Chỉ Vì Em Và Người Đó Giống Nhau?

Chương 9



Ở đây chỉ có hai năm đổ lại đây, cuốn kia tôi để ở phòng, tôi về phòng lấy.

Nhã Đan lập tức chạy về phòng lục lọi tìm sổ sách của bốn năm về trước. Lúc nãy cô có thấy nó nhưng do đã cách bốn năm cô không để tâm mấy nên đã để nó qua một bên. Sao giờ lại tìm không thấy nó…?

Đang loay hoay tìm kiếm thì Khương Duật cũng đến.

– Không tìm thấy sao?

Nhã Đan ngước mắt nhìn Khương Duật, cô lắc đầu. Không rõ hắn nghĩ gì chỉ thấy đôi mắt hắn tràn đầy sự nóng giận. Nhã Đan vô thức cúi đầu, cô rất sợ ánh mắt hiện tại của hắn. Ánh mắt hắn như con hổ có thể nuốt chửng một ai đó.

– Chú… chú đang tức giận sao?

Khương Duật nhíu mày nhìn Nhã Đan. Ánh mắt hắn chạm vào đôi mắt đơn thuần mang vẻ run rẩy sợ sệt của Nhã Đan. Khi nhìn thấy đôi mắt ấy mọi sự tức giận dường như đều tan biến.

Khương Duật thầm thở dài, hắn ngoảnh mặt bỏ đi. Chắc chắn có kẻ dở trò ở đằng sau, hắn sẽ điều tra rõ.

– Không cần tìm nữa, cần làm gì thì làm đi.

Khương Duật để lại câu đó rồi chính thức rời đi. Nhã Đan nhíu mày. Chắc chắn hắn đang tức giận, nhưng một người cao cao tại thượng, thông minh như hắn mà bị gạt tiền thì quả thật là một tin giật gân có thể gây chứng động luôn ấy chứ.

Lúc này bỗng nhiên điện thoại cô reo lên. Người gọi đến là bà chủ của cô.

Chết rồi! Đã ba ngày cô không đi làm, bà chủ sẽ không vì thế mà trừ lương cô chứ?

– Bà chủ, tôi lập tức đến đó…!

Vừa nhấc máy không đợi đầu dây bên kia nói cô cũng biết chắc chắn là mắng cô nghỉ không xin phép nên thay vì nghe chửi thì tự bắt đầu câu chuyện rồi tắt máy.

Nhã Đan nhanh chóng đi thay đồ, nhưng đồ Khương Duật mua… chỉ toàn là váy thôi. Nhanh chóng tìm cái váy dài nhất thay vào.

Cái váy dài nhất cũng vừa qua đầu gối là cùng không thể nào dài hơn. Mặc kệ vậy, chỉnh sửa lại tóc tai chợt nhớ không có túi xách, cô liền chạy vào “cái tủ”. Trong “cái tủ” có thêm cả chục cái túi xách nó được chuyển đến khi nào vậy? Nhìn đồng hồ trên điện thoại, trời ơi không còn thời gian nữa. Cô vớ tay lại đại một cái rồi phi ra khỏi phòng.

Khương Duật đứng trước ban công nhìn xuống thấy dáng vẻ chạy hớt ha hớt hải của Nhã Đan thì ra lệnh cho Khắc Hạo lấy xe, hắn sẽ đích thân đưa cô đi.

Nhã Đan hớt hải chạy muốn rã cái chân nhưng đường xa quá… với cả… cô lo chạy mà còn không biết đường này là đường nào…

Hình như… cô lạc đường rồi!

– Ôi… chết thật…! – Tự vỗ vào đầu mình hai cái, sao cô có thể chạy bán sống bán chết mà không nhìn đường như thế chứ? Nơi này quá xa lạ với cô…

Loay hoay không biết làm thế nào thì đột nhiên một chiếc Abarth chạy đến và dừng lại ở chỗ cô. Cửa kính hạ xuống, là Khương Duật, Nhã Đan có chút mừng rỡ.

– Lên xe, tôi đưa em đi.

Nhã Đan mừng rỡ không lo âu mà nhanh chóng leo lên chiếc ghế phụ lái. Đến lúc này sắc mặt của Nhã Đan trở nên tồi tệ. Sao cô có thể quên mất cô say xe? Cơn buồn nôn từ dưới bụng đã tràn lên đến cổ họng.

Không biết là có phải có thần giao cách cảm hay không mà bỗng nhiên Khương Duật tắt máy lạnh trong xe hạ cửa kính bên phía cô xuống. Nhã Đan nhìn hắn với ánh mắt đầy biết ơn. Chỉ một chút nữa thôi thì cô sẽ nôn ra trên xe. Không khí bên ngoài luồng vào giúp cô khai thông khí hơn. Ít ra như này còn đỡ hơn đóng kín cửa xe.

[…]

Theo sự chỉ dẫn của Nhã Đan, cuối cùng Khương Duật cũng đưa cô đến nơi cô làm việc. Nhìn quán ăn thô sơ tấp nập người ra vào, người nào người nấy cũng bặm trợn y như xã hội đen, hắn nhíu mày.

– Em đến đây làm gì?

Nhã Đan mở cửa xe, nghe hắn hỏi cô mỉm cười.

– Tôi đi làm, đã ba ngày rồi tôi không đến chắc chắn bà chủ sẽ giận đến mức trừ sạch lương của tôi.

Khương Duật tuy không an tâm về chỗ này lắm nhưng hắn nhẹ nhàng nói với cô:

– Chiều tôi đến rước em.

Nhã Đan xuống xe, đóng cửa xe lại, cô vẫy vẫy tay.

– Không cần đâu, ngày mai tôi sẽ về đó. Tạm biệt.

Nói rồi cô chạy vào trong. Haizz, tối nay cô phải về nhà xem lão Chúc thế nào rồi. Đã ba ngày cô không ở nhà không biết cái nhà đã thành đống rác chưa.

Nhã Đan đi vào quán ăn cúi đầu chào bà chủ. Bà chủ quán ăn vừa thấy cô thì thở hắt chán ghét, chống hông.

– Cô gái nhỏ, cô đã đi trễ bốn tiếng rồi cô biết không? Đúng là thứ vô giáo dục.

Mấy chữ đầu còn dễ nghe, mấy chữ sau đã quát tháo vào mặt cô. Nhã Đan cúi đầu nhẫn nhịn, dù sao cũng vì tiền tất cả là vì tiền…! Phải nhẫn nhịn.

Nhã Đan mỉm cười nắm lấy tay bà chủ quán tha thiết.

– Bà chủ, bà cũng biết cha tôi đó… ông ấy cờ bạc… đến bây giờ tôi mới có thể ra khỏi nhà.

Bà ta thở dài hất tay Nhã Đan, vẻ mặt chẳng mấy vui vẻ. Thẳng tay chỉ vào mặt cô.

– Thằng cha mày suốt ngày cờ bạc, đứa con nhìn cũng chẳng ưa mắt. Đi vào trong đi, còn lần sau nữa tao đuổi mày luôn cho biết mặt.

Nhã Đan nghe những lời khinh bỉ của bà chủ, cô siết chặt lòng bàn tay thành nắm đấm, cố kìm nén sự tức giận vào bên trong.

Nếu không phải vì bà ta trả lương cao cho cô thì chưa chắc cô đã nhẫn nhịn làm ở đây. Nhã Đan rón rén đi vào trong, còn bà chủ mới tức giận đó giờ lại tươi cười đón khách.

Tất cả cuộc trò chuyện và hành động đó điều bị thu vào tầm mắt Khương Duật, ánh mắt hắn trở nên tăm tối. Nhã Đan có thể nhẫn nhịn những lời cay đắng đó sao? Bàn tay đang nắm vô lăng bất giác siết chặt lại.

[…]

Nhã Đan vào trong không ngừng làm việc, lúc mang canh ra cho khách một vị khách khác đã vô tình va vào cô làm bát canh nóng hổi đổ tháo lên tay cô. Làn da trắng nõn trong giây lát đã đỏ phồng lên. Vị khách đó còn ngang ngược chửi rủa cô một câu rồi bỏ đi. Bà chủ nghe tiếng đổ bể thì đi đến thấy bãi chiến trường do Nhã Đan làm ra. Bà ta lại lên tiếng chửi rủa.

– Trời ơi cái con hậu đậu này, mày làm công ăn lương cho tao mà đổ bể như thế sao? Tao dung túng cho mày quá rồi phải không?

Nhã Đan nhíu mày, cô định phản bát thì bà chủ chỉ tay vào mặt cô, đôi mắt bà ta trợn tròn lên.

– Nín, khách hàng là thượng đế, cho dù khách có sai thì mày cũng phải nhận lỗi về mày.

Nhã Đan càng tức giận hơn nhưng cô vẫn chọn cách im lặng. Im lặng rồi mọi chuyện sẽ qua thôi. Khách khứa trong quán đổ dồn ánh mắt về phía cô. Nhã Đan nhục nhã bức xúc nhưng vẫn không cãi lại câu nào mặc bà ta chửi rủa.

– Không nói nhiều đền tiền đi. – Chốt lại câu cuối cùng, bà ta đưa tay ra trước mặt cô.

Nhã Đan siết chặt tay, khẽ mím môi. Cô ngẩng đầu nhìn bà ta.

– Bao nhiêu?

Bà chủ cười khinh bỉ.

– Cái chén này ba trăm tệ, bát canh này là năm mươi tệ, cộng thêm việc cô đuổi khách là hai trăm tệ, tổng cộng là năm trăm năm mươi tệ.

Nhã Đan cau mày.

– Tôi đuổi khách khi nào? Rõ ràng là cô ta muốn ra ngoài mắt nhắm mắt mở không nhìn đường sao tôi phải trả hai trăm tệ đó chứ?

Bà chủ tức giận tát cho cô một cái.

– Cái thứ rẻ rách. Tao nói có là có, chính mắt tao nhìn thấy mày còn dám chối?

Nhã Đan bị tát một cái choáng váng, đôi chân lùi về sau vài bước. Cô ôm một bên má đỏ ửng đau rát, trừng mắt nhìn bà chủ.

– Bà lấy quyền gì mà tát tôi?

– Tao lấy quyền làm chủ của mày.

Bà ta mạnh miệng nói, trong gang tất thân hình mập mạp của bà ta bị đổ dồn về phía sau ngã ra bàn, dường như muốn ngã xuống đất. Nhã Đan vênh mặt.

– Bà đừng tưởng bà lớn là tôi không dám đánh, vừa vừa phải phải thôi. Bà sỉ nhục cha tôi tôi đã nhịn bà lắm rồi. Bà đừng có khinh người quá đáng.

Bà chủ quán bị bật lại, nhất thời kinh ngạc lo sợ nhưng bà ta nhanh chóng bày ra bộ mặt đau khổ.

– Trời ơi mọi người nhìn đi. Cái ngày mà nó đến xin tôi làm tôi đã không muốn nhận vì cha nó cờ bạc nó cũng chẳng phải loại tốt đẹp gì. Mà nó cầu xin tôi, tôi mềm lòng nghĩ là người có người này người kia nên nhận nó vào không ngờ nó với thằng cha nó y như nhau.
Bà ta than trời ỉ ôi. Khách trong quán đứng lên đổ đồn ánh mắt khinh bỉ về phía Nhã Đan. Mấy người khách này bị điếc sao? Họ không nghe bà ta sỉ vả cô thế nào à?

Nhã Đan tức giận chỉ biết nắm chặt lòng bàn tay, cô xoay mặt vào trong cố gắng điều tiết tâm trạng. Cô luôn tự nói với bản thân phải nhịn. Nhưng xem ra không thể nhịn nữa rồi.

– Một nghìn tệ đủ bồi thường không?


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.