Bố nằm sát mé bờ ao, người thì vẫn nằm trên đất nhưng tay trái và chân trái đã buông thóng xuống ao. Phía gần đó còn có gánh cỏ vương vãi, ở đây mới mưa lúc sáng nên mấy lá cỏ kia vẫn còn ướt, một chút ánh nắng mặt trời chiếu vào khiến những hạt nước ấy bất ngờ trở nên long lanh như ngọc.
Tôi vừa gọi vừa dùng hết sức kéo bố dịch vào vì sợ một cái trở mình thật nhẹ cũng có thể khiến bố ngã luôn xuống ao. Nghĩ lại tôi vẫn thấy sợ, nếu ngày hôm ấy bố nhích thêm một chút nữa là chị em tôi trở thành mồ côi mất rồi.
Tôi cố gắng gọi vừa gọi vừa lay người bố thật mạnh nhưng bố vẫn chẳng chịu mở mắt, lúc đó tôi sợ đến mức chỉ biết ngồi khóc, cứ thế ôm chặt lấy bố gục đầu xuống mà khóc thảm thiết. Trong đầu chỉ nghĩ rằng bố đã bỏ lại chị em tôi chứ chẳng nghĩ được phải làm gì để cứu bố.
May sao khi đó điện thoại của bố tiếp tục đổ chuông, tôi không biết ai gọi chỉ thấy bố lưu tên là – Luân lái buôn, mặc kệ họ có là ai, chỉ cần biết họ gọi đúng lúc bố con tôi cần giúp đỡ, vậy là tôi vội vã bắt máy nói:
– Alo, giúp cháu với, bố cháu bất tỉnh rồi, giúp cháu với…
Đầu dây bên kia vọng lại tiếng nói của đàn ông:
– Bình tĩnh, chú đang ở sân nhà cháu đây, nói chú nghe bố con cháu đang ở đâu.
– Chú ơi cháu với bố ở bờ ao, cạnh cây mít, chú cứu bố cháu với…
Mấy phút sau người đàn ông đó tìm được bố con tôi, hóa ra là chú chuyên thu mua hoa quả của gia đình tôi, chú thường tới tận vườn hái nên chỉ cần miêu tả qua là chú có thể định hình được chỗ bố con tôi. Cả khu bờ ao cũng chỉ có duy nhất có góc này là có cây mít chòi ra còn đâu toàn bộ bố đều trồng cây chanh cả.
Ngày hôm ấy nếu không có chú thật sự tôi không dám tưởng tượng xem bố sẽ thế nào. Chú bấm ngón tay cái vào ngay dưới mũi nhưng bố vẫn không tỉnh, ngay lập tức chú nhìn tôi nói:
– Cháu cùng chú đỡ bố lên lưng, chú cháu mình phải nhanh không là không kịp.
Câu nói vội vàng của chú lại càng khiến tôi run sợ hợn, chân tay cứ luống cuống hết cả lên nên mãi mới có thể để bố ngay ngắn trên lưng chú. Bố không quá béo nhưng lại đang bất tỉnh cộng với bờ ao hơi dốc nên chú di chuyển có phần khó khăn.
Chú không phải người ở đây nên ngoái lại hỏi tôi:
– Trạm xá có gần đây không cháu.
– Dạ tầm 2km thôi ạ.
– Vậy được lát chú để bố cháu lên xe cháu ngồi phía sau đỡ nhé. Có đỡ được không.
Tôi chưa làm việc đó bao giờ nên ấp úng bảo:
– Cháu… không chắc nữa.
– Mà thôi, cháu gọi xe đi, chúng ta đưa thẳng ra viện.
– Gọi xe, xe nào hả chú?
Chú vừa chạy vừa bảo:
– Xe cứu thương, hoặc taxi đều được.
Chẳng hiểu tôi bị cái gì mà đầu không nặn ra nổi 1 con số nào để gọi. Cuối cùng vẫn lại là chú gọi giúp 1 chiếc taxi để đưa đi viện. Mới đầu chú không định đi cùng nhưng có lẽ nhìn hoàn cảnh tôi thương quá nên lại leo lên xe rồi hỏi:
– Cháu có đem theo tiền không.
– Cháu… cháu có mỗi hơn 1 triệu ở đây thôi ạ.
Chú thở dài rồi bảo:
– Lần trước lấy hàng chú vẫn chưa trả tiền cho bố cháu, có gì lát chú đưa thêm cho. Mà cháu không gọi cho người nhà đi chứ mình cháu làm sao mà lo nổi.
Người nhà tôi thật sự không biết gọi ai lúc này cả, mẹ tôi chắc chắn bà ấy sẽ không đến. Các cô các bác thì cũng bận làm, hơn nữa từ sau khi nhà tôi nợ nần mọi người cũng không còn quan tâm đến nhiều như trước nữa. Chỉ có duy nhất cô Tươi là lâu lâu vẫn hỏi han chị em tôi, nhưng mà ban nãy tôi gọi định nhờ cô đi đón cũng chẳng thấy cô nghe máy. Chắc cô đang bận, nếu không cô đã gọi lại cho tôi rồi.
Tôi cứ thế lặng im nhìn bố, ước nguyện duy nhất lúc này là mong bố bình an. Nếu bố có mệnh hệ gì, thật sự tôi chẳng biết phải làm sao cả.
Chú Luân nhìn bố con tôi thương cảm thốt lên:
– Khổ thân, hôm trước bố mày đã kêu hay tức ngực khó thở, chú bảo nghỉ một hôm mà đi khám mà không chịu, giờ thành ra thế này. Rõ khổ.
– ——–*————*———–
Tới bệnh viện vẫn là chú giúp tôi làm thủ tục, còn tôi chỉ biết chạy theo xe của bố rồi ở phía bên ngoài phòng cấp cứu cầu nguyện. Cả một dãy hành lang chỉ có một mình tôi đơn độc, nỗi sợ hãi và cô đơn đang dần sâm lấn khiến đôi mắt tôi bắt đầu ngấn lệ. Nhìn về phía cánh cửa phòng lạnh lẽo kia tim tôi thắt lại chỉ sợ bố sẽ có chuyện gì. Suy nghĩ ấy càng khiến cho tim tôi quặn lên vì đau đớn nhiều hơn.
Trái tim tôi lúc này tựa như có muôn vàn nhát dao đâm vào, tôi rất muốn được vào cùng bố, được ở bên cạnh để truyền thêm sức mạnh cho bố mà không thể. Không gian xung quanh tôi dần trở nên lạnh lẽo, cô đớn đến mức khiến tôi cảm thấy ghê sợ.
Một lúc sau chú Luân mới tới bên cạnh, đưa cho tôi một chiếc khăn nhỏ trong túi áo rồi an ủi:
– Mạnh mẽ lên cháu, lúc này cháu cần phải mạnh mẽ để còn lo cho bố chứ.
Chiếc khăn ấy vẫn còn vương chút mùi mồ hôi của chú, nhưng lại là chiếc khăn thơm nhất mà tôi từng được nhận.
– ——–*————*—————–
Cuối cùng thì cửa phòng cấp cứu cũng chịu mở ra, tôi lau vội nước mắt để đứng bên cạnh chú Luân nghe kết quả của bác sĩ:
– Bệnh nhân bị tăng huyết áp đồng thời làm việc quá sức nên cơ thể suy kiệt dẫn tới bị ngất. Nên chú ý đến vẫn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân, đặc biệt cần nghỉ ngơi trong thời gian tới.
Tôi chỉ quan tâm rằng bố không sao thế là mừng. Vừa khóc vừa mếu nói với chú:
– Chú ơi, bố cháu không sao rồi, không sao rồi chú ạ.
– Chú biết rồi, bố sau là người tốt, nhất định sẽ không sao.
Cả tôi và chú đều mừng rỡ đi cùng với y tá để đưa bố sang phòng hồi sức. Nhẹ nhàng nắm lấy tay bố tôi nói:
– Bố ơi, con gái về rồi, con về rồi đây.
Bố vẫn còn ngủ, bác sĩ nói khoảng 1 đến 2 giờ nữa bố mới tỉnh, không sao tôi có thể chờ được, chỉ cần bố khỏe lại bao lâu tôi cũng có thể chờ.
Xong xuôi chú cũng phải về vì còn phải lo công việc chứ không thể nào ở mãi đây với bố con tôi được. Dù sao chú cũng chỉ là người ngoài, giúp được đến đây là tôi cảm kích lắm rồi.
Chú về tôi không dám rời bố nửa bước sợ bố tỉnh dậy không thấy ai bên canh sẽ buồn. Cũng tuyệt nhiên không dám khóc, tôi không muốn bố nhìn thấy cái dáng vẻ yếu đuổi của tôi lúc này. Tôi ép bản thân phải thật mạnh mẽ, có như thế bố mới có thể yên tâm là nghỉ ngơi.
Tối ấy cô Tươi có gọi lại cho tôi,
nghe tin bố nhập viện cô hốt hoảng hỏi:
– Ở viện nào, bố giờ sao rồi hả Chi.
– Dạ bố cháu ổn rồi cô ạ.
– Thế ai đang ở trong đó với cháu
Tôi nén nỗi tủi thân lại mà trả lời:
– Dạ, có mình cháu thôi ạ.
– Vậy để cô bảo chú chở qua đó chứ mình cháu làm sao được.
– Thôi cô ạ, bố cháu cũng khỏe có thể tự đi lại được rồi. Cô chạy qua xem cái Hương thế nào giúp cháu, ban nãy bố cháu có gọi nhờ ông Tư rồi nhưng chắc nó ở nhà một mình vẫn sợ. Cô đón nó ra nhà cô hộ cháu, lúc nào bố ra viện thì cháu đón nó về.
Nói chuyện với cô thêm một lát nữa thì tôi cũng cúp máy, nhìn cái dáng vẻ tiều tụy của bố tôi lại thấy xót xa.
Bất giác tôi lại nhớ tới cô Hân rồi lại tự trách mình, nếu ngày ấy tôi không ích kỷ, không lưỡng lự có lẽ bố đã có một người bên cạnh để cùng đồng hành trong cuộc sống. Tất cả là tại sự ích kỷ của bản thân mới khiến bố tôi phải sống những tháng ngày vất vả trong nỗi cô đơn. Tôi thì đi làm xa, cái Hương thì bận học, bố thật sự không có lấy một aid dể san sẻ cũng như tâm sự chuyện buồn vui.
Tôi hối hận, hối hận nhiều lắm, nếu có một ai đó bên cạnh bố sẽ không phải làm việc quá sức. Có ai đó bên cạnh bố cũng sẽ không tới mức ngất đi mà không ai biết. Nếu không phải vì tôi nhớ nhà nên nóng lòng trở về thì sẽ thế nào.
Nhưn góc hối hận thế nào thì cũng đã muộn, bố đã từ chối người ta sẽ không thể nào có chuyện hai người lại có thể tiến tới với nhau được nữa.
Càng nghĩ lại càng trách bản thân, chỉ vì ích kỷ mà khiến bố khổ.
– ————*————–*———–
Bố nằm viện 3 ngày thì được về, 3 ngày ấy mọi người cũng đến thăm bố, có bác thấy tôi mệt thì nói tôi đi về để bác ở lại thay nhưng tôi quyết không đồng ý, tôi muốn ở bên cạnh bố lúc này nên dù có mệt đến đâu cũng sẽ cố.
Bố về nhà nhưng sức khỏe có vè yếu đi trông thấy nên không làm được nhiều như trước.
Bản thân tôi nửa muốn ở nhà bên cạnh bố để lúc ốm đau còn có người nọ người kia. Nhưng nghĩ lại giờ bố đã như thế tôi cũng bỏ việc nốt thì kinh tế gia đình sẽ làm sao. Về quê làm thì công việc vừa vất vả mà lương lại thấp. Vậy nên dù thương bố, thương em nhưng tôi vẫn phải trở lại thành phố.
Tôi vẫn chưa trả lời để nghị hôm trước của chị chủ quán vì bản thân tôi cũng có một chút lo sợ nếu như chuyển đổi công việc. Thôi thì tạm thời cứ làm công việc cũ còn đâu sau này tới đâu hay tới đó. Bản thân tôi cũng không xác định gắn bó với cái nghề này lâu dài, chỉ làm cho tới khi đủ tuổi sẽ chuyển một công việc khác ổn định hơn.
********************************
Một tháng sau bố liên lục bị đau lưng, ngực cũng đau tức khó thở, mới đầu bố giấu và cố chịu đựng sau cái Hương lén gọi điện kể tôi mới biết.
– Chị, sao tháng này chị không về?
– Tháng trước chị nghỉ chăm bố nên tháng này làm bù qua, bố thế nào có khỏe không.
– Mấy hôm nay bố toàn nằm 1 chỗ thôi, bố bị đau lưng, đau đỏ cả mặt nhưng bảo đi khám thì bố không chịu. chắc là sợ tốn tiền.
Tôi nghe xong thì hoảng hốt hỏi lại:
– Đau thế nào, đau lâu chưa?
– Bố đau hơn tuần rồi nhưng vẫn túc tắc đi lại được, hôm trước bố dịnh bơm ao nên vác cái ống bơm lên đau quá nằm bẹp mấy hôm nay chưa thấy đỡ.
Tôi hiểu tính bố rất cố chấp, đợt này sức khỏe bố cũng yếu không làm ra tiền nên không dám đi khám bệnh. Suy nghĩ một lúc tôi quyết định đi nói khó với chị chủ quán, cũng may chị thông cảm cho hoàn cảnh của tôi lại đang muốn tôi chuyển lên làm bưng bê nên đồng ý luôn.
Ngay chiều hôm đó tôi khăn gói về qua, nhất quyết bắt bố đi khám nhưng bố không nghe cứ cố nói:
– Bệnh của bố bố biết, nằm nghỉ là khỏe lại ngay không có vấn đề gì cả.
– Bố nằm mấy hôm nay còn định nằm đến bao giờ, bố đau đến mức mặt lúc nào cũng nhăn nhó sao cứ cố chịu. Phải đi khám xem bệnh gì để mà biết đường chữa trị nữa, phát hiện sớm thì mới mau khỏi.
– Làm gì có bệnh gì, có tuôit rồi thì xương cốt nó đau nhức chứ sao mà phải khám.
– Bố không đi khám từ nay con không về nữa.
Cuối cùng sau sự bắt ép của chị em tôi bố mới miễn cưỡng đồng ý đi khám. Lần này có nhờ thêm cô út đi cùng vì bố đau đến mức đi lại cũng khó khăn, còn tôi thì còn nhỏ mấy khoản thủ tục rồi tiền viện phí không rành cho lắm.
Ba người lại gọi xe ra bệnh viện đa khoa tỉnh để thăm khám kết quả bố bị thoái hóa đốt sống lưng số 4 và số 5 hai đốt quan trọng nhất. Về nguyên nhân bác sĩ có nói:
– Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa, nhưng với công việc của anh thì nguyên nhân chính gây đến bệnh là do thường xuyên làm việc nặng và quá sức khiến cơ thể phải gồng lên để chịu đựng sức nặng từ đó gây ra thoái hóa.
– Vậy có thể chưa khỏi dứt điểm được không?
– Hiện tại, chưa có bất kì phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Mọi phương pháp điều trị chỉ dừng lại ở việc ngăn chặn thoái hóa tiến triển, tiêu diệt triệu chứng và dự phòng biến chứng. Bệnh nhân phải uống thuốc thường xuyên và hạn chế làm việc nặng cũng như vận động mạnh. Hiện có rất nhiều cách chữa như tiêm steroid ngoài màng cứng: tiêm trực tiếp vào phần bên ngoài của túi màng cứng, bao quanh tủy sống, giúp giảm đau tạm thời bằng cách giảm viêm quanh rễ thần kinh bị nén. Phương pháp này cũng chỉ giảm đau tạm thời mà chi phí thì cao hơn các phương pháp khác. Ngoài ra còn có thể châm cứu để giảm cón đau, xoa bóp kết hợp vật lý trị liệu, đeo nẹp để cố định cột sống, đồng thời dùng thuốc điều trị liên tục.
Bố thở dài sầu não hỏi:
– Phương pháp nào tốt mà chi phí thấp nhất hả bác sĩ.
– Thường thì nên kết hợp tất cả những phương pháp trên để đạt kết quả điều trị tốt nhất. Nhưng nếu bệnh nhân không có điều kiện thì tôi khuyên nên dùng thuốc, đồng thời đeo đai nẹp kết hợp với tập vật lý trị liệu là cũng có kết quả khả quan rồi.
Bố nghe theo hướng dẫn của bác sĩ lấy thuốc về uống kết hợp với dùng đai nẹp cố định. Vậy nhưng cơn đau cũng chỉ giảm đi, hết thuốc lại đau trở lại, đến đi lại vận động còn khó khăn chứ đừng nói đến làm việc.
Cơn đau của bố ngày một tăng nó dần xuống hông, mông, có nhiều lúc bố còn cảm thấy chân như bị tê liệt không thể cử động. Dạo gần đây chân bố còn có dấu hiệu phù nước, mới đầu thì phải để ý kỹ mới thấy, nhưng bây giờ thì nó phủ căng cứng khiến bố vô cùng khó chịu
– —–*————————*————–.
Hôm đó là giỗ bà, mọi người về ăn giỗ thấy bệnh tình của bố tôi ngày càng trở nặng thì khuyên bố lên thằng bạch mai hoặc viện K khám xét cho yên tâm. Mới đầu bố cũng không chịu đi, nhưng sau bác cả phân tích:
– Chú cứ ở nhà mãi thì bệnh nó cũng chẳng tự khỏi được, thôi thì cứ đi khám một lần xét nghiệm tổng quát xem thế nào để còn biết hướng điều trị. Chú còn phải lo cho 2 đứa chứ có phải mình chú đâu mà để dai dẳng được.
Ngẫm nghĩ một hồi bố mới gật đầu đồng ý cùng bác cả đi lên Bạch Mai khám tổng quát.
Làm hết các thủ tục cũng như khám xét theo yêu cầu của bác sĩ, nhưng kết luân lại là:
Chưa xác định được chính xác bệnh, cần nhập viện để theo dõi thêm.