Thúy Văn mở cửa rồi đứng tựa vào tường nhìn bao quát trong phòng. Phía trên đầu giường treo bưc hình cô dâu chú rể đã đưọc phóng to. Cô nhìn nó với cảm giác gai gai khắp người rồi vội đưa mắt nhìn nơi khác.
Hình dung đêm nay cô phải trải qua những giây phút với Hiệu Nghiêm trên chiếc giường nệm gối trang trọng kia, cô lại nhắm mắt rùng mình, không dám nghĩ tới nữa.
Thúy Văn đến ngồi trưóc bàn phấn, hối hả gỡ chiếc khăn voan và những thứ nữ trang trước khi anh ta vào phòng. Cô không muốn anh ta nhìn thấy những việc làm riêng tư của một cô dâu. Và cô biết chắc chắn anh ta cũng không muốn đối diện với sự thật là cô đang có mặt trong thế giới riêng của anh ta.
thật lâu mà Hiệu Nghiêm vẫn chưa vào phòng. Khi Thúy Văn từ phòng tắm bước ra, cô thấy anh ta đứng ngoài ban công nhin xuống đuờng. Cô vội chải lại mái tóc rồi tìm quyển sách đến ngồi bên cửa sổ đọc.
Hiệu Nghiêm bước vào phòng. Anh ta có vẻ mệt mỏi vì tiếp khách suốt ngày và vì phải chờ lâu. Anh lẳng lặng cởi áo ngoài vắt lên thành ghế, rồi tién vào phòn gtắm mà không nhìn xem Thúy Văn đang làm gì. Rõ ràng anh ta cũng bực mình vì thế giới riêng của mình từ nay có người xâm phạm.
Thúy Văn cố để tâm đến quyển sách nhưng đầu óc rối ren và tim đập loạn lên trong ngực. Cô thấy nặng nề đến mức trong một phút cô muốn rời khỏi nơi này, chạy trốn về nhà mình, được đóng cửa ngồi trong phòng mình một cách yên ổn.
Cô chợt giật bắn người khi Hiệu Nghiêm đến đứng trước mặt cô. Anh đã nhìn thấy vẻ hốt hoảng của cô nhưng vẫn bình thản nhìn. Và hỏi như người ta bàn công chuyện:
– Trên nguyên tắc, cô có thể yêu cầu đi chơi trong tuần trăng mật, cô muốn đi đâu không?
– Không, tôi không muốn.
– Cô có quyền nghỉ phép một tuần đọ.
– Vậy tôi có thể về nhà tôi không?
Cô nói mà không hề biết yêu cầu của mình rất ngô nghê. Hiệu Nghiêm nhìn cô một cái, rồi nói nghiêm khắc:
– Chuyện đó không thể được, đừng đem tôi ra làm trò cười cho mọi người.
Nhận ra mình vô lý, Thúy Văn nói nhỏ:
– Thì thoi vậy, nếu anh không ngại bị người ta nói, thì ngày mai cứ để tôi đi làm bình thường.
Hiệu Nghiêm lắc đầu:
– Không được.
– Sao vậy?
– Bắt đầu từ ngày mai, cô sẽ không đến làm ở công ty nữa, cô hãy ở nhà đi.
– Cái gì? Thúy Văn kêu lên kinh hài
Hiệu Nghiêm nói với giọng dứt khoát:
– Tôi khng yêu cầu cô phải làm dâu trong gia đình này. Cô có thể rãnh rỗi đi chơi tùy thích, nhưng dứt khoát không được đến công ty nữa.
– Như thế chẳng khác nào anh giết tôi. Không làm gì thì làm sao tôi chịu nổi chứ. Và tôi cũng không biết nấu ăn, tôi biết làm gì bây giờ?
– Tùy cô, tôi không có ý kiến.
– Nhưng tại sao anh không cho tôi đi làm? Tôi có đòi hỏi gi khác đâu, và tôi băn`g lòng công việc cũ mà.
– Lúc trước được, nhưng bây giờ khác rồi. Trong mắt mọi người, cô là vợ tôi, cô không được làm gì tùy thích nữa.
– Mặc kệ cho người ta nói, tôi không quan tâm.
– Nhưng tôi thì quan tâm. Tư` đây về sau khi làm việc gì cô cũng phải suy nghĩ đến thể diện cua tôi, và cũng là của cô nữa.
Thúy Văn chiếu tia nhìn căm ghét về phía anh ta:
– Vậy mà trước đây anh bảo không xâm phạm đến tự do của nhau, anh trở mặt nhanh lắm.
Hiệu Nghiêm nói tỉnh bơ:
– Trước đây tôi không nghĩ đến chuyện này, bây giờ tôi vần không đổi ý. Trong cuộc sống riêng tư, cô hoàn toàn tự do, chỉ yêu cầu cô giừ thể diện cho tôi mà thôi. Cả tôi cũng vậy, tôi cũng sẽ không làm gì ảnh hưởng đến cô.
Thúy Văn ngân ngấn nước mắt:
– Anh Nghiêm, tôi biết anh không ưa tôi, nhưng đừng có khắc nghiệt như thế. Chảng lẽ vừa đám cưới xong anh lại lập tức trả thù sao? Tôi đã làm gì anh kia chứ?
Hiệu Nghiêm nhíu mày:
– Cô nghĩ cái gì vậy? Tôi không phải loại người ti tiện đâu, cô không phải là đối tượng ngang tay với tôi, và tôi không thèm trả thù con gái. Nếu cần tôi sẽ đối đầu với ba cô, chư ‘không phải là cô.
– Nhưng anh cư xử như vậy, không phải trả thù là gì?
– Tôi cư xử thế nào?
– Vừa đám cưới xong, anh đã lập tức dùng quyèn lực với tôi. Anh có biét tôi không muốn bị thất nghiệp không?
– Cô cần bao nhiêu tiền cứ nói, tôi sẽ cung cấp đầy đủ cho cô.
Thúy Văn vung tay lên tức tối:
– Tôi không cần cái đó, tôi thích ra ngoài làm việc, nếu bắt anh rảnh rỗi suốt ngày anh có chịu không? tôi không phải là con mèo mà bị nhốt ở nhà.
– Nếu vậy cô cứ làm gì tùy thích, nhưng dứt khóat không được làm trong công ty tôi.
– Vậy thì tôi sẽ xin chỗ khác, tôi cũng không thích làm chung với anh đâu.
Hiệu Nghiêm khoát tay:
– Với điều kiện cô không được làm gì để tôi bị đàm tiếu, có nghĩa là công việc đó phải tương xứng với tôi.
Thúy Văn bặm môi bướng bỉnh:
– Ðó là quyền tự do của tôi, anh không được can thiệp.
Không kềm được, cô đứng bật dậy:
– Lúc trước tôi biết anh không ưa tôi, nhưng tôi không nghĩ sau đám cưới anh sẽ tìm cách trả thù. Chỉ việc anh không cho tôi đi làm cũng đủ thấy rồi.
Hiệu Nghiêm im lìm nhìn cô, ánh mắt vừa ác cảm vừa khinh bỉ. Rồi anh cười khẩy:
– Ðúng là đầu óc đàn bà, chỉ nhìn thấy những điều nhỏ hẹp. Tôi tưởng cô cao tay lắm cơ đấy.
Thúy Văn im bặt, không trả lời được dù cô rất tức. Cô định bỏ ra ngoài thì thấy Hiệu Nghiêm đi về giường lấy mền gối, rôì quay về phía cô:
– Nếu muốn cô có thể gọi điện nói cho ba cô những việc làm của tôi.
Anh đi ra cửa, Thúy Văn nói với theo:
– Tôi không phải là người nhỏ nhen, tôi không giống như anh.
Hiệu Nghiêm nghe hết, nhưng không thèm trả lời. Khi anh đi ra rồi, Thúy Văn ngồi phịch xuống ghế, vừa tức vừa có cảm giác ngao ngán. Cô hoang mang tự hỏi rồi mình sẽ sống ra sao trong nhà này. Cô tự hỏi liệu mình có sai lầm không khi chọn cái khổ thứ hai?
Thúy Văn đứng lên, đến cài cửa cẩn thận rồi chuẩn bị đi ngủ. Cô nhìn ra ngoài cửa sổ. Ánh trăng tràn vào phòng soi nghiên một bên mặt cô, hàng mi cong vút của cô khẽ chớp chớp đầy tư lự. Tối nay cô cảm thấy khó ngủ dù rất mệt. Có lẽ là do lạ nhà.
Cô tự hỏi tối nay Hiệu Nghiêm ngủ ở đâu? Dù sao cô cũng thầm cám ơn anh ta khi để cô yên ổn một mình trong phòng. Nói chung là đêm tân hôn tuy có chuyện để tức, nhưng không đến nỗi nặng nề như cô tưởng.
Sáng hôm sau, Thúy Văn vẫn thức sớm như thường lệ. Cô đang tập thể dục thì có tiếng gõ cửa phòng. Cô thận trọng ló đầu ra xem đó là ai, thì ra là Hiệu Nghiêm. Anh ta cũng thức sớm như cô. Không nhìn đến cô, anh ta đi thẳgn vào phòng đặt mền gối vào giường rồi làm gì đó trong phòng tắm khá lâu. Thúy Văn phải ngưng buổi tập chờ anh ta ra. Mãi lâu sau mới thấy anh ta. Cô đứng sát tường, hỏi một cách khó chịu:
– Mỗi sáng ah có thể đợi bảy giờ hãy vào phòng được không?
Hiệu Nghiêm quay lại:
– Tại sao?
– Vì tôi phải tập thể dục nữa.
– Cô cứ làm công việc của cô, tôi không ảnh hưởng gì cả.
– Nhưng có mặt anh tôi không tập đuợc.
Hiệu Nghiêm có vẻ bực mình:
– Nhưng tôi đã quen sinh hoạt như vậy, buổi sáng tôi chỉ có bao nhiêu thời gian đó thôi, tại sao cô không lên sân thượng tập?
– Không được, tôi quen tập trong phòng rồi.
Hiệu Nghiêm bực mình thật sự:
– Thôi được, cô cứ làm theo ý cô. Nhưng nói trước là tôi sẽ vào lúc bảy giờ, và tôi không muốn bị cô ngăn trở thời gian của tôi đấy.
Thúy Văn gật đầu nhượng bộ:
– Tôi sẽ cố gắng.
Hiệu Nghiêm đi đến góc phòng mặc đồ. Rồi đến bàn cho vài thú giấy tờ vào cặp. Khi anh định đi ra thì Thúy Văn lên tiếng:
– Anh làm ơn nói giùm tôi, sinh hoạt buổi sáng ở nhà thế nào? Tôi phải làm gì nữa?
– Buổi sáng cả nhà đều tập trung ăn sáng, nhà này có lệ la `không ăn sáng bên ngoài, hy vọng cô đừng làm ngược lại.
– Thế tôi có cần xuống chuẩn bị không?
– Không, chuyện dod’ có người lo rồi, mà tôi cũng không tin cô làm được đâu.
– Trái lại, tôi rất thích chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, Lúc còn ở nhà, sáng nào tôi cũng lo sẵn cho ba tôi.
– Thế à?
Hiệu Nghiêm hỏi với vẽ lơ đãng. Dĩ nhiên anh không tin một người như Thúy Văn mà cũng biết nghĩ tới người khác. Anh đã nghe cô gắt gỏng với người làm. Và trong đầu anh, cô chỉ tạo cho mình một bề ngoài dễ thương ngọt ngào, còn bên trong là một bản chất ích kỷ, thiếu giáo dục, thậm chí rất thâm hiểm. Có một người cha như vậy cô làm sao mà khác đi được.
Anh nhìn thoáng qua cô, rồi nói như nhắc:
– Hy vọng là cô đừng bắt mọi người chờ cô.
– Tôi sẽ xuống ngay.
Thúy Văn đến cài cửa phòng rồi hối hả thay đồ. Cô không muốn lần đầu mà ddã làm phiền mọi người. Trong thâm tâm, cô in trí tất cả thành viên trong gia đình Hiệu Nghiêm đều ghét cô, cho nên dù có tâm trạng đối phó, cô cũng không muốn làm mọi người có ác cảm thêm.