Mùa Thu, thứ năm, trường chuyên Thanh Tú.
“Ngọc này, mày có người yêu chưa?” Bạn cùng bàn với tôi tên Khôi bỗng quay sang hỏi tôi một cách đầy kì lạ và câu hỏi của nó cũng kì lạ không kèm.
Sự chú ý của tôi đang đặt ở cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh bị câu hỏi của cậu ta làm cho giật mình. Tôi đảo mắt nhìn cậu ta rồi sắp xếp từ ngữ nào để trả lời câu hỏi của cậu ta.
“Hm… nếu kiến thức có thật thì đó là người yêu của tao.” Tôi đã suýt không giữ được mồm mà thốt ra tên người chồng Shoto ngay tại giây phút này. Nhưng câu hỏi của cậu ta về người yêu nên ừ… kiến thức sẽ là người yêu của tôi.
“…” Vãi cả l**.
Ánh mắt của Khôi nhìn tôi bỗng trở nên kì lạ, nó giống thế nào nhỉ? À chắc là kiểu ba phần thất vọng và bẩy phần không cam lòng, tôi cảm thấy khá giống ánh mắt của nam chính tổng tài bá đạo dành cho người yêu bé nhỏ, ý tôi là biểu đồ hình quạt.
Tôi cảm thấy khá thắc mắc khi mọi người dù ở xa hay ở gần điều đang đặt sự chú ý của họ lên tôi một cách khá bất thường. Cái sự mà họ nhìn và thì thầm to nhỏ khá giống như bàn luận suy nghĩ liệu mình có nên hay không. Và tôi không biết vần đề nên hay không đó là gì? Điều này làm tôi khá tò mò nhưng nếu hỏi thì chưa chắc họ sẽ trả lời nên lựa chọn an toàn bây giờ chính là im lặng, rồi từ từ tìm hiểu.
*
Trong độ tuổi học sinh này sẽ có những câu chuyện tình đáng yêu như Phương Nhi với Bảo đã yêu nhau hơn sáu tháng, hay Yến Nhi với Việt mới yêu và xác định mối quan hệ trong kì nghỉ hè. Tôi khá thích cách họ thể hiện tình cảm với nhau.
Hay những câu chuyện bất bình thường đến nỗi người ngoài cuộc còn than ngắn thở dài. Đó là chuyện của Quỳnh Anh với Hải Đăng, tôi không rõ hai đứa nó yêu nhau từ khi nào nhưng số lần hai người họ cãi nhau nhiều đến nỗi cô Giang còn ái ngại thi thoảng lại khuyên cái Quỳnh Anh bỏ thằng Đăng đi cho rảnh nợ một cách khá khéo. Và nguyên nhân cãi nhau là từ thằng Đăng không bao giờ từ chối mấy đứa con gái có ý với mình cũng như khá vô tình làm con bé tổn thương.
Tôi không quan tâm cho lắm bởi vì thằng Đăng cũng có mối quan hệ khá thân với thằng Quân một người trong hội nào đó mà tôi không muốn nhắc đến. Chậc, hình như trong hội bên đó toàn mấy người hút cái thứ tỏa ra cái mùi ngọt ngấy làm tôi bất giác bịt mũi vào, thay người yêu như thay áo.
Nhưng kể cả vậy vẫn thu hút được một lượng lớn các người đẹp yêu red flag, nhiều khi tôi cảm thấy khá thắc mắc vì sao họ yêu cái cờ này hơn cờ đỏ tổ quốc vậy?
Và cũng không thiếu vụ đánh nhau vì chuyện tình cảm này. Tôi ngồi trong lớp nghe thấy mọi người hô có đánh nhau cũng khá tò mò nhưng tôi là người đang sống với suy nghĩ “đó không phải chuyện của mình, mình không cần phải quan tâm làm gì!” Trông khá ích kỷ nhưng vẫn tốt hơn là bị vạ lây.
Dù sao thì thế nào thầy giám thị hoặc cô hiệu phó cũng sẽ ra ngăn cản thôi, cái chính là đến lúc đó thì tụi nó có đánh gãy cái răng nào không hay thôi. Đúng như những gì tôi đã nghĩ mà, thầy Nam giám thị xuất hiện để tách hai con người đang nóng máu lần lượt là Việt và Nghĩa.
Tôi nghĩ là tôi đoán ra nguyên nhân hai thằng đó đánh nhau luôn rồi, thằng Nghĩa học khác lớp tôi và thằng đó cứ ve vãn với Yến Nhi tổ trưởng tổ một suốt thời gian này. Con bé không chịu đựng được nên kể cho ngươi yêu nó là thằng Việt, hai thằng hẹn nhau hôm nay ra nói chuyện mà không biết nói chuyện bằng mồm hay nắm đấm nữa.
Đừng hỏi vì mấy cái chuyện này tôi lại biết, tôi cũng chẳng biết nên trả lời như thế nào đâu.
Nhưng tôi không nghĩ trong lớp sẽ sinh ra vài hai đứa dở hơi đi ra cản hai con quái vật đó đâu, thật ấy ạ? Khi Gia Phong và Long bước vào lớp với vẻ rối mù thì tôi chẳng biết nên làm gì cho hợp hoàn cảnh. Yến Nhi thì đang ở bên cạnh lo lên lo xuống, tôi bỗng mở lời.
“Yến Nhi ơi, tao hơi đau bụng có thể cùng tao xuống phòng y tế được không?”
Con bé quay lại nhìn tôi hơi khó hiểu nhưng vẫn cùng tôi xuong phòng y tế, suốt quãng đường nó không hỏi gì và tôi cũng không nói bất cứ một điều gì.
Phòng y tế ngay cạnh văn phòng vừa đủ để chúng tôi có thể nghe thấy tiếng trách mắng của thầy Nam và cô Giang với hai thằng kia qua bức tường thạch cao. Yến Nhi khẽ cắn móng tay đầy lo lắng cho Việt, tôi không đành lòng với lại tôi kéo nhỏ xuống phòng y tế đâu phải để làm cảnh.
Tôi lấy lọ thuốc đỏ cùng miếng bông, băng dính dúi vào tay Yến Nhi, cẩn thận chọn lọc từ ngữ một cách cẩn thận.
“Lát nữa ở dưới sân, mày lựa chỗ băng bó vết thương cho nó đừng để ông Minh ông biết.” Tôi chậm chạp nói, âm lượng ở mức vừa phải miễn đủ để hai đứa chúng tôi nghe.
Ông Minh là thầy dạy thể dục lớp tôi, còn nhớ năm ngoái lúc biết hai đứa Quỳnh Anh và Đăng yêu nhau, ông cứ lấy thế ra trêu lấy trêu để thì thôi. Đến mức Quỳnh Anh bật khóc vì mấy trò đùa của ổng, điều này làm ấn tượng của tôi về ông ta không tốt cho lắm.
“Mày đứng lo lắng với tự trách đó là lỗi của mình, nếu thằng Nghĩa không ve vãn mày thì đâu có chuyện gì? Cái này là lỗi thằng Nghĩa.”
Cái Nhi ngây người nhìn tôi một lúc rồi giật đầu cảm ơn.
“Thôi mày về lớp đi không mấy đứa kia thấy mày đi lâu lại lo, sắp vào tiết rồi.”
Tôi cởi áo khoác, dù đang trong những ngày nóng nhưng công xuất điều hoà quá mạnh nên tôi thấy khá là lạnh nên mang áo khoác theo, ngoài ra còn để chống nắng. Đưa cho Nhi để nó giấu mấy cái kia để ông Minh thấy cũng không nghi ngờ, nếu mà ổng biết vần đề dã man.
Cái nhìn của Yến Nhi về tôi đã thay đổi, tôi đoán là thế. Nhưng tôi không quan tâm đến điều đó cho lắm, nằm lên giường định chợt mắt một lúc. Dù sao tiết sau là tiết thể dục tôi thì đang hơi đau bụng nên trốn luôn cho lành.
Tôi chợt nhận ra công xuất của chiếc điều hoà trong này quá đáng sợ rồi, lạnh dã man đến mức mấy đầu ngón chân của tôi cứng nhắc như đá. Tôi lật đật đứng dậy muốn tìm cái điều khiển nhưng ở đây không có. Điên thật, bây giờ lấy đâu ra áo khoác để đắp giờ đây?
Tôi sầu não suy nghĩ, quyết định mặc kệ nó và ngủ luôn. Dù sao cũng chỉ hơi lạnh thôi mà.