Ta bất đắc dĩ nhảy xuống Vận Mệnh Chi Hải. Vận Mệnh Chi Hải miên man cuồn cuộn, có quá nhiều oan hồn làm cho nó trở nên vẩn đục, không thể tả nổi.
Lòng bàn tay ta nắm một đóa hoa hồng, phát ra ánh sáng màu hồng nhạt yếu ớt, soi sáng con đường phía trước ta đi.
Lần theo hai bên đường giữa bóng tối vô biên, chúng ta đầu thai.
Trước khi đầu thai, ta đã có ý thức, sau đó ý thức trôi qua, biến thành đoạn thời gian dài dằng dặc mà cô tịch.
Ta được bỏ vào một túi da, bọc lấy thân thể. Mà thân thể ta, cũng theo túi da dần dà lớn lên, chờ muốn mất kiên nhẫn, ta đánh liên tục vào bốn vách tường: “Thả ta ra ngoài! Thả ta ra ngoài!”
Trong bụng mẹ ấm áp nhưng không có việc gì làm. Hóa ra người thông minh trước khi sinh ra đã phải học cách cô đơn.
Mãi cũng chờ được tới lúc tiếng oa oa cất lên, có người hung hăng đánh mông ta mấy cái.
Thanh âm của ta vang dội lại mang theo dáng vẻ vui mừng, được thấy ánh mặt trời ta thật sự thấy rất vui vẻ. Nhưng trong vui vẻ cũng có sợ hãi.
Vận mệnh đang chờ đợi ta phía trước, như thế nào?
Số mệnh kia lại đẩy đưa ta ra sao?
Bên cạnh ta, có một giọng nữ vừa rút kim tiêm, vừa nói:
“Khóc, khóc rồi! Chúc mừng phu nhân!”
Lại có người hỏi:
“Là trai hay gái?”
Ta nhận ra âm thanh đó, chính là giọng của mẹ ta. Lúc ta nằm trong bụng bà, chỉ nghe thấy âm thanh này tâm sự với ta. Lúc bà ưu sầu, ta biết, lúc bà vui vẻ, khoái hoạt, ta cũng biết. Ta cảm giác được toàn bộ tâm trạng của bà.
Nhưng bà không hề biết gì với ta, không biết ta là trai hay gái.
“Là con gái!”
“Tiếng khóc khá lớn a, vậy mà lại là con gái, tương lai đừng trở thành lực sĩ nha con!”
Giọng nói của mẹ có chút mệt mỏi, cũng có hơi thất vọng.
“Chúc mừng, Từ tiên sinh, đã có được thiên kim!”
“Tốt! Tốt! Tốt lắm!”
Người đó, là cha ta sao? Đương nhiên ta chưa mở mắt liền được, nhưng ta biến ông ấy rất hoan nghênh ta.
Cách mấy ngày, ta liền biết, mẹ ta chỉ là nhị nương (vợ hai), cha của ta lên là Từ Anh, là một người thích đọc sách, dòng dõi Nho học, đã truyền qua mấy đời. Ông có một nguyên phối (vợ chính), một thiếp (vợ nhỏ).
Cha ta đỗ tiến sĩ, làm quan mấy năm cuối triều đại nhà Thanh, từ khi ta còn nhỏ, triều đại thay đổi, mặc dù cha không còn giữ được chức quan như ngày trước, nhưng gia sản của ông vẫn còn đó, hẳn dùng đủ cả đời, không cần lo cơm ăn áo mặc.
Ông từ kinh thành trở lại quê hương Hồ Nam, làm một ẩn sĩ, không tranh chấp thế sự, sống nửa đời còn lại.
Mẹ ta là nữ tử quê gốc ở Hồ Nam. Người xưa nói, không có con nối dõi là đại sự, đại nương lại không thể tiếp tục sinh nở, ông đành đem mẹ ta cưới vào lần nữa.
Mẹ ta không phải là người thông minh, hoặc là do bà chưa từng được học tập, nuôi dạy đến nơi đến chốn, cho nên sự thông minh của bà không có cách nào phát triển.
Người ta bảo bà sẽ sinh ra một nam hài, cho đến khi sinh ta ra, bà lại tự trách, cho rằng là lỗi của mình. Bà là hình tượng điển hình cho phụ nữ nông thông, khỏe khoắn, thô chắc mà thuần khiết.
Cha ta rất thích ta. Có lẽ cha không yêu mẹ ta, nhưng ông yêu thương ta.
Một năm sau, mẹ ta hạ sinh một tiểu đệ đệ. Năm ta được năm tuổi, dưới ta đã có ba đệ đệ, một muội muội. Nhưng mẹ ta vẫn còn muốn cố gắng sinh thêm.
Cha hiểu ta rõ nhất, ông không quan trọng nam nữ, ông yêu thích sự thông minh của ta.
Hai tuổi rưỡi ta đã đọc thuộc lòng Tam Tự Kinh, hai tuổi có thể đọc thầm Thái Căn Đàm, năm tuổi thơ Đường trăm bài ta đã đọc được phân nửa, còn cùng cha ta luận thơ:
“Bài thơ này thật hay!”
“Bài kia thật cổ hủ, con không thích!”
“Tuổi nhỏ đã có trình độ đánh giá” – Cha luôn khen ta trước nhiều người: “Nếu là nam hài, tương lai có thể làm rạng rỡ tổ tông!”
“Nữ hài tại sao lại không thể?” – Ta kháng nghị.
“Dù sao cũng khác biệt.” – Cha nói, ông nhìn trời, lẩm thẩm thở dài một hơi: “Họa phúc khôn lường, sao biết không phải là phúc! Thời cuộc loạn như thế, là nam nhân, cũng chỉ sợ rằng vận khí không đủ tốt.”
Đại nương cũng thương ta, xem ta như con ruột của bà, ngược lại ta hơi xem thường mẹ ruột của ta, có chút xa lánh bà. Ta vẫn nhớ sự thất vọng của bà lúc bà hỏi ta là con trai hay con gái.
Đại nương ung dung quý phái, ôn nhu hiền thục, nói chuyện rất trôi chảy, mượt mà, trầm bổng, du dương giống như ca hát.
So với mẹ ruột ta, đại nương lớn hơn mười tuổi, nhưng mẹ ruột ta nhìn qua lại già hơn đại nương rất nhiều, bởi vì bà không xem trọng chính mình.
Năm ta sáu tuổi, mẹ ta muốn bó chân ta. (tục lệ cổ hủ, tương truyền con gái bàn chân phải nhỏ thì mới phải lẽ, có rất nhiều cha mẹ ép con mình bó chân thật chặt để có được một bàn chân như ý. Trong kiếp thứ 1, Dương Lương Nhi cũng đã phải chịu bó chân từ nhỏ a)
Lúc đó đã bị cha ta mắng một trận:
“Nàng hiểu cái gì! Thời này chỉ dùng thiên túc (chân không bó)!”
Chân của mẹ ta là một đôi chân thiên túc, nhưng trước đây, đã bị vô số người xem thường.
“Thời đại thay đổi! Đã sớm thay đổi rồi!” – Cha ta là một người nhìn chắc thời cuộc, mặc dù có đôi khi ông cũng quái đản và lạc hậu.
Cha vẫn cho ta lên trường đi học. Ta là nữ hài bản xứ duy nhất được đi học. Ta không để cho người khác giỏi hơn ta, cho dù là nam hài.
Bọn họ chỉ có thể nghe tiên sinh khen ta, thừa dịp ta đi đường về nhà, nắm bím tóc ta. Ta không để ý, dù sao đây cũng chẳng qua là ghen tị.
“Vận khí con rất tốt, Mộng Điệp! Thời đại càng lúc càng rộng mở, tương lai con có thể làm đại sự giống như nam nhân!”
Cha ta đưa ta đến Vũ Hán học trung học. Tìm một bác gái quả phụ chăm sóc ta sinh hoạt hàng ngày, ta ở cùng nhà với thúc thúc, thẩm thẩm.
Trong trường học, bạn học nữ cùng ta cũng không quá hai mươi người. Ta đương nhiên là tài năng xuất chúng, việc học lúc nào cũng đứng đầu.
Khi đó, ta có một bạn học nữ rất thân, nàng tên là Lưu Tư Kỳ, là con gái của một đại địa chủ ở Tương Đàm (một phần của “Tam giác vàng Trường-Chu-Tương” thuộc Hồ Nam).
Việc học của nàng không xuất sắc như ta, nhưng nàng có vẻ ngoài xuất sắc, vóc người nhỏ nhắn xinh xắn, các nam hài khác đều luôn thích tiểu mỹ nhân a!
Lúc đầu, chúng ta là hảo hữu, cùng khóc cùng cười, từng thề ước muốn kết bái tỷ muội.
Sau đó một phong thư làm gãy đứt tình hữu nghị giữa chúng ta.
Đó là một phong thư tình. Người gửi thư là một nhân vật làm mưa làm gió trong trường của ta, Lê Đại.
Phong thư này đưa tới tay ta đầu tiên.