*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Món thứ hai là Gà om xé phay.
Đầu bếp mang cho mỗi người một cái chén nhỏ để họ nếm thử. Đây cũng là món ăn tương đối phổ biến nhưng không dễ làm.
Đậu phụ khô được xắt thành từng phần có độ dài bằng nhau, gà cũng xé thành từng miếng có độ dài tương đương, súp gà vàng tươi, trên cùng có thêm thịt xông khói Kim Hoa và tôm nõn.
Mộ Tụng Chi cúi đầu nếm thử, món ăn này không có chút dầu mỡ nào, hương vị phong phú, đậm đà, khác biệt với món Gà om xé phay của Giang Nam.
Sợi gà mềm dẻo, dùng nước chần qua đậu 2 lần cho hết nhớt và đắng rồi trộn với thịt gà xé nhỏ.
Trong gà có đậu, trong đậu có gà.
Súp gà có phong vị nhất, vừa đủ thơm lại không mặn chút nào.
Mộ Tụng Chi cau mày suy nghĩ, không biết làm thế nào mà món súp lại có hương vị phong phú và đậm đà như vậy.
Thậm chí sau khi ăn thử, Giang Cửu Ninh còn húp cạn cả nước hầm, lấy lại vẻ mặt vốn có của mình, kéo Mộ Tụng Chi nói: “Đi thôi.”
Mộ Tụng Chi cười hỏi: “Không tiếp tục nếm các món khác?”
Giang Cửu Ninh biết anh đang cười sự thận trọng quá mức của hắn nên sờ mũi nói: “Với tài nghệ này đã qua cửa của tớ rồi, đoán rằng ông nội tớ cũng không biết đã đổi đầu bếp mới đâu.”
Hai người ra khỏi phòng trà, đi tới sảnh phụ, phòng ăn không đủ lớn nên yến tiệc sẽ được tổ chức ở đây.
Nhà họ Giang kinh doanh đồ gỗ, đồ dùng trang trí đều sử dụng những vật liệu tốt nhất, trong đó chiếc bàn ở trung tâm được làm bằng gỗ lim, chạm khắc tinh xảo, thoạt nhìn không tầm thường, rất có khí thế.
Ông cụ Giang ngồi ở ghế chủ vị, sắc mặc hồng nhuận trò chuyện cùng các con của mình.
Nhà họ Giang tuy cổ hủ nhưng không quá chú trọng đến văn hóa trên bàn ăn, vị trí chỗ ngồi cũng không cần cầu kỳ, rất nhiều khách đều lái xe tới nên cũng không uống rượu, chỉ đặt một ít rượu Mao Đài cùng với nước trái cây cho mọi người lựa chọn.
Giang Khải Trình thấy bọn họ đi tới, chỉ vào chỗ ngồi bên cạnh, nói: “Ngồi đi.”
Giang Cửu Ninh ngồi cạnh cha mình, Mộ Tụng Chi ngồi cạnh hắn gật đầu chào hỏi lão gia tử.
Hai cha con nhìn nhau, Giang Khải Trình nhỏ giọng bảo Giang Cửu Ninh: “Đồ ăn không tệ.”
Giang Cửu Ninh giơ ngón tay cái lên, sau đó làm động tác vỗ vỗ ngực, để cho cha hắn yên tâm.
Bọn họ vừa ngồi vào chỗ thì món thứ 3 cũng được mang lên.
Ở các thị trấn vùng sông nước phía Nam, nguyên liệu sử dụng chủ yếu là đồ tươi sống từ sông ngòi. Hơn nữa, ẩm thực Hoài Dương rất đặc trưng theo mùa, mùa nào cũng có món ngon để thưởng thức.
Mùa xuân và mùa thu chính là thời điểm thích hợp để ăn cá, món này chính là Cá sóc chua ngọt.
Ông cụ Giang động đũa, nói: “Nào, ăn thử món cá này xem sao.”
Mọi người không hẹn mà cùng ăn ý đem phần bụng nhường cho ông cụ, Mộ Tụng Chi cũng gắp một ít thịt ở phần lưng cá.
Gia vị được nêm vừa miệng, không mặn không nhạt, thịt cá trắng như tuyết, vừa cho vào miệng liền tan, thơm nức mũi. Hơn nữa, con cá này cũng có mùi vị đặc biệt, khác hẳn các loài cá khác.
Ông cụ cho vào miệng, cẩn thận nếm thử rồi nói: “không tệ.”
Giang Lâm Phong, một người con trai khác của ông cụ cũng cảm khái: “Mùi vị rất ngon, nhưng mà ta nhớ so với lần trước ăn thì giống như không có vảy cá.”
Lão gia tử hỏi: “Con thấy có vảy hay không có vảy thì ngon hơn?
Giang Lâm Phong lại ăn một miếng rồi so sánh với mùi vị trong trí nhớ của mình: “Con cá này đã mất vảy, chỉ còn da và thịt cá, mùi vị khá khác biệt.” Ông nếm thử một cách cẩn thận: “So với để vảy thì bỏ đi có hương vị tuyệt hơn.”
Ông cụ Giang hiểu biết rộng, nói: “Đầu bếp khác nhau thì món ăn làm ra tự nhiên cũng sẽ khác nhau, hương vị độc đáo của món cá này nằm ở vảy. Vảy cá sau khi hấp lên sẽ trở nên mềm và bám chặt vào da, vì thế các nhà hàng hiện nay cũng không cần bỏ vảy. Nhưng mà vảy cá vẫn sẽ ảnh hưởng đến hương vị. Ta đoán hôm nay thầy Quý đã sử dụng phương pháp chế biến cá của những thương nhân buôn muối cổ xưa, trước tiên đem vảy cá cạo xuống, sau đó dùng sợi dây xâu chúng lại, lúc hấp cá thì phủ lên trên, đến khi cho ra đĩa thì lại bỏ ra rồi cho nấm hướng, thịt hun khói cùng với măng đông thái mỏng lên trên phần cá.”
Giang Lâm Phong: “Nghe có vẻ rất mất thời gian và công sức, cũng đâu phải đang kiểm tra tài nghệ của đầu bếp, nhưng mà để có mùi vị này, mọi nỗ lực đều thật đáng giá.”
Lão gia tử cười nói: “Điều đó là đương nhiên, chẳng ai lại ngại ăn món ngon bao giờ.”
Giang Lâm Phong gật đầu: “Hèn gì những thương nhân buôn muối trước đây cũng kiêm luôn vị trí đầu bếp trong nhà.”
Dưới bếp vẫn còn một con cá nữa, nói chung trên bàn chỉ có một món cá nhưng vì ông cụ Giang thích nên sẽ làm hai phần.
Nhiều đầu bếp vì sợ mùi vị bị lẫn với nhau nên cố ý tách thời gian mang món ăn lên, tuy nhiên hôm nay hai món lại lần lượt được mang ra nối tiếp nhau.
Cá óc chua ngọt cũng là một món ăn cần nhiều bản lãnh mới làm được, thân cá được tạo hình làm sao cho thật tinh tế để những miếng cá trông giống như chú sóc, sau đó cắt lát chính xác thành hình nan quạt rồi tẩm ướp, rắc bột, xối dầu, đổ nước sốt, các thao tác cần làm liền mạch sao cho khi đặt lên bàn vẫn nóng hổi. Phụ bếp sẽ chờ sẵn ở bên bàn ăn, khi món ăn được mang lên sẽ thêm gia vị vào, lúc này sẽ phát ra âm thanh “két két”, nghe như tiếng sóc kêu.
Màu sắc đĩa cá tươi ngon, phần đuôi cá nhô cao, nhìn vừa thơm, đủ vị lại đúng hình dáng.
Con cá lần này vẫn là đặt phía trước mặt ông cụ Giang.
Lão gia tử lấy đũa gắp một miếng, thổi nhẹ rồi cho vào miệng, lớp vỏ giòn tan sau khi cắn liền bể, phần cá bên trong và nước sốt bên ngoài hòa quyện với nhau.
Ông cụ vừa nhắm mắt vừa gật đầu ăn, vẻ mặt vô cùng tận hưởng.
Mộ Tụng Chi cũng cầm đũa ăn thử, con cá này bên ngoài thì cháy còn bên trong lại mềm, giòn rụm mà không dính, vị chua ngọt, so với con cá đầu tiên vừa có điểm giống lại vừa có điểm khác, hết sức thú vị.
Sau đó lại dọn thêm mấy món khác, còn có thịt cua viên, lão gia tử ăn thử 2 viên rồi đặt sang một bên, tiếc nuối nói: “Ta già rồi, ăn không nổi quá nhiều thịt cá, món thịt cua viên này có chút ngấy.”
Giang Khải Trình nịnh nọt cha mình: “Cha, ngài nói cái gì vậy, thân thể cha vẫn khỏe mạnh, khẩu vị cũng tốt, vừa rồi còn ăn không ít hai con cá, sao lại nói mình không thể ăn quá nhiều đây?”
Ông cụ nói: “Có lẽ do ta đã ăn món này quá nhiều lần nên không còn cảm giác mới mẻ nữa.” Lời nói mang hàm súc kín đáo, thật ra là có chút thất vọng đối với món thịt cua viên này.
Giang Lâm Phong cũng nói: “Những món ăn kia cũng không tệ lắm, có thể là thầy Quý đang bận nấu món khác nên món này giao cho học trò làm, cũng chỉ hơi kém chút thôi.”
Giang lão khẽ gật đầu, nhấp một ngụm rượu, nói: “Ta vẫn nên để bụng, chờ món Tam bộ áp.”
Mộ Tụng Chi cùng Giang Cửu Ninh cũng nếm thử thịt viên, sau khi ăn xong thì có thể nói rằng món ăn được làm từ nguyên liệu tốt, cảm giác không tệ nhưng cũng không có gì đặc biệt, giống như “vẽ rồng điểm mắt”*, đặt ở trong một bàn đồ ăn này thì đúng là kém hơn hẳn.
*Thành ngữ Họa long điểm tinh (畫龍點睛), nghĩa là “vẽ rồng điểm mắt”, thường dùng để ví trong hội họa, văn chương hoặc lời nói chỉ cần chấm phá thêm ở một đôi chỗ quan trọng sẽ làm cho nó càng thêm sinh động và có thần.
Hai người biết rõ sự thật liếc mắt nhìn nhau.
Giang Cửu Ninh nói khẽ vào tai Mộ Tụng Chi: “Ông tớ sùng bái thầy Quý như vậy, đó lại là món ăn mà thầy ấy làm. Ông cụ làm sao mà không rõ tay nghề nấu nướng của thầy Quý chứ.”
Mộ Tụng Chi mỉm cười: “Đúng là những món khác ăn ngon hơn chút.”
Ai cũng có lưỡi, đặt ở cùng một chỗ cao thấp liền rõ ràng.
Đang nói chuyện thì món Tam bộ áp được dọn ra, con vịt được đặt trong nồi đất, nóng hổi.
Vừa bước vào sảnh phụ, thoáng cái cả căn phòng đều bị vây quanh bởi mùi thơm nồng nàn.
Hai mắt ông cụ liền sáng lên: “Nào, mau mang qua đây để ta nếm thử chút.”
Khi món ăn đã đặt lên bàn, ông cụ không cần người khác làm thay, tự múc cho mình một bát canh.
Giang Khải Trình ở bên cạnh thấy vậy vội kêu: “Cha, cẩn thận nóng…”
Những vị khách khác cũng lần lượt được chia phần.
Nước súp trong veo, vàng óng, hội tụ tinh túy của tất cả các nguyên liệu nấu ăn, ông cụ thổi thổi, nếm thử một thìa, lại gật đầu lia lịa: “Thầy Quý quả nhiên là đầu bếp quốc dân, món canh này ngon tuyệt hảo.”
Mộ Tùng Chi cũng được chia một chén nhỏ, nước canh có màu vàng, nhìn không chút tạp chất, lại có mùi thơm đậm đà, sau khi nếm thử anh liền biết đây là món ăn ngon nhất tối nay.
Từ lâu thì canh vịt và canh bồ câu đã trở thành món ăn dân dã, ai cũng từng được ăn qua, cái hay của món canh này là sự kết hợp, dung hòa của 3 hương vị gần như giống nhau nhưng cũng lại hoàn toàn khác nhau.
Một cộng một cộng một, tạo nên hiệu quả thật bất ngờ.
Lúc trước chỉ ăn riêng từng món canh nên cảm thấy đơn bạc, mà đây là sự kết hợp của tầng lớp các hương vị khác nhau.
Các nguyên liệu nấu ăn chất lượng được sử dụng cùng nhau, ngon càng thêm ngon, đẹp càng thêm đẹp.
Đây là món ăn có mùi thơm tự nhiên, cao cấp không thể tả, nuốt xuống một ngụm liền thấy trong miệng ngọt ngào, dư vị vô cùng.
Mộ Tụng Chi thường chỉ uống canh, ít khi ăn thịt, trước kia cũng từng ăn món Tam bộ áp này rồi, nhưng cũng không ngon như hôm nay.
Anh cho rằng cảm nhận lúc này đã là tuyệt nhất rồi, không ngờ món ăn này chỉ vừa mới bắt đầu.
Sau khi uống xong bát canh đầu tiên, phụ bếp tách đôi con vịt nhà ra, mọi người lại được chia thêm bát canh khác từ trong bụng con vịt.
Bát canh lần này có mùi vị khác hẳn với lần đầu, so với trước đó thì vị vịt rừng đậm đà hơn, thịt cũng rất mềm và ngon.
Sau đó đến vịt rừng, lại thêm bát canh thứ ba, mùi vị của chén canh lần này đậm hơn một tầng, thịt vịt cũng săn chắc hơn.
Cuối cùng là đến chim bồ câu, nhẵn mịn, trơn mềm, mọi người được chia bát canh thứ tư.
Là tầng thịt trong cùng, hương vị càng đậm hơn, chồng chất lên nhau.
Tưởng là đã đến cực hạn rồi nhưng không nghĩ rằng nó còn có thể thơm hơn và tuyệt đến vậy.
Cho đến tận cuối cùng, đạt được thành quả lớn nhất.
Giống như thả màu vào làn nước trong, càng lúc càng đậm, càng ngày càng nhiều màu sắc phong phú.
Hoặc giống như leo núi, từng chút từng chút một, cuối cùng lên đến đỉnh, nơi bạn có thể nhìn thấy các ngọn núi khác.
Ông cụ Giang là người đầu tiên được ăn cũng là người uống canh sau cùng, xúc động nói: “Thật tốt, quả là ba đầu sáu tay, một món canh bảy màu bảy vị.”
Nhất thời cả sảnh đều yên lặng, chỉ có tiếng chén bát húp canh, sau đó mọi người như vừa tỉnh lại trong mơ vậy, đồng loạt huworng ứng.
“Ngon quá, đầu lưỡi tôi như sắp bị rớt mất vậy.”
“Đây mới đúng là món ăn danh xứng với thực trong yến tiệc.”
“Nghe nói thầy Quý đã lớn tuổi rồi, hôm nay có thể được ăn món này đúng là huworng phúc từ ông cụ.’
“Tôi cũng từng có may mắn được uống qua canh của món Tam bộ áp do thầy Quý làm, nhiều năm không thử lại, tôi vẫn còn nhớ như in mùi vị năm đó. Không nghĩ tới bây giờ được uống lại, cảm thấy tay nghề của thầy lại thêm một bậc.”
Những lời khen ngợi của mọi người mặc dù có ý tứ nịnh nọt, a dua theo ý kiến của ông cụ, nhưng đúng là món ăn này thật sự tuyệt vời.
Lão gia tử nói đến đây lại uống vài ngụm, xúc động đến rơi lệ, kêu người lấy thêm một bát nữa: “Đây quả là bản lĩnh của người có 60 năm kinh nghiệm trong nghề.”
Ông cụ hài lòng với bữa ăn, dặn dò Giang Khải Trình: “Lát nữa giúp ta đưa một phong bao đỏ cho thầy Quý.”
Nghe đến đây, Giang Cửu Ninh nhất thời bị sặc, che mặt ho khan.
Thật mẹ nó 60 năm kinh nghiệm!
Hắn làm sao có thể nhét bao lì xì cho cái tên mặt trắng đó được?
Bị vả mặt đau thật.
Mộ Tụng Chi ở một bên nhìn hắn bị sặc, nhịn cười.
Giang Cửu Ninh bình tĩnh lại, nhỏ giọng uy hiếp: “Đừng cười, cậu nhất định phải giúp tớ giữ bí mật, ông nội tớ muốn nhất là thể diện, nếu như chuyện này để ông phát hiện ra, tớ sẽ bị mang đi hầm canh mất.”
Mộ Tụng Chi: “Vậy nếu lần sau ông cậu lại muốn uống thì làm thế nào?”
Giang Cửu Ninh: “Đừng lo lắng, chuyện mời đầu bếp là việc của tớ, sau này nhà họ Giang cũng sẽ không mời thầy Quý đến làm nữa.”
Mộ Tụng Chi: “Thật tàn nhẫn. Cậu cứ như vậy mà đối xử với ông nội của mình?”
Giang Cửu Ninh: “Cũng bởi do sức khỏe của ông cụ, bác sỹ gia đình sẽ không để cho lão gia tử tham gia nhiều buổi tiệc rượu, tớ là vì lo nghĩ cho ông cụ thôi.”
Tiếp đến là một vài món chay, sau đó là món tráng miệng và trái cây.
Mức sống hiện tại đã được nâng cao, những món ăn sơn hào hải vị cũng không còn hiếm lạ như trước nữa, mọi người ngày càng kén chọn, nhưng bữa ăn này đúng là khiến cho con người ta xúc động.
Từng món ăn trên bàn đều được các vị khách xử lý sạch sẽ.
Bữa tiệc kết thúc mà không gặp phải trở ngại nào, thành công viên mãn. Nhà họ Giang cũng kiếm đủ mặt mũi.
Đến tầm tám giờ, khách khứa lần lượt ra về.
Mộ Tụng Chi ngồi đến cuối cùng, cảm thấy cũng nên đi về nên đứng dậy cáo từ, Giang Cửu Ninh đưa anh ra cửa.
Buổi chiều khi Mộ Tụng Chi đến, bầu trời vẫn còn quang đãng, không một gợn mây, thế mà giờ đã có hạt mưa nhỏ, may mà đường vào bãi đỗ xe có mái che.
Giang Cửu Ninh nói chuyện phiếm với anh: “Lần này cậu trở về sẽ không đi nữa chứ?”
Mộ Tụng Chi: “Ừ, không đi nữa, việc hợp tác với bên nước ngoài cũng gần xong, công ty bên này vẫn còn nhiều việc phải làm.”
Giang Cửu Ninh: “Tốt rồi, lần sau sẽ tìm cậu ăn cơm. Các cậu đều là người bận rộn, chỉ có tớ rảnh rỗi.”
Mộ Tụng Chi: “Cậu đúng là có phúc mà không biết.”
Mộ Tụng Chi chào tạm biệt xong liền lái xe đi. Mưa càng lúc càng nặng hạt, nước mưa chảy xuống tấm kính chắn gió phát ra âm thanh sột soạt, anh vặn cần gạt nước rồi thong thả mở nhạc.
Tiết trời mùa thu về đêm hơi lạnh, nhưng Mộ Tùng Chi cảm thấy sau khi ăn một bữa no nê, toàn thân đều ấm áp.
Bữa cơm này làm cho con người ta thoải mái về cả cơ thể lẫn tinh thần, dư vị lúc sau vẫn còn đọng lại mùi thơm giữa môi và răng.
Khu biệt thự này vẫn còn nhiều nhà chưa vào ở, các tiện nghi hỗ trợ bên ngoài cũng chưa lắp đặt đầy đủ.
Thêm vào đó, ở đây ai cũng có xe hơi nên bên ngoài không có xe buýt cũng như tàu điện ngầm, càng không có cửa hàng.
Ban ngày còn tốt, đến buổi tối liền có chút hẻo lánh.
Mộ Tụng Chi lát xe ra khỏi khu nhà thì thấy có bóng người cao ráo đang cúi đầu nhìn điện thoại đứng ở bên đường,
Anh giật mình, thả chậm tốc độ xe lại.
Ánh đèn điện thoạt hắt lên, chiếu sáng một mảnh nhỏ, phản chiếu khuôn mặt tuấn tú.
Là đầu bếp nhỏ lúc nãy.
Mộ Tụng Chi đậu xe bên đường, hạ cửa kính xuống hỏi: “Trời mưa lên không bắt được xe sao? Lên đi, tôi chở cậu một đoạn.”
Người nọ ngẩng đầu lên, lúc này cậu đã tháo khẩu trang xuống, Mộ Tụng Chi mới nhìn rõ khuôn mặt cậu, mặt mày như tranh vẽ, nhfin vừa tuấn tú vừa lạnh lùng.
Cậu đứng yên dưới mưa, khẽ cau mày, dường như không nhận ra anh là ai.
Phía sau có ô tô đi tới, nhấn còi inh ỏi.
Mộ Tụng Chi thúc giục: “Cậu có lên xe hay không?”
Đây cũng chỉ là ý muốn nhất thời của anh, nếu cậu vẫn không phản ứng lại, anh sẽ lái xe đi.
Lúc này đầu bếp nhỏ mới có vẻ nhận ra người lái xe là khách mời của bữa tiệc tối nay, cậu di chuyển bước chân, mở cửa ngồi vào ghế lại phụ rồi thắt dây an toàn.
Mộ Tụng Chi khởi động xe rồi hỏi: “Cậu kêu Hoa Đồ phải không?” Khi đó anh chỉ nghe thấy âm thanh nhỏ phía sau nhà bếp, không chắc có đúng hay không.
Thiếu niên lạnh giọng trả lời: “Hoa trong hoa khai, Đồ trong đồ mi.”*
*Đồ Mi là tên một loại hoa, hay gọi là Trà Mi hoặc Hải Đường. Theo ý hiểu của mình thì ý nghĩa tên của Hoa Đồ là bông trà mi nở rộ ^^
Chương này còn dài hơn chương trước ~~