi đẩy cổng đi vào trong. Đi gần đến hiên nhà, tôi nhìn thấy trước hiên cửa có vết máu loang lổ. Biết có sự chẳng lành, bản thân tôi cũng định quay trở về để báo với chồng. Nhưng…..nhưng khi tôi còn chưa kịp phản ứng thì………
Nói đến đây, nét mặt của cô Quỳnh biến sắc, đôi mắt khẽ nhìn sang bên chú Hải bảo vệ rồi vội cúi xuống đất, miệng run run chưa thể nói hết câu……..Ông Khanh gặng hỏi:
– – Thì sao….? Có gì cô cứ nói, đừng sợ…..Đã có công an chúng tôi ở đây rồi.
Cô Quỳnh ấp úng:
– – Thì…từ trong nhà, một gã đàn ông cởi trần lao thẳng ra tấn công tôi…….Có….có lẽ hắn đã nấp sau tấm rèm cửa….
Ông Khanh tròn mắt nói:
– – Nói như vậy là cô đã nhìn thấy mặt của hung thủ….? Cô có thể tả kỹ hơn được không….?
Cô Quỳnh lắc đầu:
– – Không, tôi không nhìn thấy mặt hắn….bởi vì hắn đã che kín khuôn mặt của mình……Nhưng…….nhưng…..tôi có nhận ra một điều này…..
Hai tay cô Quỳnh đan vào nhau, mồ hôi đang chảy từ trên vầng trán xuống, cô Quỳnh nuốt nước bọt. Thêm một lần nữa, ánh mắt cô Quỳnh lại nhìn sang chú Hải một cách lén lút đầy khó hiểu. Chú Hải cũng như ông Khanh đều đã cảm thấy được điều gì đó bất thường.
Ông Khanh đứng dậy, nhìn thẳng vào mắt cô Quỳnh, tiếp đó nhìn sang bên chú Hải bảo vệ, ông Khanh cất giọng trầm khàn:
– – Bình tĩnh lại, không có gì phải sợ hết…….Lúc này chỉ có cô mới có thể giúp chúng tôi nhanh chóng bắt được hung thủ. Tôi xin lấy danh dự của mình ra đảm bảo, sẽ không để kẻ nào gây nguy hiểm cho cô cũng như gia đình. Cô nói đi, cô thấy điều gì…?
Cô Quỳnh chỉ tay sang bên phía chú Hải rồi run run giọng:
– – Cái…cái áo mà hắn dùng để bịt mặt….là áo của đội bảo vệ khu phố…..!!