Ngô Hiểu cảm thấy bao nhiêu năm nay mình đã chiều chuộng đến vợ cũng hư luôn rồi, người ta chỉ nói vài câu đã đồng ý gả con gái, không có chính kiến gì cả.
– Mặc kệ em, anh vẫn nhất quyết không gả, con gái của Ngô Hiểu này không thể chịu khổ được.
– Tư tưởng của anh lạc hậu vừa thôi, anh không gả thì em gả, anh không đồng ý thì em dọn đồ đi với con, anh ở một mình đi.1
Cẩn Y trái lời không nể nang, Ngô Hiểu nhíu mày kéo vợ ngã xuống giường, môi nhếch lên, thở cũng ra khói.
– Ngô phu nhân thật to gan, cả chồng mình cũng muốn vượt mặt. Được thôi! Gả thì gả, nhưng gả rồi em phải đền đứa khác cho anh đấy.
Bàn tay Ngô Hiểu luồn vào váy tiến đến giữa hai chân Cẩn Y, tuổi đã hơn năm mươi nhưng tinh lực vẫn hết sức dồi dào. Cẩn Y ngửa cổ nhìn chồng, cười sảng khoái đáp trả:
– Anh tạo ra đứa khác được chắc, Ngô lão gia, anh triệt sản hai mươi mấy năm rồi.1
Sắc mặt Ngô Hiểu tối sầm, vội lật người Cẩn Y lại tiến vào từ đằng sau, hơi thở tỏa ra khí lạnh, ghé cạnh tai mềm, lạnh lùng thị uy:
– Làm cho chết em.
********
Tháng mười một khí trời se lạnh, gió thổi vi vu báo hiệu đã gần cuối đông, thời gian này nhà nào có con gái con trai đến tuổi thành gia lập thất đều bận rộn chuẩn bị sính lễ long trọng, mâm cao cỗ đầy để rước dâu đón rể, hai nhà Giang – Ngô cũng tất bật hòa cùng không khí ấy.
Sáng sớm đoàn siêu xe hai mươi chiếc xuất phát đi đón dâu, ông chủ Thời Vạn rất biết cách hành người khác, trước khi vào cửa bắt đàn trai phải uống hết mấy mâm vang đỏ nồng độ cồn cao do chính xưởng rượu Phi Ân chưng cất, chú rể muốn gặp cô dâu phải giải cho xong bài toán tính lãi thu chi của Thời Vạn trong hai năm qua, mệt bở hơi tai vẫn may rước dâu kịp giờ lành.
Lễ thành hôn của con trai cả nhà họ Giang và con gái út nhà họ Ngô đọ về mức độ hoành tráng thì cả nước chưa ai vượt qua, siêu xe nối đuôi nhau hai hàng dài, khách mời tính đến mấy trăm, sính lễ được tính “khiêm tốn” chỉ bằng nhà và đất, ai ai cũng chậc lưỡi về độ chịu chơi của hai ông chủ lớn từng một thời oanh liệt.
Khách khứa vẫn còn rất đông, nhưng ai tiếp khách mặc ai, Ngô Hiểu và Giang Tuấn cụng ly nhậu đến say mèm, xúc động kể cho nhau nghe ngày cục cưng của họ cất tiếng khóc chào đời. Tưởng rằng hai ông thông gia đã hòa thuận vui vẻ, nào ngờ tới lúc từ giã ra về người giành con trai, người cướp con gái không ai chịu thua ai, hai bà vợ phải dùng hết sức can ngăn mới kéo được chồng mình về.1
…
Giang Tuấn về đến nhà liền vùi mặt vào ngực Kiều Lệ, buồn rầu nhớ lại lúc nhỏ Hạ Vĩ bám dính mình ra sao, nhưng đó vẫn chưa phải là điều duy nhất khiến tâm trạng tuột dốc, mà chuyện còn kinh khủng hơn sắp cận kề rồi.1
– Anh đã bảo ngày xưa đừng sinh thêm đứa nữa mà em không nghe, bây giờ có phải là rắc rối không cơ chứ.
Giọng Giang Tuấn cứ lè nhè càm ràm, Kiều Lệ đẩy ông xã qua một bên, nhíu mày hỏi lại:
– Anh có ý gì?
Thấy vợ mình sắp giận đến nơi Giang Tuấn vội vàng hạ giọng:
– Ý anh không phải như em nghĩ đâu, em nhìn Ngô Hiểu mà xem, gả con gái đi như đứt mất mấy khúc ruột, trước khi xuất phát đưa dâu nói không chừng lão ta phải vừa khóc vừa nối ruột lại mới lết được tới đây đó. Mai mốt Kiều Ngọc đi lấy chồng anh cũng không thua gì lão ấy đâu, nghĩ đến lại thấy đau lòng.1
– Anh cứ khéo lo, nói không chừng vài ngày nữa chúng nó lại kéo về đây vét sạch gạo nhà anh cũng nên.
Kiều Lệ vỗ vỗ lưng anh cật lực an ủi, nhưng Giang Tuấn cười không nổi, ngoảnh mặt quay đi tiếp tục lèm bèm:
– Phụ nữ các em đúng là vô tâm vô tình.
Dỗ không được, Kiều Lệ cũng mặc kệ để chồng mình dỗi, nhưng còn chưa được năm phút thì người đàn ông đã ngoài năm mươi đã lăn qua ôm chầm lấy cô, tiếp tục dụi mặt vào ngực tìm niềm vui khác để khỏa lấp nỗi buồn.
– Kiều Lệ, đến giờ vận động rồi, anh đang đau lòng nên em chịu khó chút nhé!
Giang Tuấn hô lên một tiếng, Kiều Lệ còn chưa kịp phản ứng đã bị lột sạch đồ, tối đó vì nỗi buồn của chồng mình mà sáng dậy cô không thể rời giường nổi.1
*****
Giang Tuấn và Kiều Lệ trải qua những năm tháng hôn nhân êm đềm và viên mãn, sáu mươi tuổi ông giao sản nghiệp lại cho các con cùng vợ chu du khắp nơi trên thế giới. Vài năm sau trở về họ dành thời gian quây quần cùng con cháu, tuy tuổi đã cao nhưng sức khỏe của cả hai vẫn còn rất tốt.
Con cái trong nhà sẽ thường xuyên thấy ông xuống bếp nướng bánh cho bà, hay ép bà ăn nhiều cơm thêm một chút, buổi chiều hai vợ chồng sẽ tản bộ quanh con hẻm gần nhà, sáng sớm lại cùng nhau đi đón bình minh. Họ cùng nhau làm những chuyện mà những cặp đôi trẻ yêu nhau vẫn thường làm, nhưng khác ở chỗ họ chưa bao giờ cãi vả, ông nói bà nghe, bà giận thì ông nhịn, cuộc sống cứ thế từng ngày nhẹ nhàng trôi qua.
Có một đoạn thời gian Giang Hạ Vĩ và Giang Kiều Ngọc ngồi tâm sự với ba mình, hỏi ông về những ước muốn sẽ cùng mẹ mình thực hiện. Ông nhấp một ngụm trà, trong đáy mắt có cả yêu thương và tiếc nuối.
– Hồi còn trẻ bà ấy nói tuổi đời con người quá ngắn nên chỉ muốn được cùng ba hẹn hò, lúc trước ba và bà ấy lấy nhau có hơi đường đột, lại còn cãi nhau to, bây giờ già rồi, chỉ muốn cùng bà ấy hưởng trọn những phút giây còn cùng nhau thở, mai này có xuống mồ cũng đỡ hối tiếc vì chẳng được sống lâu thêm.
…
Người ta bảo đừng nên yêu vội, cũng bảo rằng phải chọn đúng người rồi hẵng kết nghĩa trăm năm. Nhưng mấy mươi thế kỷ qua đi chẳng một ai chỉ cách ngăn con tim rung động trước một người, cũng chẳng ai tìm đúng một định luật nào để giữ cho gia đình luôn êm ấm, mà để tìm đúng người thì chắc… phải mất trăm năm…1
Yêu ấy mà, trăm ngàn sắc thái, hôn nhân cũng muôn hình vạn trạng, làm gì có chuyện cơm canh lành ngọt mãi, nhưng nếu người ấy vì mình mà cố gắng, người ấy xứng đáng để mình bỏ cả thanh xuân để yêu thì giận hờn vu vơ đôi chút có là gì.
Xứng hay không xứng, đúng hay không đúng, chỉ chúng ta là người hiểu rõ, đừng bỏ lỡ tuổi trẻ và những hoài bão vì những người không đáng, cũng đừng đánh mất một người coi ta là cả thế giới chỉ vì những vụn vặt có thể bỏ qua.
Hôn nhân không phải là nấm mồ của hạnh phúc, chỉ có chúng ta không biết trân trọng chính mình mới tự đắp đất để chôn thân!1
END.