Editor: Hạ Tiểu Phong
Sau hai ngày, Đa Ninh từ khách sạn chuyển đến hoa viên Lan Thiên, bà ngoại Lưu chừa cho cô hai phòng ở. Cô và Chu Diệu lại gặp mặt, đó là chuyện của ngày hôm sau khi cô chuyển đến Lan Thiên. Mẹ Chu biết cô về nước, liền gọi điện thoại cho cô.
Để cô đi qua ăn bữa cơm.
Mẹ Chu trừ việc là mẹ của Chu Diệu, còn là dì hàng xóm từ nhỏ nhìn cô lớn lên, ngoài ra còn là chủ nhiệm lớp ba năm trung học của cô. Cho nên, ngay cả khi cô và Chu Diệu đã ly hôn, Đa Ninh đối với mẹ Chu vẫn tương đối… Sợ hãi và nghe lời.
Tỷ như ngày hôm nay đến nhà họ Chu ăn cơm chiều, mẹ Chu bảo năm giờ qua, cô tuyệt đối không dám trễ một phút; trên bàn ăn mẹ Chu nói cô gầy, nên ăn nhiều một chút, cô liền không dám chừa lại một hạt cơm.
Chu Diệu gọi cái tính tình này của cô là di chứng ba năm trung học. Nói chung con dâu sợ mẹ chồng cũng là đều bình thường.
Gia đình của Chu Diệu rất đơn giản, nhà có bốn người, mẹ là giáo viên trung học, ba là bác sĩ nha khoa. Anh là con út, ở trên anh còn có một người anh lớn hơn hai tuổi, hiện tại cũng là nha sĩ.
Hồi nhỏ, Đa Ninh thích nhất chính là anh Chu.
Trên bàn ăn, ba Chu định ngấm ngầm hại người liền nhắc tới việc làm của Chu Diệu: “Ngày hôm qua dì Trương nói với ta dì ấy đầu tư trên mạng bị lừa năm vạn tệ, nói cái gì P2P(*) đều là gạt người…”
(*) P2P: peer-to-peer là một mạng máy tính trong đó hoạt động của mạng chủ yếu dựa vào khả năng tính toán và băng thông của các máy tham gia chứ không tập trung vào một số nhỏ các máy chủ trung tâm như các mạng thông thường. Mạng đồng đẳng thường được sử dụng để kết nối các máy thông qua một lượng kết nối dạng ad hoc. Mạng đồng đẳng có nhiều ứng dụng. Ứng dụng thường xuyên gặp nhất là chia sẻ tệp tin, tất cả các dạng như âm thanh, hình ảnh, dữ liệu,… hoặc để truyền dữ liệu thời gian thực như điện thoại VoIP
“Đó là do đầu óc dì ấy có vấn đề.” Chu Diệu ngẩng đầu, nhìn thẳng ba mình mà nói, “Thành thành thật thật đầu tư 10% lợi nhuận thì không chịu, lại muốn đầu tư phần tiền lời 50% một năm, dì ấy cho rằng đó là đầu tư hay là cướp giựt thế.”
Ba Chu: “…”
Chu Diệu cười ha ha, lại bỏ thêm một câu: “Không bị lừa mới là chuyện lạ.”
Có lẽ còn cảm thấy chưa đủ, anh lại nói thêm một câu: “Còn có dì Trương này cố ý nói trước mặt người, chắc chắn là có ý đồ bất chính, người cũng quan tâm dì ấy quá rồi!”
“Ta nói con một câu, con liền trả lời một câu vậy à?” Ba Chu không muốn nói chuyện với con trai mình nữa, nhìn về phía Đa Ninh đang cầm đũa lại không biết phải ăn cái gì nói, “Tiểu Ninh, ăn con cua này đi?”
Đa Ninh lắc đầu thật mạnh “Không cần đâu ba Chu!”
Hay lắm! Chu Diệu trực tiếp cầm một con cua bỏ vào trong chén của cô.
Đa Ninh cúi đầu nhìn con cua trong chén, thật sự là ăn không vô mà.
Cơm chiều vừa xong, Chu Diệu đi ra ngoài nghe điện thoại, anh Chu ngồi ở sô pha gọt trái cây cho cô, ba Chu mẹ Chu cùng nhau vào bếp. Đa Ninh nhìn phòng bếp, cảm thấy mình ngồi đây ăn trái cây, lại để ba mẹ Chu vào rửa chén hình như không ổn lắm, liền đứng dậy đi vào phòng bếp.
Phòng khách và phòng bếp của nhà họ Chu cách nhau một cái hành lang và đại sảnh. Đa Ninh đi vào đại sảnh, còn chưa đến phòng bếp đã nghe được giọng ba mẹ Chu đang nói chuyện.
“Chuyện kết hôn không nói cho chúng ta biết, ly hôn cũng không bàn trước với chúng ta một tiếng, thật không biết chúng nó có còn xem chúng ta là ba mẹ hay không.”
“Cô giáo Đỗ, đừng tự coi nhẹ mình, ít nhất chuyện kết hôn hay ly hôn con trai đều có nói với cô. Còn có việc này cũng đừng trách Đa Ninh, mặc kệ là kết hôn hay ly hôn đều là con trai của cô kéo theo Đa Ninh…”
Không cẩn thận nghe được hai câu lúng túng đó, Đa Ninh lập tức xoay người, tính toán lặng lẽ rời khỏi đại sảnh. Nghe lén trưởng bối nói chuyện là không lễ phép, huống chi người họ đang nói đến chính là cô.
Thật khẩn trương. Thật cẩn thận đi ra đại sảnh, Đa Ninh đang muốn thở phào nhẹ nhõm, đột nhiên có một bàn tay nắm lấy cổ tay cô. Chu Diệu đang đứng chặn trước mặt cô.
“Em đang làm gì vậy, đến phòng bếp trộm cá sao?” Anh không nặng không nhẹ mà hỏi.
Đa Ninh: “…”
— —— —— —— —— —— —–
(hết chương 5)
Dành cho những ai thích tìm hiểu về cụm từ Trà Đạo (thật ra là mình thích, haha):
Trà đạo, tiếng Nhật: chanoyu (茶の湯) hoặc chadō (茶道), được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.
Theo truyền thuyết của Nhật Bản, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.
Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.
Từ việc đơn giản uống trà, chuyển sang cách pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng thức trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo, đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo lý với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo không đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách: trước tiên, hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.
(Nguồn: Bác gu gồ)