Chuyến xe buýt cuối ngày dừng lại. Bác tài thấy cô gái trẻ vẫn ngồi im. Ông vui lòng nhắc nhở: “Nhanh lên xe đi cháu!”
Tiếng ông ta khá lớn kéo tâm tư rối bời của Nguyệt Dao tỉnh lại chút ít. Cô nhanh chân bước lên xe. Chọn cho mình chỗ ngồi xa nhất, khuất nhất có thể.
Chiếc xe dần lăn bánh. Khách trong xe có đông không? Họ đang bàn tán chuyện gì? Cô không có quan tâm!
Trong lòng cô tĩnh lặng như bóng đêm. Ánh mắt vẫn đặt vào bó hoa. Miệng nhẩm đọc theo lời anh viết. Khóe miệng theo đó cũng dần cong lên.
Aiza Phạm Chánh à! Có phải em ngu như heo không? Chỉ có heo mới lo ăn, lo ngủ mà không hề biết suy nghĩ thiệt hơn. Nó sao biết được hành động đó của nó chỉ mau làm giàu cho gia chủ!
Cũng như em vậy! Em là đang dâng chồng.. nhầm…nhầm… dâng người đàn ông cực phẩm như anh vào tay kẻ khác! Ôi con rùa vàng của em, em biết phải làm sao để bắt anh về lại đây?
Cô bực bội trong lòng không có nơi phát tiết đành đưa chân đá đỡ vào chân ghế phía trước.
“Ui da!” Cô đưa tay xoa xoa bàn chân phải bị đau. Cô hậm hực nhìn chằm chằm vào chiếc ghế: “Có phải mày cũng chê tao ngu không?”
Chiếc ghế trả lời cô: Quá chuẩn!
Thôi được rồi! Tao ngu thì phải chịu. Người ta nói khôn dại tại tâm. Tâm tao không được sáng nên đành phải chịu dại! Tao vừa để mất tấm bùa hộ mạng nên không ngại để mất thêm một cái chân!
Dù sao lỡ đánh mất thứ quí giá rồi. Có mất thêm vài thứ lặt vặt nữa, cũng không ảnh hưởng gì đến cảm nhận.
Cô lo chất vấn với cái ghế. Lo tự trách bản thân mà quên khuấy đi mình phải nói với bác tài: tới trạm X phải dừng cho cô xuống.
Cứ như vậy. Khách xuống, khách lên. Xe dừng, xe chạy. Cô vẫn bỏ mặc không quan tâm.
Khi chiếc xe đến bến cuối cùng, bác tài nhìn cô nói: “Xuống thôi cháu ơi!”
Ông phải lặp đi, lặp lại ba lần. Cô gái mới ngẩng mặt nhìn lên: “Tới trạm X rồi ạ?”
Bác tài thoáng kinh ngạc: “Trạm đó qua lâu rồi mà cháu! Đây đã là trạm cuối ngày rồi!”
“Trạm cuối rồi ạ?” Cô thật không thể tin bèn đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Cảnh vật rất khác lạ! Cô vội đứng lên bước tới cửa xe nhìn ra bên ngoài.
Ôi trời!
Cô thầm than khổ trong lòng: Dao ơi là Dao! Sao đầu óc mày lại đãng trí thế hử? Mày vì anh ta! Vì một người đàn ông nhẫn tâm tuyệt tình không cho lấy cơ hội giải thích kia mà giờ lưu lạc đến đây! Rồi tối nay mày biết ăn, biết ngủ ở đâu đây?
Cô lơ đễnh xuống xe tránh làm phiền bác tài. Bác ấy đã vất vả cả ngày rồi, giờ nên về bên vợ con ăn bữa cơm ấm áp!
Nhìn ra khoảng không gian xa lạ trước mắt. Chỉ vài căn nhà thưa thớt. Cô thật sự không biết nơi này là đâu?
Đêm đã khuya. Bốn bề vắng lạnh! Nguyệt Dao thất thần đi về trạm dừng xe. Cô ôm bó hoa ngồi xuống. Trên vai truyền đến cảm giác tê buốt. Cô đưa tay sờ mới phát hiện ra chiếc đàn. Nó đã ở trên vai cô khá lâu.
Vật tùy thân nhưng đeo lâu cũng thấy vướng. Đã vậy nó còn làm cô đau. Cô đưa tay dứt khoát tháo ra đặt xuống bên cạnh.
Nhàm chán lẫn nỗi buồn ấm ức, cô hết nhìn cây đàn rồi lại nhìn bó hồng đỏ. Nhìn sơ qua giữa chúng và việc mình ngồi đây không có liên quan gì với nhau cả. Nhưng thực tế lại có mối quan hệ sâu sắc. Chính cây đàn này mới có bó hoa kia! Chính bó hoa kia mình mới bị anh ta hành cho lẩn thẩn mà lưu lạc đến nơi này!
Rốt cuộc đây là phúc hay là họa? Phúc đâu chưa thấy nhưng trước mắt họa nó gây ra đã quá rõ ràng. Chắc trời phạt cô đem lòng u mê sắc nên bảo đêm nay ngủ ở đây cho mát để tỉnh táo a!
Trời về khuya càng lạnh. Ánh đèn ở trạm lúc tỏ lúc mờ. Đâu đây tiếng đêm vọng vào tai làm da cô sởn gai vì sợ. Cô đưa tay lấy điện thoại xem trời gần sáng chưa?
Mới hơn hai giờ!
Còn lâu trời mới sáng!
Cô không dám nhắm mắt cũng không dám rời đi lung tung đành đưa tay nghịch điện thoại. Cô tìm trong danh bạ để xem có ai đưa cô ra khỏi chốn vắng vẻ này không?
Danh bạ nghèo nàn chỉ có số của ba, của mẹ và số của đứa bạn thân là Quỳnh Anh. Ba mẹ cô đang ở quê nên việc đón xe đò ra đây đưa cô về là không thể? Còn Quỳnh Anh thì lại càng không?
Không mạng kết nối grap, mà nguồn pin thì đang báo đỏ. Nó đã theo cô cả một ngày dài, năng lượng đã mòn, nguồn sáng cũng đã kiệt.
Giống như cô vậy. Dạ dày cô đang có cảm giác cồn cào đau rát. Sau một ngày ở trường và làm thêm ở quán, thân xác và tinh thần đang biểu tình đòi nghỉ.
Trước khi, chút ánh sáng nơi nguồn pin sập tắt, cô lướt tìm đọc lại mớ tin của ba mẹ. Giờ này chỉ có họ mới tiếp thêm cho cô chút sức. Phần tin nhắn được mở ra. Mớ tin bao ngày hiện rõ. Cô lướt đọc từng tin, từng tin. Đọc hết hộp thư đến, cô lại đọc nốt tập thư đi. Toàn là của cô gửi cho ba mẹ. Nhưng hình như tin cuối cùng là của môt dãy số không quen.
Trong tin cô gửi cho một người để hỏi xin telephone của một người khác.
Có đọc lại cô mới nhận ra: mình ngớ ngẩn như thế nào! Ai lại đi hỏi chính chủ để xin telephone của anh ta chứ? Bởi nó đã có sẵn cô chỉ còn mỗi việc ấn số và gọi đi. Vậy mà cái đầu heo của cô đã đang tâm cắt đứt!
Là cô làm anh tổn thương trước. Cô không có quyền trách cứ gì anh! Nhớ đến anh, nhớ đến hành động vừa rồi khiến cô chạnh lòng muốn nói với anh một tiếng xin lỗi.
Trước khi điện thoại chính thức bước vào thời kì ngủ đông, cô ấn phím gửi đi một tin.
Cùng thời điểm đó trong con căn nhỏ về khuya. Phạm Chánh và Trần Hùng cùng phân tích một người trong bức ảnh. Bức ảnh người đàn ông bịt kín mit khẩu trang chỉ hé lộ hai phần của đôi mắt.
Qua ánh nhìn của đôi mắt ấy, anh cùng đồng nghiệp sàng lọc mớ chân dung nghi can trên bàn. Cuối cùng cả hai cũng nhận diện được đối tượng và bắt đầu khoanh vùng hoạt động.
Đêm đã về khuya nhưng cuộc đàm luận chưa có dấu hiệu tàn. Trên bàn, trên tấm bảng nhỏ dán chi chít các địa điểm để thông qua đó theo dõi và hành động.
Một bát mì, ly nước lã luôn là bữa ăn thường ngày của cánh lính các anh. Nhìn bát mì vừa nấu Trần Hùng ao ước: “Ước gì một ngày mình muốn ăn mì mà không cần phải tự tay nấu!”
Ý tứ lời nói quá rõ ràng làm Phạm Chánh dừng luôn đôi đũa. Anh đang nghĩ đến người sẽ nấu mì cho anh.
Sau khi nghe Trần Hùng giải thích, trong lòng anh đã nguôi ngoai phần nào! Không biết cái con bé ngốc đó đã về nhà chưa? Bây giờ đang ngủ hay vẫn còn thức? Mà chắc cô ta không có yên giấc được đâu ai bảo nỡ nói câu phụ tấm chân tình người ta như thế!
Trần Hùng ở phía đối diện. Anh thấy sếp cứ nhìn ngốc nghếch vào bát mì. Sợi mì được gắp lại hờ hững để trượt xuống. Anh chợt thấy thèm cười: “Haha, đội trưởng Phạm, tôi thấy anh nên đi gỡ lấy lại thần tượng. Chứ theo tôi, anh đã mất sạch điểm! Đàn ông mà thô lỗ như vậy con gái nó không có thèm đâu!”
Giờ ngồi đây mơ tưởng là vô dụng. Ai mà thèm làm quen với anh ta. Đặc biệt là cô bé đó! Bởi nhìn kiểu gì cô cùng rất mong manh. Cô gái như vậy chỉ thích hợp để nuông chiều.
Phạm Chánh bắn qua cho anh ta ánh mắt. Bảo anh đi lấy lòng con bé đó hả? Đúng là rùa cũng có lúc chạy nhanh hơn thỏ mà!
Anh toan quăng đũa đứng dậy thì điện thoại trên bàn chợt sáng lên.
Rất nhanh để anh nhận ra đó là một tin nhắn. Biết chủ nhân của tin nhắn ấy tim anh chợt nhói lên. Anh thất thần mất năm giây sau đó mới chạm mở tin, nội dung bên trong liền đập ngay vào mắt: [ Anh Chánh, cho Nguyệt Dao xin lỗi vì vô tình làm anh tức giân! Nhưng Nguyệt Dao xin anh đừng buồn vì em đã bị trừng phạt rồi! Giờ này, em đang chăn nuôi muỗi không biết sáng mai có còn gặp lại anh không?]
Ý cô là gì đây?
Đang chăn muỗi à! Anh nghĩ ngay đến hình ảnh cô ngồi ở trạm dừng chờ đợi chuyến buýt cuối ngày, chuyến xe quên tới hay nó tới rồi mà cô vẫn không thấy để leo lên.
Lòng anh chợt không yên cứ như có hàng ngàn con tằm đang nhộn nhạo lục tìm mớ lá dâu!
Anh quyết định gửi đi một tin: [Cô đang chăn muỗi ở xứ nào?]
Sợ gửi như vậy, cô nhầm tưởng anh quan tâm để ý đến cô nên anh gửi thêm một tin nữa kèm theo: [Để tôi biết muỗi ở đó có độc không!]
Hai tin gửi đi. Năm phút trôi qua không có hồi báo người kia đã nhận. Anh thấp thỏm trong lòng quyết định gọi luôn. Nhưng vọng vào tai anh chỉ là giọng của cô nhân viên tổng đài: Thuê bao…
Anh đứng phắt dậy đưa tay lướt vào máy tính định vị tin nhắn. Nó được gửi tới từ một nơi cách xa thành phố 40 kilomet về hướng nam.
Anh không suy nghĩ gì nhiều. Với lấy chiếc áo khoát lập tức phi nhanh cứu người đang ngu ngốc chăn muỗi ở một nơi xa.
Trước khi ra khỏi cửa anh không quên nhắc Trần Hùng: “Không được bỏ sót!”