Anh Là Tất Cả Những Gì Em Ghét Nhất

Chương 44: Phần 18: Cuối cùng tôi cũng trở thành bà thiếu phụ



Chủ đề này có vẻ hơi nặng nề, trước tiên nói đôi chút về chuyện hồi còn chưa là thiếu phụ.

1.

Ra quầy làm thủ tục cùng Tam gia, trên bàn có dán một hoạt động được mã hoá bằng hình ảnh mã QR. Để tiết kiệm 5 đồng, tôi rút điện thoại ra quét mã.

Tôi: “Sao mã QR này to thế nhỉ, màn hình không vừa.”

Tam gia nhìn chiếc điện thoại càng giơ càng xa, càng giơ càng cao của tôi, sắp cao hơn cả đỉnh đầu, gã liền giữ chặt tay tôi, đè tay tôi vào đúng phần chữ ký, vẻ mặt như muốn nói ‘tôi không quen biết người này’, nửa giải thích nửa hỏi tôi: “Em quét bàn đá của người ta làm gì?”

Tôi: “…”

Tại sao công ty các người lại dán mã QR lên mặt bàn đá, bị bệnh của loài mèo à!

2.

Hôm sinh nhật Tam gia về Bắc Kinh ở bên tôi. Chúng tôi đến nhà bạn bè ăn tối, nhà họ có hai con mèo. Ánh mắt đầu tiên khi nhìn tôi tỏ vẻ hết sức lạnh lùng cao ngạo, sau đó tôi từ bỏ sự thanh cao và tôn nghiêm của mình quỳ xuống nền nhà hoà đồng với chúng. Con mèo tôi hất tay tôi suýt bay mất.

Quả nhiên chỉ một lát sau chúng đã nảy sinh tình cảm sâu nặng với tôi. Lúc tôi về chúng còn ngồi trên ghế sofa gọi tôi ầm ĩ.

Tam gia: “Để anh chụp ảnh nhé.”

Tôi vui vẻ mở ra xem rồi lườm gã, “Tại sao anh toàn chụp ảnh mông em thế này?! Đồ biến thái!”

Tam gia: “Vì mỗi lần anh định chụp ảnh mèo, em lại từ đâu chui ra ùa vào che hết cả màn hình… Nhưng em xem cũng khá đẹp mà, ví dụ như tấm này chẳng hạn.”

Tôi vẫn nghiêm túc nhìn vào mắt chú mèo trong bức ảnh thật lâu, “Trông nó có vẻ không được hào hứng lắm nhỉ?”

Tam gia: “Trông hiền mà, chắc đang thấy tội nghiệp cho một con người thiểu năng trí tuệ như em đó.”

Tôi nhảy lên cào móng vuốt vào người gã.

3.

Vì nhiều nguyên nhân mà tôi không được ăn một miếng bánh ga tô nào trong ngày sinh nhật, mặc dù trước đó đã dự tính sẽ được ăn vài cái lận.

Ban ngày Tam gia cùng họ hàng nhà tôi ra công viên đạp xe suốt một ngày. Chiều lúc quay về nhà trọ Tam gia hơi mệt nên ngủ say tít, còn dặn tôi lát nữa gọi gã dậy ăn tối.

Trong lúc gã ngủ như chết thì tôi chơi điện thoại mãi cũng chán, liền mở ứng dụng order đồ ăn tính mua vài món.

A, sủi cảo nhân cá, trông ngon đấy, mua!

A, sườn xào chua ngọt, Tam gia thích ăn thịt nhất, mua hai suất!

Mua cháo trứng muối và thịt nạc được tặng trứng vịt mặn? Mua!

Salad, bì lợn muối kiểu Đông Bắc? Chính là mi!

Chẳng may Tam gia không thích ăn sủi cảo thì sao? Order một suất cơm rang vậy!

Tôi vừa ấn nút vừa mừng thầm, nằm úp mặt bên cạnh Tam gia nhìn gã, lòng thầm nghĩ chắc chắn gã sẽ cảm động lắm đây!

Một tiếng sau tôi áng chừng người giao đồ ăn sắp đến liền đánh thức Tam gia: “Nhóc ơi, dậy ra ngoài ăn cơm thôi!”

Tam gia mắc chứng hậm hực mới ngủ dậy rất nghiêm trọng, lẩm bẩm thật lâu, vo viên quần áo, ngáp ngủ liên tục: “Muốn ăn gì, để nghĩ xem nào, đói meo, đi không nổi nữa, em gọi taxi đi.”

Gần như gã vừa mặc quần áo xong thì chuông cửa reo, tôi cười khúc khích đẩy gã đi mở cửa. Sau đó tôi thấy gã tò mò lấy đồ ăn được giao tới rồi mở hộp với vẻ mặt đầy ngỡ ngàng. Lúc nhìn thấy đống đồ ăn đó, gã suýt chút nữa quỳ dưới chân tôi.

Tôi: “Có yêu em không?”

Tam gia: “Ó ó ó ó…” (ăn không dừng lại được).

Ăn xong chúng tôi ra đường dạo phố. Lúc đi ngang qua một cửa hàng bán bánh ngọt, trông thấy chiếc váy cưới bằng kem họ làm thật đẹp, tôi nghĩ người có thể tạo ra một chiếc bánh đẹp như vậy ắt hẳn bánh cũng rất ngon, tôi bèn mua một miếng nhỏ về làm bánh sinh nhật.

Mùi vị đó, nói sao nhỉ, kinh khủng tới mức tôi không bao giờ muốn tổ chức sinh nhật nữa.

Trong lúc tôi ngồi trên giường hậm hực xem tivi thì Tam gia nói nhà hết nước phải ra ngoài mua một bình, kết quả lúc về gã còn cầm theo một chai sữa chua vị trái cây, là loại trước đây đã có lần tôi trông thấy nhưng chê đắt nên không mua.

Tôi: “Chà, anh chi tiêu lãng phí quá.”

Tam gia: “Không ăn hả?”

Tôi: “Ăn chứ!”

Tôi vừa ăn vừa nghĩ mình vẫn có thể yêu gã này thêm vài năm nữa, tình yêu có thể đong đếm bằng thức ăn thật tuyệt vời biết mấy!

4.

Một hôm gọi video call với mẹ, tự nhiên mẹ nói với tôi: “Sao phải đợi tới ngày 1/10  mới đăng ký, nhiều người chưa chắc đã lấy được tích kê. Nghỉ hè về đây đăng ký luôn đi, con xem cần những giấy tờ gì thì nhớ trước khi nghỉ cầm về là dược.”

Tôi ngẫm thấy cũng có lý nên hôm sau tới văn phòng trường mượn sổ hộ khẩu nhà mình về.

Nhưng để mượn được sổ về thì phải điền thông tin vào phiếu xin mượn sổ, đồng thời phải có chữ ký của giáo viên chủ nhiệm và con dấu của khoa.

Nghĩ đến thầy giáo chủ nhiệm hơn ba mươi vẫn còn là quý tộc độc thân và cả vị lãnh đạo khoa chưa lập gia đình, tôi nghĩ mình không nên làm họ thấy khó xử nên suốt cả quãng đường đi xin chữ ký, lúc nào cũng giữ thái độ thẹn thùng như một cô bé.

Cuối cùng lúc nhận được sổ hộ khẩu, tôi chỉ có duy nhất một suy nghĩ: Đây không phải một cuốn sổ bình thường, đây là cuốn sổ gây thù chuốc oán với thầy chủ nhiệm cũng như lãnh đạo khoa!

Vậy nên cuốn sổ chỉ được nằm trong tay tôi một tháng. Sau khi lấy được tôi thấy hơi mơ hồ, liền nhắn tin cho Tam gia hỏi gã em phải làm gì bây giờ?

Tam gia: “Làm gì bây giờ là sao? Kết hôn thôi.”

5.

Quyết định đi đăng ký trước đã được ra đời như vậy, tôi và Tam gia bàn bạc về ngày tháng trên weibo.

Tôi: “7/7 đi, chẳng phải đầu tháng bảy anh phải về công ty sao? Hôm đó là thứ năm, còn là tiết tiểu thử, cũng coi như một ngày lễ, cũng có ý nghĩa trong việc kỷ niệm.”

Tam gia: “Đúng là có ý nghĩa trong việc kỷ niệm thật, 7/7 là ngày diễn ra biến cố cầu Cư Lâu(1).”

(1) Ngày 7-7-1937, quân Nhật đột nhiên tấn công vào Bắc Bình, nay là thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.Quân đóng ở phía Tây Nam cầu Lư Câu đã phản công lại, chiến tranh Trung- Nhật từ đó bắt đầu

Tôi: “Cũng phải, vậy thì thôi chuyển ngày khác, 2/7 anh đã về chưa?”

Tam gia: “Phải sau mồng 4 cơ, công việc ở đây vẫn chưa xong.”

Tôi: “Hay là tháng 8 cũng được, bọn mình về Thanh Đảo đăng ký.”

Tam gia: “Chẳng phải em bảo muốn chụp ảnh bàn đánh bóng bàn to đùng ở uỷ ban nhân dân khu vực Triều Dương sao?”

Tóm lại bàn bạc rất lâu nhưng bất cứ ngày nào tôi đưa ra cũng bị phủ quyết nên tự dưng thấy bực mình: “Có phải anh không muốn đi đăng ký với em không? Không cần phải vẽ chuyện thế đâu!”

Vì hôm sau còn phải đi thi nên tôi quyết định không đoái hoài đến gã nữa, quay đi ôn bài của mình.

Có lẽ gã vẫn chưa làm xong việc nên cũng không tìm tôi. Mãi đến lúc gần đi ngủ mới hỏi: “Hay là 9/7 đi, lịch âm là 6/6, lại là thứ bảy, anh thấy cũng được.”

Tôi: “Em đang bực mình, khó chịu trong người.”

Tam gia bất ngờ gửi cho tôi bao lì xì 200 đồng: Bé không được nổi giận!

Không đợi tôi trả lời gã lại tiếp tục ném vài bao lì xì 200 đồng kêu leng keng leng keng, một lần ném là một câu.

“Tại sao bé lại khó chịu trong người?”

“Bé mau nguôi giận nhé!”

“Anh yêu em!”

“Ngày mai bé không được giận! Thi được 100 điểm!”

Tôi trả lời bằng một icon cười ra nước mắt, “Em không giận, không giận, 9/7 được đấy, chính là hôm nay!”

Tôi có cảm giác Tam gia lại đạt tới một trình độ mới – là người duy nhất khiến tôi xin hàng trừ đồ ăn.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.