Hai ngày sau, Kình Nguỵ giao cho tôi một nhiệm vụ, đó chính là ám sát Chủ tịch công ty giải trí top đầu Trung Quốc.
Mà trước đó, tôi có nghe được cuộc nói chuyện của Kình Nguỵ và đám đàn em của anh ta. Tôi chỉ nhớ, Kình Nguỵ muốn lấy con chip của tên Chủ tịch kia, mà con chip đó là bằng chứng để tống Kình Nguỵ vào tù.
Tôi nghe thấy trong đoạn video đó, Kình Nguỵ chế tạo ra thuốc phiện và các đoạn video nhỏ lấy ma tuý của Kình Nguỵ. Cộng thêm việc, Kình Nguỵ buôn người sang biên giới.
Tôi cũng đã biết, Kình Nguỵ bắt đầu cho người giám sát tôi. Tôi không biết anh ta cho người giám sát tôi lúc nào, nhưng anh ta đã bắt đầu đề phòng tôi.
Đêm đó trước khi tôi rời đi, Kình Nguỵ không có nhà, anh ta nói anh ta có việc bận, nói tôi có gì cứ chạm vào hoa tai. Tôi không để ý nữa, tôi được chuyển đến Quảng Lăng, nơi được gọi là dành cho gia đình tài phiệt.
Nơi đây chỉ toàn là nhà cao tầng chọc trời, các căn biệt thự nối tiếp nhau kéo dài hàng chục cây số. Khu biệt thự cũng được bảo mật an ninh rất chặt chẽ.
Khác với Thiên Sa, nơi đây ảm đạm hơn nhiều.
Tôi được chuyển đến căn hộ cấp cao ngay trung tâm thành phố, ở đây tôi có thể nhìn thấy công ty giải trí S&I trong top Trung Quốc.
Những ngày sau đó, tôi quan sát tên Chủ tịch kia, đi đâu làm gì, sau khi nắm rõ được các địa điểm gã hay đến, tôi lên kế hoạch tiếp cận.
Đầu tiên, tôi luôn xuất hiện ở trước cổng trường Đại học mà con gã học, vào lúc 16 giờ chiều. Những việc đó liên tục lặp đi lặp lại, cho đến khi gã mắc bẫy của tôi.
Sau đó, tôi càng xuất hiện nhiều hơn trước mặt gã, có vẻ như gã ta đã cho người điều tra tôi nhưng tất cả những thông tin về tôi đều bị người của Kình Nguỵ ẩn hết, chỉ để tên tuổi và nơi ở hiện tại.
Tôi càng lúc tiếp cận được với gã, sau đó gã đưa tôi về công ty gã rồi dần dần gã ngỏ ý muốn tôi làm tình nhân cho gã, sau đó tôi tiếp cận con gái gã.
Nhưng con bé ấy rất thông minh, nó luôn bài xích với tôi, luôn dè chừng tôi. Nó dùng giọng điệu chán ghét để giao tiếp với tôi.
Nó luôn hỏi tôi lí do tiếp cận ba nó, nhưng sau rất nhiều lần, tôi đã nắm được điểm yếu của nó. Tuổi dậy thì rất dễ nổi loạn, người như con bé luôn tỏ ra là mạnh mẽ nhưng thật ra lại rất dễ tổn thương.
Con bé tên là Bội Sam.
Tôi luôn dò hỏi về gia đình con bé, dường như con bé không còn bài xích với tôi như trước nữa, nó kể cho tôi về gia đình nó.
Nó nói ba nó là người đàn ông gia trưởng, luôn mắng nhiết mẹ nó, luôn coi thường mẹ nó, sau đó ba nó ngoại tình, mẹ nó biết nên đã ly hôn rồi bỏ đi.
Nó biết là ba nó yêu thương nó nhưng mà ba nó yêu công việc hơn nó, luôn dành thời gian cho công việc mà không để ý đến nó.
Con bé kể hết cho tôi nghe về gia đình nó, tôi càng cảm thấy thương cho nó, tôi đã nghĩ, nếu như ba nó chết, nó sẽ ra sao đây?
Tôi không muốn nó sẽ giống tôi, sẽ bị mồ côi, tôi càng không muốn sau này nó sẽ trở nên giống tôi, con bé còn tương lai phía trước, còn tôi, tôi không biết ngày mai mình thế nào, sống ra sao.
Vậy nên, tôi đã thay đổi kế hoạch, tôi sẽ lấy con chip đồng thời không giết ông ta.
Khoảng 7 ngày sau, đó là ngày ông ta đi công tác, tôi nhân cơ hội tìm con chip. Nhưng mà, ông ta không dễ bị thu phục đến vậy, tôi nghĩ con chip đó được cất giấu rất kĩ càng.
Bên phía Kình Nguỵ cũng không hối thúc tôi, nhưng tôi biết anh ta luôn mong ngóng con chip đó, anh ta luôn biết việc tôi làm qua hoa tai, vậy nên mỗi lần gặp Bội Sam, tôi lại tháo hoa tai ra.
Ngày thứ 6 sau khi ông ta đi công tác, tôi cuối cùng cũng tìm ra chiếc hộp được giấu sau kệ sách, nhưng tôi không có chìa khoá để mở chiếc hộp đó. Tôi nghĩ chìa khoá được giấu trong phòng ông ta, tôi kiếm hơn nửa ngày cũng không thấy.
Lúc tôi đi ngang qua bức chân dung được đặt trên đầu giường của ông ta, bức tranh đó vẽ Bội Sam mặc một chiếc đầm hoa nhí, tôi đoán lúc đó con bé chắc cũng chỉ 6 tuổi, khuôn mặt rạng rỡ như ánh ban mai chói chang, mang theo nụ cười ngây ngô, trong sáng.
Trực giác mách bảo tôi rằng, hãy lật nó ra sau, và tôi đã lật nó lại, chiếc chìa khoá nằm gọn ngay sau khe hở của bức tranh, tôi lấy nó ra sau đó để bức tranh về chỗ cũ.
Tôi nhanh chóng lấy chiếc hộp ra, tôi vừa lấy được con chip thì cánh cửa phòng đột nhiên mở tung ra.
Là Bội Sam, cô bé ngớ người nhìn tôi.
Mà tôi cũng sững người nhìn con bé, tôi nhân cơ hội nhét con chip vào túi sau đó đẩy con bé chạy ra ngoài. Tôi ra đến cổng lớn, đã thấy một chiếc xe màu đen chạy tới, tốc độ của nó rất nhanh.
Tôi chạy thục mạng, nhưng sức người thì sao có thể chạy qua lại con xe kia. Đằng sau tôi, bọn chúng cầm súng liên tục nả về phía tôi, tôi phải lăn qua lăn lại mấy vòng mới né được mấy phát đạn đó.
Tôi chạm vào hoa tai, nhưng rất lâu cũng không có ai trả lời tôi cả.
Tôi chạm thêm cái nữa, một hồi sau mới có giọng nói truyền đến.
” Chạy ra bến cảng, dụ chúng vào đó” Chỉ một câu như vậy, tôi liền nghe theo. Tôi dùng hết sức mình để chạy vào bến cảng, nhưng nào có dễ dàng như vậy.
Nhận thấy bến cảng đang ở trước mặt, tôi cố gắng chạy vào nhưng lại quên chúng ở phía sau liên tục nả đạn, tôi bị chúng bắn vào cánh tay trái.
Tôi ôm tay, cố gượng chạy tiếp nhưng chưa đầy hai giây sau, trước mặt tôi đã có bóng của một người nào đó, cái bóng đó hoàn toàn che hết tầm nhìn của tôi.
Tôi chưa kịp ngẩng mặt đã cảm nhận được có một vòng tay ôm lấy thân hình tôi, tôi nép bên ngực, ngẩng đầu thì thấy đó là Kình Nguỵ.
Thật ra, người có thể cứu tôi chỉ có Kình Nguỵ.
Anh ta là kiểu sẽ để tôi ở trong hoàn cảnh khó khăn nhất sau đó mới chịu ra tay giúp đỡ. Nếu là trước kia, anh ta sẽ coi đây như là một bộ kịch, cứ nhàn nhạt ngồi xem, đợi đến vai thì xuất hiện.
Kình Nguỵ một tay ôm lấy tôi, tay còn lại liên tục bắn súng. Song tôi thấy người mình bị nhấc bổng lên, cả thân người hoàn toàn nằm trong tay anh ta.
Hoá ra là anh ta ôm tôi núp sau một gốc cây, vì tốc độ của anh ta quá nhanh khiến chiếc hơi kia hơi lúng túng, nhất thời không đoán ra được.
Bọn chúng xuống xe, tầm khoảng 5-6 người gì đó, tay bọn chúng đều cầm súng, chậm rãi thăm dò xung quanh.
Lúc này tôi mới nhìn thấy khuôn mặt của Kình Nguỵ, anh ta mặc một bộ y phục màu đen, đầu đội nón, miệng đeo khẩu trang. Toàn bộ đều là màu đen.
Bỗng dưng một phát súng nả ra, một tên trong đó ngã xuống. Cả bọn chúng đều lần lượt tiến về phía chúng tôi, Kình Nguỵ nói khẽ với tôi:” Ôm chặt anh” Sau đó Kình Nguỵ đánh lạc hướng trúng, anh ta chọi một cục đá qua phía đối lập, nhân cơ hội chúng không để ý thì ôm tôi lăn qua gốc cây khác.
Nó diễn ra rất nhanh, nhanh đến nỗi khi tôi nhận thức được thì tôi đã ở một gốc cây khác, còn bọn chúng thì nhíu mày nhìn xung quanh.
Hai phát súng liên tục nả ra, hai tên trong đó nằm xuống. Phải nói, Kình Nguỵ bắn súng rất giỏi, không cần căn chỉnh quá nhiều nhưng vẫn trúng chỗ hiểm.
Bọn họ mặt tái mét, tên Chủ tịch kia cũng có ở đó, gã ta cầm súng thận trọng thăm dò xung quanh. Nhưng gã không hề sợ hãi, ngược lại còn thấy có chút nhã hứng.
Đến lúc tên Chủ tịch kia đi lại gần chúng tôi thì Kình Nguỵ buông lỏng tôi ra, đặt tôi qua phía bên cạnh. Sau đó anh ta đi ra, tên Chủ tịch vừa thấy anh ta đã lên tiếng:” Chịu ra rồi? Tao còn tưởng mày sẽ trốn luôn chứ” Giọng điệu giễu cợt của gã làm tôi có chút khó chịu, nhưng tôi không để ý nữa.
Tôi xé một miếng áo ra, quấn vào vết thương, cột chặt lại. Tôi không có súng, chỉ có con dao nhỏ bên người, trong lúc cấp bách tôi đã để lại cây súng trong nhà chúng.
Đáp lại câu nói của gã là sự kinh bỉ của Kình Nguỵ, chỉ nói một câu:” Tao với mày đấu 1-1, dù sao tốc độ của tao luôn nhanh hơn mày” Gã ta nghĩ ngợi một chút, cuối cùng cũng thoả hiệp.
Cả hai vứt súng qua một bên, Kình Nguỵ cố ý ném cây súng đến gần chỗ tôi, tôi nhanh tay bắt lấy cây súng.
Gã ta lao vào trước, những đòn đánh của gã hầu như đều được né tránh, kĩ thuật võ của gã không tồi. Tôi không nghĩ, một tên Chủ tịch lại giỏi võ như vậy.
Nhưng so với Kình Nguỵ, vẫn còn thua xa.
Một người làm ăn trên thương trường, đấu đá bằng tiền không đấu đá bằng vũ lực.
Một người sống trong môi trường xã hội đen, đứng đầu một tổ chức, có kinh nghiệm đánh đấm từ lâu.
Thử hỏi, ai sẽ thắng?
Tôi quan sát rất lâu, quả nhiên vẫn là Kình Nguỵ hơn một bước nhưng gã ta cũng không thua kém gì. Liên tục ra đòn, có vài cái Kình Nguỵ không đỡ được, ăn vài đòn của gã.
Suy cho cùng thì gã vẫn thảm hại hơn nhiều.
Kình Nguỵ ra một đòn chí mạng khiến gã văng ra xa, bỗng có tiếng súng vang lên, tôi trở tay không kịp, Kình Nguỵ ăn một phát đạn.
Tuy trúng ở bả vai nhưng cũng khiến anh ta nhăn mặt, tiếng súng thứ hai vang lên. Lần này, tôi không nghĩ ngợi nhiều, tôi lao ra ôm lấy anh ta, viên đạn bay thẳng vào bả vai tôi.
Tôi cắn răng không kêu, Kình Nguỵ ngạc nhiên nhưng rất nhanh đã bắn liên tục về phía tên kia, chết ngay lập tức.
Tên Chủ tịch kia bỏ chạy, Nguỵ Túc giơ súng lên, tôi thấy vậy liền cản:” Đừng giết ông ta, xin anh” Tôi khó khăn nói với Kình Nguỵ, anh ta thoả hiệp với tôi. Tên Chủ tịch kia sau đó cũng chuyển đi nơi khác sinh sống, không còn bước đến vùng đất này nữa.
Kình Nguỵ vội vàng ôm lấy tôi, nói với Nguỵ Túc gọi Chương Niên.
Tôi hoàn toàn bị vùi lấp bởi bóng tối, tôi đã mơ một giấc mơ rất dài, rất dài.
Mà giấc mơ đó, rất đẹp.
Tôi mơ thấy Kiệt Huân, anh ấy vẫn còn sống, thậm chí còn sung sức hơn tôi. Mỗi ngày đều chở tôi đi học, sau đó đón tôi về, cùng tôi đi ăn, đi chơi. Đều rất vui vẻ.
Nhưng trong tiềm thức, tôi biết anh ấy đã chết.
Tôi mặc kệ, miễn là nhìn thấy anh ấy vui vẻ. Những thứ khác tôi đều bỏ qua.
Dáng vẻ chàng thư sinh năm ấy khiến tim tôi lại bồi hồi khó tả.
Anh ấy hiền lành, ấm áp. Tất thảy những sự tốt đẹp đều không thể miêu tả hết con người anh ấy.
Anh ấy tốt đẹp là thế, hoàn hảo là thế.
Nhưng ông trời lại cướp anh ấy khỏi tôi.
Người như anh ấy, không ai có thể thay thế.
Tôi mơ thấy ngày ngày anh ấy chở tôi trên chiếc xe đạp cũ kĩ của anh ấy, tôi ngồi đằng sau ôm anh ấy, miệng hàn huyên không ngừng còn anh ấy chậm rãi nghe tôi nói, có lúc sẽ cười rộ lên.
Nụ cười của anh ấy hệt như ánh hào quang, là kiểu kéo hết hào quang về phía mình.
Tôi mơ thấy chúng tôi đã có một thời thanh xuân ấm áp thế nào, nhưng đến khi anh ấy nói với tôi:” Ngày mai anh sẽ nhập ngũ, đất nước cần anh” Tôi ngẩn ra, thì ra dù có trong giấc mơ vẫn không tránh khỏi kết cục của nó.
Đã định sẵn là đau thương, cố chấp làm gì kia chứ?
Tôi máy móc gật đầu.
Ngày hôm sau, tôi tiễn anh ấy một đoạn, lúc sắp lên xe, anh ấy đã nhét vào tay tôi một viên kẹo, đó là kẹo vị nho, là thứ kẹo tôi thích nhất.
” Khi quay về, nhất định sẽ mua bánh đậu đỏ cho em” Kiệt Huân nhìn tôi, giọng điệu nài nỉ:” Đợi anh” Tôi không khóc nhưng trong lòng đau như bị ai bóp nghẹn.
Khi anh ấy đi xa, tôi mới oà lên khóc nức nở.
Quả nhiên hai tháng sau, có người quay về.
Nhưng không phải anh ấy.
Đó là một người chiến hữu của anh ấy.
Tên là Lâm Tưởng.
Anh ấy ôm hũ tro cốt của Kiệt Huân, run run đưa cho tôi.
Sau đó tôi để Lâm Tưởng vào nhà, tôi nghe anh ấy kể lại: ” Kiệt Huân không phải do giặc giết mà là bị một kẻ khác giết. Trong đám bọn anh có kẻ là người ngoài chà trộn vô, bị Kiệt Huân bắt được sau đó tên đó bị giam lại trong ngục, chờ người đến bảo lãnh. Ai mà biết ngờ được, tên đó lại vượt ngục, tình cờ thế nào mà lại bị Kiệt Huân thấy, tên đó cũng giỏi võ lắm. Đánh nhau với Kiệt Huân một hồi thấy không ổn nên đã lôi khẩu súng lục ra, chỉa vào đầu Kiệt Huân.
Lúc đó trời khuya, lại còn không có đèn nên chẳng ai hay biết, chỉ có anh mắc vệ sinh nên ra ngoài, vô tình thấy được nhưng anh không làm được gì vì tên đó cầm súng.
Anh vội đi gọi bộ trưởng, lúc về đến thì Kiệt Huân đã chết, còn tên kia thì không thấy đâu” Nói xong, Lâm Tưởng có chút áy náy, nói với tôi:” Xin lỗi em, vì đã không thể bảo vệ tốt cho Kiệt Huân” Tôi lắc đầu nói không sao.
Tôi chỉ hỏi một câu:” Anh có biết tên của kẻ đó không?” Lâm Tưởng gật đầu.
” Kình Nguỵ, tên của hắn là Kình Nguỵ”
Tôi ghi nhớ trong đầu, sau liền vạch ra kế hoạch tiếp cận anh ta.
Từ nhỏ tôi đã mất cha mất mẹ, không còn người thân nào.
Chỉ có Kiệt Huân, anh ấy là người nhà là gia đình của tôi.
Anh ấy là người đã thắp sáng cho tôi, biến tôi từ đứa trẻ ít nói, nhút nhát trở thành đứa trẻ hoạt bát, tốt bụng.
Anh ấy dạy tôi đánh võ,dạy tôi phản kháng.
Dạy tôi nấu ăn, dạy tôi cách đối xử nhân thế với người khác.
Anh ấy luôn như vậy, luôn là gia đình của tôi.
Có lẽ tôi yêu anh ấy,
như cách một người em gái yêu một người anh trai.