Qua cuộc nói chuyện, Nguyên Hãng mới biết thằng Đáng, thằng Nam đều được phong đến phó vệ úy, quan hàng chánh bát phẩm, chức vụ đều là đô trưởng. Lê Khoáng được phong đến phủ ủy, quan hàng tòng bát phẩm, chức vụ là phó đô trưởng.
Còn lại mười mấy người đều là ngũ trưởng. Quan hàm trong quân đội nhà Trần không có hàng cửu phẩm.
Mà chính lúc mấy người đang nói chuyện, trống lệnh trong doanh trại bắt đầu điểm, hiện giờ là khoảng 7 giờ sáng, cửa doanh trại bắt đầu mở ra.
Nghe thấy tiếng trống hiệu, bắt đầu từ hàng ngũ quan quân xếp hàng đi vào, sau đó là đến lính thường. Toàn bộ kẻ hầu người hạ, kể cả thân binh của quan quân đều phải đứng ngoài chờ đợi. Sau khi Nguyên Hãng chính thức nhận chức, lại báo danh cho thân binh thì họ mới có thể vào doanh.
Nguyên Hãng dẫn đầu đoàn người đi vào doanh trại, phía trước đã sớm có lính dẫn đường đến vị trí tập kết, đó là sân luyện võ của doanh trại. Phía trên đài gỗ, toàn bộ quan quân của quân Thần Vũ đã có mặt, hôm nay là ngày đầu tiên tân binh nhập doanh nên bắt buộc mọi người dều phải có mặt.
Mà ở phải, hơn ngàn người là lính cũ của quân Thần Vũ đã xếp hàng ngay ngắn. Nguyên Hãng nhìn trong đội hình thì thấy quả nhiên đa phần là lính trẻ, tuổi độ từ mười tám đến hai tư, hai lăm. Đội hình rất chỉnh tề, sĩ khí cũng khá cao, không hề giống đội quân bại trận chút nào.
Quan quân mới đứng đầu hàng, binh lính mới lần lượt xếp hàng về phái bên trái. Lúc này có khoáng hơn chục tên ngũ trưởng cũ bắt đầu quát tân binh vào hàng, mỗi binh lính đều đã được thông báo số hiệu và đơn vị của mình cho tiện quản lý.
Dù sao những tân binh này đều là vương hầu quân nên được huấn luyện khá bài bản, chỉ lộn xộn chừng mười phút đầu tiên sau đó đã mau chóng thành hàng ngũ.
Nguyên Hãng quan sát vị trung niên mặc võ phục màu lục, bên ngoài khoác bộ giáp da, đầu đội mũ cao sơn đứng ở đầu tiên. Từ vị trí đứng và quan phục, Nguyên Hãng đoán vị này hăn là tướng quân chỉ huy quân Thần Vũ. Quả nhiên, sau đó vị tướng quân này bắt đầu giới thiệu.
– Ta là Trần Nhật Bình, tuyên úy sứ, hữu vũ vệ tướng quân, quân trưởng của quân Thần Vũ. Từ hôm nay các ngươi chính thức thuộc biên chế của quân Thần Vũ, phải tuyệt đối tuân theo quân quy của triều đình…..
Sau một bài diễn thuyết dài, đại khái là nhắc nhở mọi người phải trung thành với thượng hoàng, với quan gia… Quan quân từ phó vệ úy trở lên phải vào lều lớn thương nghị, còn lại được về chỗ ở của mình để sắp xếp đồ đạc.
Trong lều lớn , quan quân theo chức vị mà ngồi xuống. Ngồi ở vị trí trên cùng là vị quân trưởng, tiếp đến là ba vị doanh trưởng, tiếp nữa là các vị phó doanh, rồi đến đô trưởng. Cùng chức vị thì xem phẩm cấp mà ngồi.
Trong số năm doanh phó thì có bốn người mới là vệ úy, quan hàng tòng thất phẩm, thấp hơn Nguyên Hãng một bậc, người còn lại thì ngang bằng với cậu. Theo lẽ thì Nguyên Hãng sẽ ngồi ở vị trí thứ hai trong số các phó doanh, nhưng Nguyên hãng cũng tự biết bản thân là người mới, phải có chút tự giác nếu không sẽ bị người cũ gây khó dễ.
Thấy Nguyên Hãng tự giác ngồi ở vị trí cuối cùng, nét mặt của mấy người phó doanh rõ ràng dễ chịu hơn một chút. Tự nhiên có một tên mới toe vào ngồi lên đầu mình thì dù là ai cũng không dễ chịu cho được.
Khi mọi người đã ổn định, vị chỉ huy mới bắt đầu nói chuyện. Chú yếu là nói rõ những quy định trong quân cho những vị quan quân mới đến. sau đó là màn giới thiệu những vị quan quân cũ để mọi người làm quen.
Mà qua việc giới thiệu mới thầy, trong quân Thần Vũ trước khi đám Nguyên Hãng đến, không ngờ trừ vị chỉ huy kia là tông thất, những người còn lại đều không phải . Hầu hết đều là con cháu của các vị quan lại trong triều hoặc quan chức đứng đầu một lộ trấn.
Đây là một điều bất thường bởi lẽ quan quân trong quân cấm vệ cơ bản đều là con cháu tông thất hoặc chỉ được lấy từ những quan viên thuộc quê nhà của các vua Trần hay chính là phủ Thiên Trường.
Sau khi đã giới thiệu xong những người cũ, vị Tuyên úy sứ Trần Nhật Bình bắt đầu giới thiệu đến những người mới, mà người đầu tiên chính là Nguyên Hãng.
– Các vị, xin giới thiệu đến mọi người, vị này là Thượng vị hầu Trần Nguyên Hãng, là người đứng đầu trong cuộc thi lần trước của binh bộ. Được đích thân thái thượng hoàng và ban gia ban chức phó võ úy, hàng chánh thất phẩm, tạm thời sẽ là phó doanh thứ nhất thuộc doanh số một. Mọi người hãy giúp đỡ cậu ấy.
Nguyên Hãng vội đứng lên thi lễ với mọi người, tư thế khiêm tốn, cử chỉ nho nhã, lời nói ôn hòa khiến mọi người đều có hảo cảm. Cộng với hành động ngồi dưới cùng càng khiến mọi người yêu quý Nguyên Hãng hơn.
Tiếp đến là việc giới thiệu các quan chức khác, buồi họp kéo dài chừng một giờ mới xong. Nguyên Hãng được một vị phó doanh thuộc doanh thứ nhất dẫn đến chỗ “công bộ lục sở xứ”. Đây là cơ quan phụ trách công văn, giấy tờ, hậu cần lương thảo trong quân đội nhà Trần.
Cơ quan này gồm sáu người, bao gồm một người đứng đầu gọi là thái quan chính sứ, quan hàng chính lục phẩm. Dưới đó là năm người phụ trách cụ thể các công việc gọi là thiên hòa phó sứ, quan hàng tòng lục phẩm.
Nguyên Hãng mau chóng đăng ký thân phận, giao quan điệp, nhận lệnh phù. Công việc này mất chừng mười phút. Sau đó Nguyên Hãng trở về doanh của mình.
Kết cấu doanh trại chia thành năm khu: tiền , hậu, tả, hữu, trung. Trong đó trung tâm là nơi đặt lều lớn chỉ huy và công bộ lục sở xứ, cũng là chỗ ở của tướng chỉ huy và thân binh.
Khu vực tả, hữu, hậu là nơi đống quân của ba doanh, khu vực phía trước chính là sân bãi và công sự. Kết cấu doanh trại khá ư nghiêm mật.
Doanh số một của Nguyên Hãng ở phía tay phải, là khoảng đất rộng rãi. Trên đó có mười dãy nhà làm từ gỗ và tre, tường đắp đất, mái được lợp bằng tre, phủ rơm; nhìn có vẻ mới được xây xong. Mỗi dãy nhà là nơi ở của một đô lính, khoảng tám mươi người.
Xen giữa mười dãy nhà là ba tòa nhà kiên cố hơn làm từ gạch, mái cũng được lợp ngói. Đây là chỗ ở của quan quân từ cấp phó doanh trở lên. Phòng vũ khí và chuồng ngựa ở phía ngoài cùng của doanh
Giữa các dãy nhà là đường đất được đắp khá kiên cố, dù không đẹp nhưng lại rất sạch sẽ, ngăn nắp. Việc sắp xếp chỗ ở đã có đám thân binh lo, Nguyên Hãng mau chóng đến gặp vị doanh trưởng của mình để nhận người.
Phó doanh có thể chỉ huy hai đô lính, khoảng một trăm sáu mươi người. Doanh số một lần này nhận vào hai trăm tân binh, hai vị đô trưởng , gần chục ngũ trưởng. \
Doanh trưởng tên Hoàng, năm nay hai mươi lăm tuổi, người huyện Thiện Tài, châu Gia Lâm, lộ Bắc Giang ( nay là huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), đã nhập ngũ gần năm năm, vốn là con của chỉ huy sứ quân đoàn Bắc Giang.
Là một thanh niên trẻ tuổi, võ nghệ cao cường, liên tiếp lập công trong đợt chống giặc Chiêm Thành lần trước mà được thăng làm chánh võ úy, quan hàng chánh lục phẩm.
Ở thời hiện đại, quê của Nguyên Hãng vừa hay cũng ở Lương Tài nên trong lòng cũng có chút cảm giác gặp được đồng hương. Dù đồng hương này có hơi cách biệt. Hàong cũng khá cởi mở, rất nhiệt tình cho Nguyên Hãng làm quen những người khác trong doanh.
Ban đầu, Hoàng định phân cho Nguyên Hãng một đô lính cũ và một đô lính mới nhưng Nguyên Hãng lại cực lực đề nghị nhận cả hai đô lính mới. Mọi người vẫn cho rằng Nguyên Hãng khiêm tốn và tự giác nhường người cũ nên vui vẻ đồng ý. Dù sao lính cũ sẽ có sức chiến đấu cao hơn lính mới rất nhiều.
Nhưng chỉ có Nguyên Hãng mới hiểu đó hoàn toàn là tính toán của cậu. Vì đã nhận toàn tân binh nên khi Nguyên Hãng muốn chọn đô trưởng và phó đô đều được mọi người đồng ý.
Khẽ nháy mắt với thằng Đáng và thằng Nam ngồi ở góc xa, cuối cùng cậu đã thành công đạt được tính toán của mình.
Hai đô của Nguyên Hãng chỉ huy nằm ở cuối của mấy dãy nhà. Hiện giờ tân binh đang sắp xếp chỗ ở, nhận quân trang vũ khí dưới sự chỉ dẫn của chỉ huy.
Mỗi tên lính được phát một bộ quần áo bằng vải gai màu xám, một đai lưng bằng vải, một mảnh vải quấn đầu và một đôi giày cỏ loại tốt.
Về vũ khí trang bị thi mỗi người được phát một cây mâu, một thanh đao. Áo giáp và cung tên chỉ khi đánh trận mới được cấp phát.
Đến giờ cơm, cứ năm người một chỗ để ăn. Vì là quân cấm vệ nên khẩu phần không tệ chút nào. Dù triều đình đã suy yếu khá nhiều nhưng tài chính vẫn là đủ để cấp phát cho quân đội.
Trong quân một ngày được ăn hai bữa, một bữa lúc mười một giờ sáng và một bữa lúc năm giờ chiều. Cơm cũng không có gì, chỉ một bát cơm độn ăn kèm chút rau dại và cá khô. Tuy không ngon lành gì nhưng ít nhất có thể no bụng.
Những người lính tham gia quân ngũ đa phần vì miếng ăn. Sau khi đi lính sẽ được nhà nước nuôi ăn, mỗi tháng lại có được chút gạo lộc, có thể gửi về nhà. Coi như là đủ sống.
Mà cơm của quan quân từ đô trưởng trở lên thì tốt hơn chút. Cơm trắng, rau xanh, chút cá tươi và ít thịt khô. Dù sao quan quân trung cấp trong cấm quân đa phần đều là con nhà gia thế, ăn uống cũng không thể quá khó coi.
Tuy đã tốt hơn đám lính dưới nhưng dĩ nhiên không sánh bằng việc ăn uống ở nhà nên vẫn có mấy thằng vừa ăn vừa kêu. Mà tiêu biểu là cái thằng Đáng chết dẫm này.
Nó vừa và cơm vào mồm, vừa lãi nhải.
– Khốn kiếp, đây là cơm cho lợn ăn à ? Biết thế này ông làm quan văn cho xong, tự nhiên chui đầu vào đây chịu khổ.
Thấy nó lải nhải nhiều quá, Nguyên Hãng bực mình bợp gáy nó một cái.
– Câm mồm lại, mày không ăn thì cút ra kia để tao ăn, lài nhải như đàn bả.
Bị đập một cái sặc cả cơm nhưng thằng Đáng lại rất sợ vía Nguyên Hãng nên không dmá ho he nưuã, chỉ đành vừa ăn, vừa lầm bầm. Thằng nam ở bên cạnh thì cười rất đểu, thỉnh thoảng lại đá thêm một câu mang tính chất đổ dầu vào lửa.
Nguyên Hãng bắt đầu thầy hối hận khi lôi hai thằng này về dưới trướng của mình rồi.
Buổi chiều, trống hiệu vang lên báo hiệu đã đến giờ tập luyện buổi chiều. Dưới sự đôn đốc của quan quân, binh lính mau chóng xếp thành hàng ngũ ở sân lớn. Hôm nay họ sẽ được tập bài mâu pháp cơ bản của quân đội.
Cuộc sống trong quân ngũ của Nguyên Hãng chính thức bắt đầu.