Trọng Sinh 60: Con Dâu Nhà Ta Đặc Biệt Hung

Chương 2: Gia Đình Này Nghèo Thật



“Chị cả, chị không có vấn đề gì thật tốt quá. Hôm nay mẹ và em đã đến gặp gia đình đã làm vỡ đầu chị, nhưng họ không thừa nhận, không chịu bồi thường”. Lý Kiến Văn vừa ăn vừa thở phì phò tức giận nói chuyện với cô, vẻ mặt tỏ rõ vẻ không hài lòng. Lý Kiến Văn tức giận thì tức giận, nhưng không thể làm gì được, điều này khiến Lý Kiến Văn rất uất nghẹn, đau khổ.

“Ăn cháo đi, cái miệng con lại thêm phiền phức.” Mẹ Lý đang ôm con trai nhỏ đút cháo, nghe xong lời nói của con trai, bà lo lắng khiển trách. Vì hai mẹ con đơn thân độc mã, bà sợ Lý Kiến Văn vì nôn nóng trả thù mà sẽ gặp tai họa. Vậy thì mái ấm này lại càng khó khăn hơn nữa. May sao có một điều may mắn là cô con gái lớn đã tỉnh dậy nên mẹ Lý cũng đã có thể thở phào nhẹ nhõm.

Mẹ Lý vừa căn dặn Lý Kiến Văn xong thì Lý Hữu Liễu mới tám tuổi ngồi bên cạnh đã phát biểu tóm tắt một câu như vậy: “Ai nha ai bảo gia đình chúng ta nghèo khó, nên mọi người coi thường, không nể mặt chúng ta”. Đúng là đứa con nít hiểu chuyện!

Lý Hữu Quế trợn mắt, há hốc mồm không khỏi sửng sốt. Một đứa trẻ con tám tuổi mà có thể phát biểu được điểm mấu chốt như vậy. Quả thật rất thông minh!

Mẹ Lý lần này không lên tiếng, chỉ im lặng cúi đầu tiếp tục đút cho em trai nhỏ ăn, như thể không nghe thấy lời nói của cô con gái nhỏ.

Lý Hữu Quế biết rằng gia đình cô rất nghèo.

Khi cô mẫu Lý Hữu Quế của cô còn sống ở kiếp trước, bà ấy đã kể cho cô nghe rằng gia đình đã từng nghèo như thế nào: không có ăn, không có mặc. Thậm chí vào đêm 30 Tết còn không có lấy một hạt gạo trong nhà. Trong khi mọi nhà trong thôn giết gà, nấu cơm cúng tổ tiên, đốt pháo để chào đón năm mới, thì bấy giờ bà nội của cô vẫn phải đi vay gạo. Khi kể những câu chuyện xưa cũ, cô mẫu đã không cầm được nước mắt. Thì đủ để biết gia đình này nghèo như thế nào rồi.

Lý Hữu Quế cầm bát cháo lên hớp mấy ngụm lớn. Bát cháo rau dại gần như cạn đáy, nửa rau dại nửa cháo, sau khi ăn xong bụng vẫn còn như trống rỗng. Cô biết đây là phần ăn duy nhất của mọi người trong gia đình nên ăn xong liền đặt bát xuống không ăn nữa.

Lý Kiến Văn, Lý Hữu Liễu và Lý Kiến Hoàn cũng có một bát tương tự, nhưng Lý Hữu Quế tinh ý nhận thấy rằng cháo rau dại của họ loãng và nhiều nước hơn của cô. Cô không khỏi cảm thán, bát cháo cô ăn đích thị chính là được đãi ngộ dành riêng cho người bệnh. Cô cụp mắt xúc động, gia đình tuy nghèo khó nhưng luôn đùm bọc lẫn nhau.

Ngôi nhà này bộc lộ sự nghèo nàn của nó khiến người ta không thương xót.

Cháo rau dại được ăn một cách nhanh chóng, bữa cơm kết thúc chưa đầy năm phút. Lý Hữu Liễu siêng năng mang chén bát của cả gia đình đi rửa sạch. Lương Anh lấy chiếc khăn ướt lau người cho hai cậu con trai Lý Kiến Hoàn và Lý Kiến Nghiệp. Còn anh cả Lý Kiến Văn tự nhảy vào chậu nước tắm rửa sạch sẽ, sau đó trèo lên giường ván gỗ ngủ một giấc ngon lành.

Lý Hữu Quế:…

Lúc này trời đã sập tối, chỉ có thể mơ hồ nhìn loáng thoáng cảnh vật trong nhà. Đèn dầu không có, đèn điện lại càng không. Tất cả chỉ dựa vào bóng trăng thấp thoáng hắt vào cửa sổ.

Rất nghèo!

Cả nhà đều phải ăn trước khi trời tối, và đi ngủ khi trời vừa sập tối. Và đó là một vòng tuần hoàn, mỗi ngày đều lặp đi lặp lại như thế.

“Chị, chị cũng rửa đi”

Trong khi Lý Hữu Quế vẫn đang mải mê suy nghĩ, Lý Hữu Liễu đã chuẩn bị sẵn một chậu nước ấm cho cô và đặt nó dưới chân cô.

Thật là một cô em gái rất hiểu chuyện!

Không thể tắm rửa, có một chút nước ấm để lau người cũng là một chuyện tốt khiến tâm trạng thoải mái hơn.

Lý Hữu Quế đương nhiên cảm thấy rất quen thuộc, vì kiếp trước cô sinh ra vào thập niên 80. Khi còn nhỏ cuộc sống của cô cũng như thế này, trải qua một trận chiến trong mạt thế quay lại nơi này. Nên tất nhiên là không có gì không thích ứng được cả.

Sau khi lau người sạch sẽ, hai chị em cô đóng chặt cửa sau và cửa bếp rồi cùng nhau sang phòng bên cạnh để ngủ.

Lúc này trong căn phòng tối om, mẹ Lý và hai em trai đã nằm sẵn trên giường. Hai chị em cô leo lên một chiếc giường nhỏ khác bên cạnh và nằm ngủ cùng nhau.

Một đêm không nói chuyện.

Hiện tại có lẽ cô đang ở những năm 1960-1970

Lý Hữu Quế nằm trên chiếc giường gỗ và bắt đầu sắp xếp thông tin, tính toán tình hình hiện tại. Cô khẽ xâu chuỗi lại những gì đã xảy ra. Quả thật không dễ dàng gì vì cả ngày phải tiếp cận với quá nhiều thông tin.

Ngôi nhà này không khác lắm so với ngôi nhà tổ tiên của cô năm xưa. Nếu cô nhớ không lầm, có ba gia đình sống trong ngôi nhà dài và hẹp này. Căn nhà này tổng cộng có bốn cửa: cửa chính, cửa thứ hai, cửa thứ ba, và cửa sau.

Cửa trước là nhà bác ruột và cậu thứ bảy, mỗi người một phòng. Gian giữa cũng là cửa thứ hai trong nhà là nhà của Lý Hữu Quế. Nhà của Lý Hữu Quế chiếm một nửa diện tích ở gian thứ hai. Còn lại là một căn phòng để tiếp khách.

Phía sau cánh cửa thứ hai và giữa cánh cửa thứ ba là phòng của cha và mẹ Lý. Phía sau gian phòng có một cái bếp nhỏ. Trong thời đại ngày nay, hầu hết mọi hộ gia đình đều là một đại gia đình gồm nhiều thế hệ cùng chung sống: tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường. Và hộ gia đình chỉ được chia thành một, hai phòng hoặc một phần của ngôi nhà. Và việc phân chia phòng cũng không ngoại lệ ở thập niên 60-70 này, trừ khi bạn đi làm ăn hoặc xây nhà nơi khác thì mới không phải phân chia nhà với người khác.

Tất nhiên, trong thời đại này mọi người đều nghèo. Nhưng nghèo cũng được phân loại ra rất nhiều dạng, và gia đình của Lý Hữu Quế chính là nghèo bậc nhất.

Cuộc sống luôn thiếu ăn, thiếu mặc, căn nhà bốn bề là vách. Nguyên nhân chính là gia đình này không có lực lượng lao động chính nên không kiếm được điểm công việc cao nhất. Họ chỉ một đám phụ nữ, trẻ con yếu thế, vả lại còn nghèo.

Ai cha!

Lý Hữu Quế tự đáy lòng không nhịn được mà thở dài. Chẳng trách cô mẫu của cô ở kiếp trước đến năm 70 tuổi vẫn luyến tiếc không muốn lui về nghỉ hưu. Cô mẫu không có điều kiện đi học, văn hóa không cao nên công việc chính là lên phố bán những thứ lặt vặt, ngày ngày cần mẫn kiếm tiền.

Về phần Lý Hữu Liễu, cô lục lại trí nhớ nhưng thực sự không có quá nhiều ký ức. Bởi vì Lý Hữu Liễu yểu mệnh, chỉ sống đến mười sáu tuổi. Một đóa hoa thiếu nữ chưa kịp nở, cô ấy ra đi trong tiếng khóc than thống khổ. Kỉ niệm nhỏ này vô tình được người mẹ ở kiếp trước của cô nhắc đến. Đối với đứa trẻ đã nuôi nấng hơn mười năm, mẹ cô chưa bao giờ quên, hai mắt rưng rưng khi nhắc đến Lý Hữu Liễu.

Mà hiện tại, Lý Hữu Liễu chính là em gái của cô. Lý Hữu Quế không khỏi ngoảnh mặt nhìn cô bé tám tuổi đang ngủ ngon lành bên cạnh. Con bé chỉ còn sống được tám năm thôi, rồi sẽ chết vì bệnh tật. Liệu cô có thể tận mắt chứng kiến ​​Lý Hữu Liễu ra đi khi còn trẻ không? Đương nhiên là không thể.

Đêm khuya tĩnh lặng.

Lý Hữu Quế kiềm chế tính khí tò mò của mình. Đợi một lúc lâu sau, khi cả nhà đã ngủ say, cô mới bắt đầu chủ động liên hệ với không gian của mình.

Đúng vậy, trước khi tận thế, cô cũng là một người có thể sử dụng sức mạnh, nhưng sức mạnh của cô là không gian. Nhưng mà không gian của cô chỉ là không gian thuần túy, không thể sản xuất ra thứ gì, chỉ có thể dùng làm kho chứa vật dụng mà thôi.

Leng keng.

Cảm giác quen thuộc, hương vị quen thuộc, âm thanh quen thuộc.

Không gian của cô thực sự có thể mở ra. Lý Hữu Quế tiếp xúc với không gian của mình thì thấp thỏm, bất an, cơ hồ kích động đến mức suýt nữa thì hét lên.

Mẹ kiếp, cô thật sự bất lực, không phải bởi vì trong không gian của cô có nhiều vật liệu, mà là bởi vì trong không gian chỉ có hai thứ.

Sáu mươi bốn dung dịch dinh dưỡng.

Chín chất lỏng sửa chữa.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.